Kết quả kiểm định ANOVA biến trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Covid (Trang 86 - 90)

Test of Homogeneity of Variances

ANOVA

Sig. Sig.

Trình độ học vấn 0,416 0,376

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trên SPSS, n=204)

Tác giả nhận thấy giá trị sig. ở kiểm định Test of Homogeneity of Variances có giá trị 0,416 > 0,05 thì phương sai giữa các giá trị trình độ học vấn không khác nhau, xét tiếp đến sig. ở cột ANOVA là 0,376 > 0,05 nên có thể đi đến kết luận: Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về động lực làm việc của những đáp viên thuộc các nhóm trình độ học vấn khác nhau (Bác bỏ giả thuyết H5c).

4.7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Từ kết quả phân tích hồi quy ở hình, tác giả nhận thấy mơ hình của đề tài thu được các cặp hồi quy được thể hiện như sau:

(1) 0,721 * ENV = OPT

(2) MOT = (0,061*JOB + 0,238*CB + 0,357*ENV) + 0,382*OPT

Phương trình (1) thể hiện tác động của biến độc lập ENV lên biến trung gian (OPT), nói cách khác tâm lý an tâm và lạc quan của nhân viên trong bối cảnh Covid chỉ bị ảnh hưởng bởi mơi trường làm việc. Phương trình (2) thể hiện tác động trực tiếp của 3 biến độc lập (JOB, CB và ENV) lên biến phụ thuộc (MOT) cũng như biến trung gian lên biến phụ thuộc.

Xét về tác động trực tiếp của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc, ta có thể nhận thấy biến ENV mang lại ảnh hướng lớn nhất với hệ số beta là 0,357, mạnh mẽ hơn hai biến lương, thưởng, phúc lợi và đặc điểm cơng việc. Trong hai biến cịn lại, biến đặc điểm cơng việc có hệ số beta thấp nhất (0,061) nên tác động của biến này lên động lực làm việc cũng là thấp nhất.

Xét về tác động gián tiếp qua biến trung gian, ta có được tích hệ số beta của biến ENV trong tác động gián tiếp là 0,721*0,382=0,275. Con số này nhỏ hơn hệ số

beat của biến ENV trong tác động trực tiếp, nên ta có thể kết luận động lực làm việc chịu ảnh hưởng từ các tác động trực tiếp đáng kể hơn là các tác động gián tiếp.

Từ phương trình cuối cùng, ta có thể kết luận những tác động trực tiếp của ba yếu tố (đặc điểm công việc; lương, thưởng, phúc lợi; môi trường làm việc) là mạnh mẽ hơn so với tác động của yếu tố tâm lý an tâm và lạc quan. Đặc biệt trong cả 2 tác động, môi trường làm việc mang lại ảnh hưởng mạnh nhất khi biến ENV có tổng hệ số beta là 0,357 + 0,275 = 0,632, nghĩa là khi môi trường làm việc tăng (hoặc giảm) 1 đơn vị thì động lực làm việc cũng tăng (giảm) 0,632 đơn vị. Yếu tố đặc điểm cơng việc có mức độ ảnh hưởng thấp nhất khi có hệ số beta là 0,061, đồng nghĩa với động lực làm việc chỉ bị thay đổi đi 0,061 đơn vị khi đặc điểm công việc biến thiên 1 đơn vị.

Ngoài ra, khi kiểm định các yếu tố nhân khẩu học, tác giả thu được kết quả chỉ có sự khác nhau về động lực làm việc ở nhóm nhân viên khác nhau về giới tính và độ tuổi, ngồi ra khơng có sự khác biệt đó với các nhân viên ở các trình độ học vấn khác nhau.

4.8. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Hai giả thuyết về ảnh hưởng của đặc điểm công việc và lương, thưởng, phúc lợi đến tâm lý an tâm và lạc quan của nhân viên thời kỳ đại dịch Covid đã bị bác bỏ, trái ngược với nghiên cứu của Şefik Özdemir và cộng sự (2020) khi lập luận rằng lương, thưởng phúc lợi đáp ứng cho đời sống của nhân viên sẽ giúp tâm lý của họ tích cực hơn trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, có thể giải thích sự trái ngược bằng việc tại thời điểm thực hiện khảo sát Nhà nước đã có những chính sách bình ổn giá cả của các mặt hàng y tế và tiêu dùng thiết yếu, hỗ trợ người dân mắc bệnh nên áp lực tiền bạc, vật chất khơng cịn đè nặng lên tâm lý người dân. Ngoài ra, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cịn lây lan rộng nhưng nước ta đã dần thích nghi với dịch bệnh, bước vào giai đoạn bình thường mới và các hoạt động đi lại, tiếp xúc đã được diễn ra bình thường nên người lao động khơng cịn ngại di chuyển hay tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau nữa. Tuy vậy, nhu cầu an tồn tại mơi trường làm việc vẫn là một nhu cầu mà người lao động lưu tâm (C. Wiradendi Wolor và cộng sự, 2020) khi các biến thể Covid mới hay dịch bệnh mới có thể bùng phát bất kì lúc nào. Môi trường làm việc vẫn là nơi mà người lao động tiếp xúc phần lớn thời gian

