Cảm hứng rừng nú

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 36 - 41)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2.2. Cảm hứng rừng nú

Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, cảm hứng rừng núi mang đậm chất sử thi, trữ tình. Rừng núi ln là

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019

những tác phẩm ký đặc sắc viết về ngọn núi Bạch Mã nổi tiếng của Huế và khu rừng ở phía Tây

Nam Huế. Bên cạnh đó, Hồng Phủ Ngọc Tường trong dịng cảm xúc về sông Hương vẫn luôn nhớ đến ngọn núi Ngự Bình và núi Kim Phụng – người bạn đời nghĩa tình của nó. Ngay trong cách đặt tên tác phẩm đã thấy ẩn chứa trong đó những tâm tư tình cảm, suy nghĩ, trải nghiệm về người bạn thiên nhiên này. “Bằng sự điềm tĩnh, thâm sâu của một nhà triết học đã trải nghiệm cuộc đời mình cùng cỏ cây, núi sơng diễm lệ, Hồng Phủ Ngọc Tường đã khám phá, phát hiện từ thiên nhiên những nét văn hóa truyền thống của dân tộc cùng những triết lí đẹp đẽ, sâu sắc về vũ trụ, con người” [19]. Bạch Mã là thắng cảnh nghỉ mát nổi tiếng của Huế. Dưới con mắt tinh tường của nhà viết ký, Hoàng

Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc những thơng tin chính xác, có giá trị về ngọn núi này. Ngọn núi Bạch Mã thực sự làm choáng ngợp những ai lần đầu đặt chân đến với nơi đây. Vì độ cao của nó nên quanh năm dường như vạn vật chìm đắm trong

sương mù, và tên gọi “ngọn núi ảo ảnh” bắt nguồn từ đây. Và “người Việt đã tìm thấy ở những ngọn núi vẻ uy linh của trời đất, sự minh triết của trí tuệ và nét thâm trầm, cao khiết của tâm hồn. Trong tâm thức của cộng đồng, những giá trị tâm linh dường như bao giờ cũng được hun đúc trên những

ngọn núi cao” [19]. Từ trên cao, mở lớp sương khói bồng bềnh ấy, ta bắt gặp những cảnh đẹp thần

tiên. Ngọn núi là nơi bắt nguồn của nhiều con suối và thác ghềnh. Suối Đỗ Quyên chảy quanh co đem sự sống, dòng nước mát trong đến cho mn lồi. Và ven bờ suối, loài hoa rừng đỗ quyên chen chúc nhau khoe sắc, dâng hiến cho cuộc đời vẻ đẹp mộc mạc của nó. Vẻ hùng vĩ, tráng lệ ở đây thuộc về những con thác trắng xóa, đổ mạnh từ trên cao xuống, sâu thẳm… Đứng từ nơi cao

nhất của ngọn núi, có thể với tay lấy mây trời, phóng tầm mắt ra xa thu lại mn hình nước non và

trải lịng mình thổ lộ tâm sự với đất trời. Ở vị thế này, thấy tâm hồn khoáng đạt, bay bổng lạ kì và

chợt sau đó cúi đầu chiêm nghiệm, triết lí, triền miên, mênh mang trong những suy tư như một nhà hiền triết. Từ đâu, mây kéo đến làm bạn với núi, quấn quýt mãi không rời. Trong khơng gian ảo ảo

thực thực đó, tác giả chợt nhận ra một thế giới thần tiên thoát thai từ những câu chuyện cổ tích. Ở đó, tác giả đã gặp nàng tiên của mình và những vấn vương, mê đắm chìm vào trong nụ hơn bất tận. Bạch Mã – ngọn núi của những huyền thoại, truyền thuyết thần kỳ, ngọn núi của thần tiên, của mây trời, hoa anh đào, biển dâu, thành phố ảo ảnh, mộng mị. Bạch Mã đẹp ở vẻ hoang sơ, hùng vĩ, mộng ảo và nếu đánh mất vẻ đẹp này mãi mãi Bạch Mã sẽ khơng cịn là nó.

Rời ngọn núi Bạch Mã, Hoàng Phủ Ngọc Tường dẫn độc giả đến với người bạn đời của sông Hương là núi Ngự Bình. Chắc chắn phải có một ngun cớ đẹp nào đó để người ta ln gọi tên sóng đơi: sơng Hương – núi Ngự. Có lẽ do “trong chiều sâu tâm thức của người Việt, núi, sơng gắn bó với nhau như hai mặt tồn tại của vũ trụ, biểu hiện mối quan hệ âm – dương trong trời đất” [19]. Thực vậy,

