Biến độc lập Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Đặc điểm công việc: Cronbach’s Alpha = 0,772 JOB1 0,598 0,721 JOB2 0,617 0,695 JOB3 0,635 0,695 JOB4 0,518 0,748
Lương, thưởng và phúc lợi:
Cronbach’s Alpha = 0,843
CB1 0,699 0,792
CB2 0,738 0,775
CB3 0,693 0,794
CB4 0,586 0,84
Môi trường làm việc:
Cronbach’s Alpha = 0,846 ENV1 0,593 0,832 ENV2 0,738 0,793 ENV3 0,643 0,818 ENV4 0,677 0,808 ENV5 0,626 0,822
(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trên SPSS, n=204)
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với biến độc lập thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong bối cảnh Covid như sau: Đối với yếu tố “Đặc điểm cơng việc”, mặc dù có hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn so với hai yếu tố còn lại, nhưng vẫn đạt 0,772 (lớn hơn 0,7) thuộc khoảng chấp nhận được. Thêm vào đó, hệ số tương quan biến tổng của các biến JOB1 đến JOB4 đều lớn hơn 0,3 và khơng có biến nào khi loại đi làm tăng hệ số Cronbach’s Alpha nên tác giả khẳng định thang đo có độ tin cậy cao để tiến hành phân tích tiếp.
Xét đến 2 yếu tố “Lương, thưởng và phúc lợi” (Cronbach’s Alpha = 0,843) và “Môi trường làm việc” (Cronbach’s Alpha = 0,846), cả 2 đều có hệ số Cronbach’s Alpha ở mức trên 0,8, tức thể hiện thang đo lường sử dụng tốt. Ngoài ra hệ tố hệ số tương quan biến tổng của các biến CB1 đến CB4 và ENV1 đến ENV5 đều lớn hơn 0,3 và khơng có biến nào khi loại đi làm tăng hệ số Cronbach’s Alpha nên tác giả giữ lại tất cả để thực hiện các phân tích tiếp theo.
Kết luận: Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho biến độc lập thì khơng có biến quan sát nào bị loại. Tất cả
các biến quan sát trong thang đo cho biến độc lập đều được đưa vào để phân tích EFA.
4.2.2. Thang đo biến trung gian