Tác động của 2 nhóm nhân tố tới nhân viên

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Covid (Trang 34)

Nếu có Nếu khơng có

Nhóm yếu tố duy trì

Khơng tạo nên sự bất mãn Gây nên sự bất mãn Không tạo cảm giác động

viên

Ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc

Nhóm yếu tố thúc đẩy

Tạo nên sự thỏa mãn Không thỏa mãn Thúc đẩy được động lực

làm việc

Không thúc đẩy được động lực làm việc

(Nguồn: F. Herzberg, 1968)

Nhóm yếu tố duy trì bao gồm những đặc điểm: chính sách và cơ chế của cơng ty, sự giám sát của cấp trên, quan hệ giữa người với người, điều kiện làm việc và lương bổng,… Khi so sánh với hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow (1943), ta có thể thấy nhóm yếu tố duy trì sẽ đáp ứng được các nhu cầu bậc thấp như: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu xã hội. Những yếu tố này mang đặc trưng là điều kiện làm việc, duy trì trạng thái hoạt động của nhân viên chứ không giúp họ làm việc nỗ lực hơn. Khi các yếu tố này được đảm bảo, đôi khi người lao động sẽ coi đó là điều hiển nhiên, họ sẽ không bất mãn nhưng cũng không thỏa mãn với doanh nghiệp. Nhưng nếu khơng có chúng, họ sẽ trên bất mãn dẫn đến thiếu động lực làm việc ảnh hướng đến kết quả cơng việc.

Nhóm yếu tố thúc đẩy bao gồm: thành tích được cơng nhận, bản chất công việc thách thức, trách nhiệm cơng việc cao và có ý nghĩa, cơ hội thăng tiến,… sẽ đáp ứng được các nhu cầu bậc cao trong tháp nhu cầu của Maslow (Nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện). Nhà quản trị muốn tạo động lực làm việc cho nhân viên một cách hiệu quả thì cần phải tập trung tăng cường những yếu tố này cho người lao động.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Covid (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)