trong thế giao hòa của đất trời, dịng sơng và ngọn núi này ln gắn bó, quấn qt nhau, hội tụ vẻ đẹp của thiên nhiên, của mảnh đất kinh kỳ xưa. “Với vẻ đẹp bẩm sinh do tạo hóa ban tặng và do ơng tơ bà nguyệt kết nghĩa xe duyên, núi Ngự và sông Hương trở thành một cặp tình nhân chung thủy keo sơn, ln ln hiện hữu bên nhau như hình với bóng” [2, tr.117]. Dáng sông, thế núi tạo nên

những rung cảm, xúc động lịng người và Huế mãi ln tự hào, ngưỡng vọng với món quà tặng kỳ

diệu của thiên nhiên. Qua bao năm tháng, “hai thực thể địa lý tự nhiên này đã đi vào đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương và tồn tại mãi trong tâm thức của họ từ bao đời nay” [2, tr.117]. Hồng Phủ Ngọc Tường cịn khám phá ra vẻ đẹp tiềm ẩn sâu bên trong của nó. Trong thế

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019

giới tâm linh của người Huế, núi Ngự Bình như chứng nhân cho tình u lứa đơi, là nơi khắc ghi

những lời thề non hẹn biển. Ngọn núi này là biểu tượng cho sự thủy chung – một nét tính cách rất

đẹp, bền vững lâu đời và là niềm tự hào của người Huế. Có mặt trong mn vàn câu chuyện tình yêu, chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn, ngọn núi này với sự vững chãi, sắt son của nó “mãi mãi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu” (Sử thi buồn). Vì thế mà từ xa trơng vào dáng hình của núi Ngự Bình, cảm thấy ấm lịng và tin tưởng vào lẽ đời và tình người sâu nặng trong cõi nhân gian này. Sự

quây quần và bất biến của thế sông, dáng núi qua thời gian luôn dạy cho con người bài học đối

nhân xử thế ở đời và văn hóa ứng xử đó ln là dấu ấn, nét đẹp làm ấm lòng người.

Cũng trong thế quây quần, hội tụ bên dịng sơng Hương, ngọn núi Kim Phụng góp phần khơng nhỏ khi đem lại những giá trị vật chất và tinh thần cho Huế. Trong bài “Báo động về môi trường Huế dưới góc nhìn văn hóa”, Hồng Phủ Ngọc Tường đã ngợi ca hết mực về vẻ đẹp và giá trị của núi Kim Phụng trong một cái nhìn đồng vọng về q khứ. Núi Kim Phụng – người tình của sơng Hương từng là một trong những ngọn núi đẹp bậc nhất của Huế. Và đáng quý hơn là môi trường rừng già

của nó đã đem đến và giữ lại cho đời những hoa thơm trái ngọt. Tác giả đã khám phá được giá trị

khoa học quan trọng của nó, đặc biệt nó là nơi sản sinh, lưu trú, trưởng thành của nhiều loại chim

quý hiếm lúc bấy giờ. Nổi trội hơn cả là giống chim Trĩ rực rỡ mà tương truyền rằng giống chim này

là “bản gốc trong thiên nhiên của hình tượng chim Phượng hồng”, chim Loan “trong văn hóa truyền thống xa xưa của châu Á” (Báo động về mơi trường Huế dưới góc nhìn văn hóa). Khu rừng này là mơi trường sinh thái tuyệt vời cho hệ thống động thực vật phong phú của Huế.

Phía Tây Nam Huế là nơi phát triển mạnh của rừng. Ở đó, Hồng Phủ Ngọc Tường khám phá ra một khu rừng cổ xưa mênh mông, bạt ngàn cây tùng – loài cây quý trở thành biểu tượng cho tấm lịng, khí tiết ngay thẳng của người quân tử thường thấy trong thơ cổ. Thật vậy, trong những nơi

rừng sâu núi cao, tùng vẫn luôn hiên ngang trong dáng đứng thẳng bao đời của nó. Từ “sự xuất hiện trong tư thế độc lập”, “có thể chống đỡ nổi những cuồng phong bất ngờ”, tác giả cảm thấy yêu

mến, trân trọng lạ kì với lồi cây này và nhận định nó đã “trở thành biểu tượng của sức sống trường

cửu” (Đời rừng). Cây cao bóng cả, sừng sững từ bao đời nay trong sự thanh vắng, tịch mịch, bình yên của rừng già. Dáng đứng của tùng lặng lẽ phả ra sự uy nghiêm, vững vàng, trường tồn, bất khuất. Dường như, nó tồn tại ở đây từ rất lâu, chứng kiến bao điều và cũng lặn sâu vào trong nó

những suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc đời. Thế đứng đó như sự đối nghịch với những đổi thay ở ngồi kia. Nó dạy cho con người sự trầm tĩnh, cân bằng, vững chãi trước bao sóng gió cuộc đời và lấy đó làm điểm tựa để vươn lên đón ánh nắng mặt trời trên cao bằng tất cả nỗ lực và niềm tin mình có được. Vì vậy, mà tác giả ln nể trọng và ngạc nhiên đến thích thú khi bắt gặp nó trong