trong ngày nên nếu điều kiện khơng đủ tốt vẫn có thể gây ra tâm lý tiêu cực cho họ trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Tiếp tục thảo luận về tâm lý an tâm và lạc quan của người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid, kết quả nghiên cứu chỉ ra hoàn toàn đúng với kết luận của Şefik Özdemir và cộng sự (2020) khi chỉ ra tâm lý đó có tác động thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.

Ngoài ra, khác với kết quả các nghiên cứu trước đó chỉ ra lương, thưởng và phúc lợi là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất (Safuan và cộng sự, 2021; Lê Thị Thế Bửu, 2022), chỉ xét riêng về tác động trực tiếp thì mơi trường làm việc có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến động lực làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là các nguyên cứu trước đó khơng nhắm tới các tác động của đại dịch Covid 19, khi mà nhu cầu an toàn tại nơi làm việc và được hỗ trợ từ động nghiệp, cấp trên được ưu tiên hơn các nhu cầu về vật chất hay các nhu cầu khác. Ngoài ra, một điểm khác biệt về đối tượng nghiên cứu so với các đề tài trước là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn chung các điều kiện về đặc điểm cơng việc hay lương, thưởng, phúc lợi khơng có sự nổi bật và khó cải thiện do sự hạn chế về trình độ quản lý cũng như nguồn vốn nên không gây ra ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của người lao động. Trong khi đó, mơi trường làm việc lại được các nhà quản trị DNVVN chú trọng phát triển hơn không tốn quá nhiều nguồn lực như hai yếu tố còn lại.

Thảo luận chi tiết hơn về ảnh hưởng của môi trường làm việc, cụ thể hơn là đối về phần mềm, biến quan ENV5 : “Cấp trên có năng lực quản lý và chuyên môn tốt.” bị loại ở ma trận xoay trong phân tích EFA, trong khi các biến có liên quan đến cấp trên khác như EVN3 và EVN4 vẫn được giữ lại mơ hình. Từ đó các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể suy ra việc xây dụng mối quan hệ gắn bó giữa cấp trên sẽ khuyến khích nhân viên có động lực làm việc hiệu quả hơn là chỉ tập trung vào chuyên môn mà cứng nhắc trong mối quan hệ, tạo khoảng cách với nhân viên cấp dưới. Đây cũng là một phát hiện mới so với các nghiên cứu trước đây.

Cuối cùng, đối với kiểm định sự khác nhau về động lực làm việc của các nhóm người lao động khác nhau về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn cho ra kết quả chỉ ra nhóm nhân viên giới tính và độ tuổi khác nhau là có sự khác biệt trong

động lực làm việc. Nguyên nhân có sự khác nhau của yếu tố giới tính và độ tuổi có thể là do nhu cầu hoặc điều kiện về vật chất, sức khỏe hay tâm lý ở nhóm này là khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế của đề tài cần được tác giả khai thác trong các nghiên cứu trong tương lai.

SƠ KẾT CHƯƠNG 4

Sau khi tiến hành khảo sát và thu được dữ liệu sơ cấp, tác giả tiến hành sàng lọc, mã hóa dữ liệu và thực hiện các phân tích, kiểm định bằng mềm SPSS. Kết quả phân tích được thể hiện trong chương 4 này, dựa trên cơ sở đó, tác giả có thể chấp nhận hoặc bác bỏ được các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra trong chương 2. Cuối cùng, tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh với các nghiên cứu đi trước cũng như tình hình thực tế để nên lên ý nghĩa thực tiễn của các kết quả nghiên cứu.

5. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận và đóng góp của đề tài

5.1.1. Kết luận

Kết luận kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp như sau:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Covid (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)