Nghệ thuật trần thuật 1 Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 68 - 70)

5. Cấu trúc luận văn

3.2Nghệ thuật trần thuật 1 Điểm nhìn trần thuật

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 Đa số trong các tác phẩm ký về Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhân vật trần thuật là chính tác

giả và điểm nhìn trần thuật là ngơi thứ nhất. Trong ký, cái “tôi” của tác giả có quyền bộc lộ trực tiếp

khuynh hướng qua ngơn ngữ trữ tình và chính luận của mình. Trong ký về Huế, Hồng Phủ Ngọc Tường thường xuyên bộc lộ cảm xúc trữ tình qua những tác phẩm “Sử thi buồn”, “Con gà đất của tôi”, “Đời rừng”…

“Chủ thể của lời nói nghệ thuật trong tác phẩm ký chính là bản thân người viết. Chính vì lẽ đó người kể chuyện trong ký thường lộ diện trực tiếp trong hình thức người kể chuyện xưng “tơi” [21]. Trước

những sự kiện, vấn đề xưa và nay được lưu giữ lại trong tầm ngắm của tác giả, ta thấy ông luôn

thể hiện hết những suy nghĩ, tâm sự của mình. Dù ít nhiều cơng việc của ký là phản ánh hiện thực song nó được thơng qua lăng kính chủ quan của tác giả tương đối rõ. Dường như, tác giả của chúng ta rất thoải mái, tự do trong dòng cảm xúc miên man của mình. Nói về tuổi thơ của mình, ơng bồi

hồi xúc động và những dịng ký ức đó như mạch đập sơi nổi của con tim chưa phút giây nào tắt.

Nó lưu giữ sâu sắc trong tâm hồn ơng “những ý niệm hình thành trong tuổi thơ của tơi chiếm một vai trị quan trọng trong vốn liếng văn hóa của đời người” (Ngọn núi ảo ảnh). Trong chuỗi ký ức đó có hình ảnh của thiên nhiên gần gũi với bơng hoa ngũ sắc, những trị chơi dân gian và cả một thế

giới mơ mộng có cơ tiên, ơng bụt… Trước cuộc sống hiện đại ngày nay, ông luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp ngày trước. Ở đó, có một cậu bé say mê con gà đất oai vệ, đẹp mã và đặc biệt hơn bị hấp dẫn bởi “tính mong manh” của chúng, nghĩa là chỉ tồn tại một thời gian rồi chúng vỡ mất để

trẻ con biết thế nào là “nỗi vui mừng khi có được trong tay, và cịn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó”. Ơng bộc bạch “những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tơi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn (…) tôi không chống lại sự phát triển kĩ thuật hiện đại (…) tôi chỉ thương cho những con tôi, tuổi thơ qua đi không hề biết tới những đồ chơi dân gian kia, vốn dĩ chất phác thôi, nhưng đã từng truyền cho tôi hơi thở sâu dày ngàn vạn năm của điều mà ta gọi là “văn hóa dân tộc” (Con gà đất của tôi).

“Với đặc trưng riêng của thể loại, ký bộc lộ trực tiếp cái tôi tác giả (…), cái tôi của tác giả là cái tôi tự biểu hiện” [21]. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, đấy là cảm nhận, sự chiêm nghiệm của một “cái tôi” khát khao thấu hiểu, sẻ chia, đạt tới tận cùng cái đẹp của sự vật: “vào giữa cuộc chuyển mình, cây bàng chơi màu rất đẹp, cùng lúc xen lẫn lục vàng và đỏ nồng nhiệt (…) nhiều lúc tơi sửng sốt nhìn nó, tưởng đấy là một cây bàng vẽ bởi chính Van Gogh”, “cây xà cừ (…) có vẻ khơng thiết gì đến

những hoa trái của nó, bình thản đứng bên đường trong một vẻ trung niên bền bỉ, khơng hồi hộp,

khơng chờ đợi (…) thế mà có một mùa xuân cây xà cừ đã gây một biến cố chấn động tâm hồn tơi, có lẽ cịn muốn bảo cho tôi biết thế nào là lễ độ đối với nó” (Mùa xn thay áo trên cây), “tơi chợt khám phá rằng màu đỏ của hoa phượng không hề giống nhau. Cây hoa phượng vẫn cố giữ cá tính

của nó, mỗi cây vẫn có một màu hoa đỏ riêng” (Khói và mây)…

Đấy cịn là “cái tơi” trở trăn đầy trách nhiệm “trên toàn thế giới, chủ nghĩa thực dụng hiện đại đang tấn công tất cả mọi giá trị văn hóa truyền thống, trước hết là văn hóa ăn. Đó là nguy cơ xã hội cần phải thức tỉnh, cần phải hành động để cứu vãn” (Mấy đặc trưng của “văn hóa ăn” vùng Huế), “Huế phải đi lên, đi tới tương lai như các thành phố hiện đại khác của thế giới, nhưng phải bằng bước đi

nhẹ nhàng và thơng minh của trí tuệ, để khơng phá vỡ tâm linh sâu thẳm của nó là văn hóa” (Báo