rừng già. Bằng sợi dây giao cảm tinh tế, tác giả đã lắng nghe những câu chuyện cổ kim của “nhà hiền triết” này và khám phá bao điều bí ẩn thú vị từ tầng tầng lớp lớp tán cây, thớ gỗ, những lớp

trầm tích sâu thẳm của bộ rễ lâu đời. Và rừng tùng còn sống, trường tồn qua những huyền thoại, truyền thuyết của người A Sao: có thần rừng, ơng tiên Xích Tùng Tử, người con gái đẹp do Thần Lúa hóa thành. Giữa những câu chuyện lưu truyền đó, cây tùng ln hiện ra là lồi cây “biểu hiện trí tuệ và bản lĩnh”, nó “ln thuộc về thế giới nhân văn đẹp đẽ” (Đời rừng), trở thành bài học giáo huấn cho sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Khơng gian núi rừng khống đạt, mênh mang, mát rượi sau một cơn mưa rào đón chào màn trình diễn tuyệt vời của đàn chim phượng. Chúng múa

những điệu vũ say đắm của tình u, tơ vẽ cho khu rừng những gam màu rực rỡ, cháy bỏng. Hiện

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019

chuyện đó, người dân A Sao và cả tác giả không giấu được niềm tự hào về loài chim phượng – vua của các lồi chim. Rừng A Sao cịn ni dưỡng nhiều loại động vật quý hiếm khác như chim trĩ, thằn

lằn bay, tắc kè bay, rắn hổ bay, chồn bay…, những con vật tưởng rằng chỉ có trong truyền thuyết. Đến với rừng, Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm thấy trải nghiệm hơn, tâm hồn đằm sâu hơn với vốn kiến thức phong phú từ những người dân A Sao gắn bó sâu nặng với rừng. Đó là ơng cụ tuổi đã cao song dáng hình quắc thước, khỏe mạnh, vững chãi; là anh thanh niên A Pách sôi nổi, nhiệt huyết…;

họ giống nhau ở tình u vơ tận với rừng. Tình u đó thấm sâu vào tâm hồn rộng mở, đa cảm của

tác giả. Và với tấm lòng thiết tha, nồng nàn dành cho rừng, Hồng Phủ Ngọc Tường ln cảm thấy thân thiết khi trở về với nó, trân trọng nó khi chọn một khoảng cách vừa phải để ngắm nhìn… vì

rừng khơng đơn giản chỉ tồn tại như một cấu trúc sinh thái vốn có đem đến những giá trị vật chất

không thể thiếu được mà thẳm sâu trong nó cịn là những bài học lớn mà nó ưu ái dành cho mọi người. Vì lẽ đó, tác giả luôn khao khát được khám phá, hiểu thấu về nó và mãi mang theo dáng hình, hồn thiêng của nó đến suốt cuộc đời.

Những cánh rừng bất tận ln khơi nguồn cảm hứng dạt dào cho Hồng Phủ Ngọc Tường. Bất kì

hồn cảnh nào nếu có dịp được đến với rừng, ơng đều trải lịng mình với thiên nhiên đại ngàn. Chỉ một mình lang thang qua khu rừng rộng lớn, ông lặng lẽ thưởng thức, đắm chìm, trải nghiệm… với

vạn vật nơi đây. Ơng đi qua nhiều nơi, dấu chân in hằn trên những lớp lá mục còn vẹn nguyên những cảm xúc, nỗi niềm. Ở đây, ông dễ dàng được chứng kiến nhiều sự chuyển biến, đổi thay diệu

kỳ của cỏ cây, sự sống. Cuối hạ sắp sang thu, rừng đã kịp may cho mình một chiếc áo mới – áo lá tơi với màu sắc biến hóa đẹp mắt: xanh, vàng, cam, đỏ, huyết dụ… điểm xuyết những trái tơi nhỏ li ti như “dát cườm” khắp rừng núi. Bức tranh thiên nhiên của ông đa sắc màu, nhiều đường nét và giàu tâm trạng. Cơ đơn một mình trong khu rừng vắng, trên đỉnh núi cao Trường Sơn, ông bàng hoàng, sửng sốt nhận ra vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên và trân trọng biết bao những phút giây đấy.

