Quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về ký

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 26 - 28)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2.1. Quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về ký

Ơng đã bộc lộ quan niệm của mình về ký trong bài viết “Một vài suy nghĩ về thể ký”. Qua đó, ơng bác bỏ quan niệm cho rằng “ký chỉ được xem là một loại thủ cơng nghiệp mang tính chất gia cơng

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 (…), là một sản phẩm văn học thứ cấp” (Một vài suy nghĩ về thể ký). Có lẽ vì vai trị và trách nhiệm

của ký là phản ánh hiện thực, cung cấp thơng tin, tư liệu chính xác, khoa học nên mọi người đánh

giá thể ký khơng cao, chưa thừa nhận ký có đầy đủ giá trị của một thể loại văn học nghệ thuật.

Mặt khác, tác giả đã chứng minh sức sống, vai trò của thể ký trong lịch sử với các tác phẩm đông

tây kim cổ bất hủ: đầu tiên là Platon với “Tê-et” – là bút ký xuất hiện sớm nhất của Hi Lạp, rồi đến phương Đông với “Tứ thư”, “Ngũ kinh” của Mạnh Tử, “Xuân Thu”, “Luận Ngữ” của Khổng Tử, “Sử ký”

của Tư Mã Thiên… và vào đến nước ta là “Lam Sơn thực lục” của Nguyễn Trãi, “Ô Châu cận lục” của

Dương Văn An, “Nam triều cơng nghiệp diễn chí” của Nguyễn Khoa Chiêm, “Vũ trung tùy bút” của

Phạm Đình Hổ, “Hồng Lê nhất thống chí” của Ngơ gia văn phái… Tất cả là bằng chứng sống động chứng minh cho mọi người về “sức sống của thể loại này trải qua cuộc hành trình nghìn năm của

lịch sử văn học thế giới” (Một vài suy nghĩ về thể ký). Tác giả tự hào nhận xét “tuổi của ký xem ra cũng đã già gần bằng thi ca” và tuyệt vời thay nó lại “vẫn giữ được sức trẻ trung, khỏe mạnh” cho đến ngày hơm nay và lí do khiến ký có được sức sống trường tồn như vậy có lẽ là do “tự thân nó đáp ứng được yêu cầu bản chất nào đó của nghệ thuật”

(Một vài suy nghĩ về thể ký)…

Hồng Phủ Ngọc Tường cho rằng ký cần nói thực, viết thực, “chuyên chở đến cho người đọc những

hiểu biết cần thiết trên mọi lĩnh vực” và nhiệm vụ này “đã mở ra cho thể ký một khả năng tháo vát hiếm có (…) với ký, văn học đã có thể thâm nhập một cách nhẹ nhàng vào lĩnh vực của thông tin

khoa học” (Một vài suy nghĩ về thể ký). Và với ký, nhà văn đã làm được những điều to lớn hơn bên

cạnh những nhiệm vụ thiết yếu của mình, đó là “khơng thể tự cho phép mình xa lạ với mọi rung động khoa học” (Một vài suy nghĩ về thể ký). Trước tiên, có thể nói, giá trị của ký chính là “chứa đựng tất cả sức nặng vật chất của các sự kiện được giữ lại từ trong cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm” (Một vài suy nghĩ về thể ký). Nhưng giá trị thứ hai và cũng là điều làm nên sức hấp dẫn riêng

của ký, làm cho ký “còn được thừa nhận như là văn học thực sự” (Một vài suy nghĩ về thể ký) chính

là sự hư cấu. Tưởng hai vấn đề này mâu thuẫn nhau nhưng thực ra tác giả đã lí giải nó một cách

hết sức đơn giản với yêu cầu nên quan niệm một cách đầy đủ về hư cấu. Bàn về vấn đề hư cấu,

ông khẳng định việc chọn lọc các dữ kiện, yếu tố cũng xem là một sự sáng tạo cần thiết hay nói cách khác nó gồm một q trình loại bỏ. Trong vơ vàn những sự kiện, những va đập của cuộc sống xung quanh vào các giác quan của nhà văn, để cho ra đời một tác phẩm ký là một chặng đường dài mà anh cần phải “loại bỏ ra khỏi thực tại những gì bị xem là thừa thãi”

(Một vài suy nghĩ về thể ký). Đây là công việc, là thao tác tư duy, trí tuệ khơng kém phần vất vả,

sáng tạo. Nhưng đương nhiên bên cạnh đó, q trình viết ký ấy khơng thể thiếu yếu tố “hư cấu – thêm”. Và chính điều này sẽ mở rộng cho nhà văn khoảng không gian tự do để thoải mái, tự nhiên, phóng khống trong cách bộc lộ cảm xúc, tư tưởng, tâm trạng của mình dù trước những vấn đề

vốn mang tính khách quan, khoa học. Các tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chứng minh

giá trị đúng đắn tuyệt đối của quan niệm này vì trước bất cứ vấn đề, sự kiện nào ông cũng không bị bó buộc bởi bất cứ điều kiện, tính chất gì của ký nói chung và các sự kiện ấy nói riêng. Ngược lại,

với cách xưng hô quen thuộc ở ngôi thứ nhất “tôi”, ông đã để mình phiêu du đến tận chân trời góc

bể, trải qua những hành trình dài để đi tìm cái Đẹp trong một thế giới vơ tận, khơng có đường biên. Dung hòa cho tất cả những thắc mắc, trăn trở khi quan niệm về tính chất hư cấu của ký, ơng suy nghĩ “qua vai trị trung gian của chủ thể, nhà văn thường tìm cách nối liền thế giới bên ngoài và thế

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019

giới bên trong thầm kín của mình, bổ sung vào những dữ kiện của thực tại bằng những dữ kiện của nội tâm, gắn liền cái hư và thực trong một thể thống nhất” (Một vài suy nghĩ về thể ký). Cuối cùng,

nhà văn tổng kết quá trình viết ký như sau: “… trước khi chảy qua ngòi bút, những điều ấy đã chảy qua trái tim của anh như một dòng máu chưa?”, “… câu chuyện vốn liếng cuộc đời và tấm lòng”

(Một vài suy nghĩ về thể ký). Lời tổng kết ngắn gọn mà sâu sắc, thấm thía.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 26 - 28)