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 Điểm nhìn trần thuật, chủ thể trần thuật trong các tác phẩm ký của ơng đa phần trùng khít nhau, đấy là điểm nhìn xuất phát từ “cái tơi” – ngơi thứ nhất. Vì vậy, tác giả tự do bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ

của mình “tơi đã cảm nhận”, “tơi thường nghe nói đến”, “tơi tin rằng”, “tơi chợt thích thú một cách

bất ngờ”, “tôi vẫn cứ thấy như là”, “tôi cảm thấy như”, “tơi nhận ra”, “dường như”, “có lẽ”, “hình như”, “tuồng như”… Chủ thể ngơi thứ nhất xuất hiện dày đặc như tính cách, cá tính của tác giả biểu hiện rõ nét trong lĩnh vực, đề tài này. “Cái tơi là hình thức trực tiếp của hình tượng tác giả, đồng thời vừa như một phương thức trần thuật quan trọng (…) do vậy, cái tôi nhà văn cũng là một yếu tố liên kết tác phẩm” [21].

Chính do tác giả có nhiều vốn sống thực tế, sự trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc nên đã thể hiện được khả năng tư duy, trí tuệ của mình để có cái tơi nhập vai khéo léo, tự nhiên. Nhìn chung, đó là cái tôi ưa suy nghiệm tâm linh sâu xa, hướng đến các giá trị và vẻ đẹp văn hóa, trăn trở về ý nghĩa

của cuộc đời. Chính cái tơi băn khoăn, triết lí và giàu trách nhiệm này đã tạo nên giá trị, ý vị, sự lôi cuốn riêng cho ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Trong một số truyện ký, điểm nhìn trần thuật phức tạp hơn. Điểm nhìn chuyển đổi linh hoạt tạo nên tính khách quan cho câu chuyện, đồng thời tác giả có thể khéo léo đan xen cảm xúc chủ quan của mình như tác phẩm “Rất nhiều ánh lửa”, “Bản di chúc của cỏ lau”… Điểm nhìn trần thuật chủ đạo

vẫn là nhân vật tôi – tác giả qua việc kể lại các câu chuyện cụ thể, sống động mà mình được chứng

kiến, trải nghiệm. Nhưng bên cạnh đó có đan xen điểm nhìn của Thi (Dân) trong “Rất nhiều ánh lửa” hay của Bình trong “Bản di chúc của cỏ lau”… Điểm nhìn của tác giả: “tơi dành tất cả khát vọng mãnh liệt nhất cho các thế hệ sau tôi (…) để được sống đầy đủ cuộc đời mình bằng những ngày bình n”, “vậy thì có một ngày khơng được bình n, tơi theo anh Bình quay lại vùng Khe Trái để tìm mộ anh Hồng”, “tơi ngồi nhớ lại tất cả trong một nỗi trầm tư dài bên cạnh mớ hài cốt khơ khốc

của anh Hồng”… linh hoạt với điểm nhìn của nhân vật Bình “Bình giận mình qn cảnh giác khi qua

đó để đạp phải rắn”, “Khơng thể nhờ vào gia đình ấy được. Nhưng thế thì cịn ai cứu mình, chẳng lẽ

ngồi chịu chết” (Bản di chúc của cỏ lau), những ký ức về Hồng hiện lên rất rõ trong tâm trí của

Bình, cảnh Bình chiến đấu với con cọp dữ hay những lúc anh đau đớn điều trị ở quân y… và một vài đoạn nhỏ có xen điểm nhìn của nhân vật Hồng… Vì đây là thể loại truyện ký nên điểm nhìn trần thuật cũng đặc trưng hơn, đan xen và chuyển đổi linh hoạt hơn. Cách chuyển đổi này giúp cho các

câu chuyện vừa mang tính khách quan như nó vốn có, để nhân vật tự bộc bạch suy nghĩ, cảm xúc của mình và cũng vừa thể hiện được những cảm nhận của tác giả.

Các tác phẩm của ơng phần lớn có điểm nhìn trần thuật xuất phát từ chủ thể ngơi thứ nhất. Đó cũng là điều dễ hiểu vì tác giả chủ yếu viết bút ký nên luôn mong muốn thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình. Chọn điểm nhìn trần thuật này cũng khiến tác giả có trách nhiệm, tâm huyết hơn với sự nghiệp cầm bút của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 68 - 70)