Tận đáy lịng ơng rung lên những thanh âm trong trẻo của cảm giác say mê, xúc động. Bức tranh

sống động, lộng lẫy của thiên nhiên càng làm cho cuộc sống của con người giàu màu sắc, nhiều xúc cảm…

Với núi rừng Huế, ngồi tình cảm u mến, gắn bó, Hồng Phủ Ngọc Tường vẫn ln dành cho nó

một sự kính trọng, ngưỡng vọng như với một vị hiền triết, một cố nhân… Bên cạnh vẻ đẹp rực rỡ, hoang dại bên ngồi thì núi rừng đằng sau đó vẫn cịn những bí ẩn, những điều diệu kỳ, những bài

học triết lí mà con người mn đời vẫn khó có thể đi đến tận cùng được. Hòa trong vẻ uy nghiêm,

hùng vĩ của núi rừng là những truyền thuyết, huyền thoại lung linh màu sắc trữ tình. Đằng sau lớp

cỏ cây đấy, giữa những cánh rừng già tịch mịch, đâu đó thống hiện bóng dáng của các nàng tiên nữ, những cơ gái đằm thắm, dịu dàng với nụ cười trong vắt… Những tâm tình của Hồng Phủ Ngọc

Tường trong các tác phẩm ký “Ngọn núi ảo ảnh”, “Sử thi buồn”, “Đời rừng”, “Tiếc rừng”… luôn cho ta

hiểu rằng núi rừng và những con người sống chết với nó đã dạy cho tất cả chúng ta những điều

quý giá về cuộc sống này: là cách sống ở đời, là lẽ kiếm tìm những cái đẹp, sự hồn thiện trong nhân cách của mỗi con người. Những bài học kì diệu đấy đâu phải chỉ thống chốc có được trong dịng cảm hứng bất chợt của tác giả mà nó phải đánh đổi bằng tất cả những chiêm nghiệm, nghĩ suy, trăn trở của một đời người luôn lặng lẽ kiếm tìm và dâng hiến.

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 Đặc biệt, trong thế giới rộng lớn của thiên nhiên, Hoàng Phủ Ngọc Tường dành nhiều sự quan tâm đến cỏ cây hoang dã. Đó là một thế giới nhiệm màu, thú vị trong “Miền cỏ thơm”, “Bông ngũ sắc”, “Sử thi buồn”, “Bản di chúc của cỏ lau”, “Hoa bên trời”…

Từ những rừng tùng cao lớn bạt ngàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với thế giới cỏ cây bé nhỏ của Huế. Nếu cây tùng cho ơng cảm giác kính trọng, ngưỡng vọng thì những lồi cỏ cây dại mọc dày

đặc trong thành phố lại đem đến cho ơng niềm u thích, say mê. Qua bao lần lắng nghe tiếng nói

của cỏ cây và cuối cùng trong “Miền cỏ thơm”, ông đã khám phá “Huế là một thành phố được dành

cho cỏ”. Từ đó, có thể thấy được con người và thiên nhiên Huế có mối quan hệ gắn bó, hịa hợp sâu sắc với nhau. Người dân Huế, thành phố Huế lớn lên giữa sự ơm ấp, thanh lọc của cỏ cây. Với Hồng

Phủ Ngọc Tường, hoa cỏ dại đem lại cả

miền ký ức sống động với những cánh bươm bướm, chuồn chuồn thuở ấu thơ. Giờ đây, những vẻ đẹp thơ dại đó khơng cịn nữa song cỏ cây tồn tại qua bao nhiêu năm tháng lại là dấu ấn rõ nhất để con người khó có thể quên được những kỉ niệm của cuộc đời mình. Ơng đến với cỏ cây vào ban đêm trong một không gian lặng lẽ, tinh khiết như sương mai. Khi tất cả mọi hoạt động ban ngày lắng lại là lúc để thế giới cỏ cây bừng sáng trong sắc màu của “những đàn đom đóm mịt mù” (Miền

cỏ thơm). Ở Huế, cỏ dường như cũng nhạy cảm và biến đổi theo mùa. Mùa xuân là khoảng thời gian sinh sôi nảy nở của cỏ. Sau một giấc ngủ dài của mùa đơng giá lạnh, cây cỏ vươn mình trong

nắng xuân rực rỡ. Trang hoàng khắp mặt đất là ngàn vạn bơng cỏ tím, vẫn là sắc màu quen thuộc

làm nao lịng người. Những bơng cỏ đã kịp hứng lấy những giọt sương mai - tinh túy của đất trời để xâu lại thành những chuỗi ngọc lấp lánh dâng tặng thành phố yêu thương vào buổi sớm. Nhưng phải thực sự chờ đến mùa hạ, cỏ cây mới phát huy hết sức mạnh tiềm ẩn của nó. Xanh mướt, rậm rì, cỏ cây đua nhau lớn lên trong khí đất oi nồng, trong hương thơm thanh ngọt của trái chín, cả trong tiếng kêu rộn ràng của bầy chim nhạn thuở nào. Và khi thu về, con người và đất trời chếnh

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 36 - 41)