Bảng các tiêu chí phân biệt DNVVN

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Covid (Trang 41 - 61)

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản & Công nghiệp, xây dựng

Thương mại và dịch vụ

DN siêu nhỏ

Số lượng lao

động Không quá 10 người Không quá 10 người Tổng doanh

thu năm Không quá 3 tỷ VNĐ Không quá 10 tỷ VNĐ Tổng nguồn

DN nhỏ Số lượng lao động Từ 11 – 100 người Từ 11 – 50 người Tổng doanh thu năm Trên 3 tỷ VNĐ và không quá 50 tỷ VNĐ Trên 10 tỷ VNĐ và không quá 100 tỷ VNĐ Tổng nguồn vốn Trên 3 tỷ VNĐ và không quá 20 tỷ VNĐ Trên 3 tỷ VNĐ và không quá 50 tỷ VNĐ

DN vừa Số lượng lao

động Từ 101 – 200 người Từ 51 – 100 người Tổng doanh thu năm Trên 50 tỷ VNĐ và không quá 200 tỷ VND Từ 100 tỷ VNĐ và không quá 300 tỷ VNĐ Tổng nguồn vốn Trên 20 tỷ VNĐ và không quá 100 tỷ VNĐ Trên 50 tỷ VNĐ và không quá 100 tỷ VNĐ

(Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/03/2018)

2.1.4.2. Đặc điểm của DNVVN

Một đặc điểm cơ bản và nổi bật của các DNVVN khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều quốc gia trên thế giới là có quy mơ vốn khơng lớn, bộ máy quản lý gọn nhẹ đồng thời có tính năng động, linh hoạt trước nhu cầu của thị trường, đặc biệt là các nhu cầu nhỏ lẻ, có tính địa phương. Sự đơn giản trong hệ thống quản lý giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng được yêu cầu có hạn trong những thị trường có tính chun mơn hóa cao. Quy mơ khơng lớn giúp các doanh nghiệp này dễ dàng chuyển đổi hay điều chỉnh sản xuất mà không gây ra hậu quả nặng nề. Nhờ tính năng động và dễ thích nghi mà các DNVVN có thể dễ dàng tìm kiếm và xâm nhập vào các thị trường nhỏ lẻ ở nhiều địa phương khác nhau, ngược lại với các doanh nghiệp lớn chỉ thường tập trung vào các cơ hội lớn mà bỏ qua các thị trường nhỏ lẻ nhưng khơng ít tiềm năng. Hầu hết các DNVVN đều có thể bắt đầu ngay sau khi có ý tưởng kinh doanh dù số vốn hay mặt bằng sản xuất khơng lớn nhờ vào chi phí hoạt động ít và hệ thống quản lý đơn giản. Tuy nhiên quy mô ban đầu nhỏ khơng có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ hoạt động kém hiệu quả. Thực tế cho thấy, ngay tại Việt Nam đã có rất nhiều những doanh nghiệp lớn, thành công đi lên từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ví dụ cụ thể bao gồm: Tập đồn Kinh Đơ đi lên từ

quy mô siêu nhỏ, Cơng ty Bình Tiên (Bitis’s) phát triển từ giai đoạn thành lập chỉ với 2 tổ sản xuất,…

Mặt khác, các DNVVN cịn có đặc điểm là khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa thực sự cao, đặc biệt là các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển. Điều này được phản ánh qua số liệu thấp trong tỉ lệ hàng xuất khẩu của các DNVVN tại các nước đang phát triển (cụ thể tại Việt Nam, giá trị hàng hóa xuất khẩu của DNVVN là 30% - Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam năm 2022), cho thấy khoảng cách năng suất giữa các doanh nghiệp lớn và DNVVN vẫn còn lớn. Nguyên nhân là do các DNVVN có nguồn vốn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc mua sắm các dây chuyền máy móc hiện đại, tìm nguồn ngun liệu tốt hay không đủ khả năng để tiến hành các chiến lược marketing lớn, những điều đó đã ngăn cản khả năng cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp lớn ở cả trong và ngồi nước.

2.1.4.3. Vai trị của DNVVN trong nền kinh tế

Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp to lớn vào GDP, ngân sách nhà nước và sự đi lên của kinh tế quốc gia. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các DNVVN đã làm tăng tỉ trọng đóng góp của đối tượng này cho GDP các nền kinh tế nói chung trên thế giới. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, theo thống kế của Hiệp hội DNVVN Việt Nam (2022), những năm gần đây các DNVVN đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33% và giá trị hàng hóa xuất khẩu 30%. Tốc độ tăng trưởng nhanh mạnh về cả số lượng và chất lượng trong thập kỉ quả của DNVVN cũng góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nâng lên rõ rệt. Sự xuất hiện đông đảo của cộng đồng DNVVN góp phần thúc đẩy cạnh tranh, giảm độc quyền, nhờ đó nâng cao khối lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Không những vậy, các doanh nghiệp này còn tạo ra cạnh tranh trên thị trường lao động bởi những chính sách thu hút nhân viên vào làm việc tại doanh nghiệp, khiến cho giá trị của người lao động được nâng cao.

Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra nguồn việc làm lớn cho người lao động tồn quốc và góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân bằng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ. Theo Báo cáo chính sách DNNVV

và khỏi nghiệp tại Việt Nam (OECD, 2021), các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại nước ta và sử dụng 47% lượng người lao động cả nước. Các doanh nghiệp vừa nhỏ thường phân tán ở mọi miền đất nước nên đảm bảo được đáp ứng nhu cầu việc làm cho nhiều vùng địa lý, nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa, vùng chưa phát triển kinh tế nơi chưa có các cơng ty lớn và tập trung nhiều lao động trình độ thấp. Thơng thường các doanh nghiệp lớn thường tập trung ở các vùng đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển. Theo chiều hướng đó sẽ gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế, dân số, văn hóa - xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền trong một quốc gia. Chính sự phát triển của các DNVVN tại mỗi địa phương đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối giữa các vùng, giúp mỗi tỉnh thành có thể khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình. Và kết quả là mỗi vùng miền có thể phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp thúc đẩy áp dụng công nghệ và ý tưởng mới vào hoạt động kinh doanh. Với đặc tính đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, các DNVVN được cho là có khả năng thích nghi linh hoạt với nhiều loại hình cơng nghệ, từ đó DNVVN có thể linh hoạt học hỏi tiếp thu các công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất và buôn bán, đặc biệt là trong xu hướng hiện nay các công nghệ liên tục phát triển qua từng năm. Bên cạnh đó, với chi phí đầu tư tương đối thấp, quy mô và môi trường kinh doanh vừa phải của các DNVVN cho phép các cá nhân thử nghiệm và nuôi dưỡng ý tưởng. Sự xuất hiện đông đảo của các DNVVN vừa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh vừa chống độc quyền trong kinh doanh, mang lại điều kiện thuận lợi cho các nhà khởi nghiệp phát triển ý tưởng của mình.

2.1.5. Khái quát về dịch Covid-19

2.1.5.1. Giới thiệu về đại dịch Covid-19

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), COVID-19 (bệnh vi-rút corona 2019) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút có tên SARS-CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. COVID-19 thường gây ra các triệu chứng hơ hấp, có thể cảm thấy giống như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. COVID- 19 có thể tấn công không chỉ phổi và hệ hô hấp của con người mà các bộ phận khác

của cơ thể quý vị cũng có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Hầu hết người mắc bệnh COVID-19 sẽ gặp các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, một số người sẽ chuyển bệnh nghiêm trọng và cần được hỗ trợ y tế, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh nền. Đa số người sau khi khỏi bệnh (bao gồm cả người có triệu chứng và khơng triệu chứng) đều có thể bị hội chứng hậu Covid hoặc “di chứng Covid” gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe.

Vi-rút này có thể lây từ miệng hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh dưới dạng các giọt nhỏ khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện, hát hoặc thở. Những giọt này có kích thước từ các giọt bắn lớn theo đường hơ hấp cho đến các sol khí nhỏ. Con người có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải vi-rút nếu đang ở gần người nhiễm COVID-19 hoặc chạm vào bề mặt có vi-rút rồi lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. Vi-rút dễ lây lan hơn trong nhà và ở những nơi đông đúc. Bên cạnh đó, vi-rút SARS-CoV-2 cũng có khả năng tạo ra các loại biến thể (Delta, Omicron) đối kháng với vắc-xin phòng ngừa do các tổ chức y tế nghiên cứu.

2.1.5.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế

Có thể thấy đại dịch Covid-19 là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử loài người. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 13/04/2022 đã có 501 triệu ca nhiễm, trong đó có 6,19 triệu người đã tử vong. Tại Việt Nam, từ năm 2019 đã có 4 đợt bùng phát dịch gây ra hơn 10 triệu ca nhiễm với hơn 42 nghìn người tử vong.

Trong số các đợt dịch, đợt bùng phát vào sáu tháng cuối năm khiến các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước; theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và cơng bố GDP theo quý tại Việt Nam (giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước – Theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Khi đại dịch bùng phát, giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến đứt gãy lưu thơng, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải lựa chọn phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nếu không sẽ phải tạm ngừng hoạt động làm ảnh hưởng đến các đơn hàng đã ký kết trước đó. Tuy nhiên, để hoạt động

như vậy các doanh nghiệp cũng phải chịu chi phí vận hành rất lớn, lực lượng lao động thiếu hụt do nghỉ việc, cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã khơng thể hồn thành đơn hàng đúng hạn, phải giãn hoặc hủy bỏ hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, giải thể do kiệt quệ, không đủ lực để chống chịu dịch bệnh kéo dài. Một số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng, trì hỗn việc sản xuất do không hiệu quả, thua lỗ trong điều kiện rất khó khăn.

Bên cạnh nền kinh tế và các doanh nghiệp, người lao động cũng là một đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của đại dịch Covid-19. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, cho đến giữa tháng 4/2021 đã có gần 5 triệu NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong đó, 13% mất việc, 59% phải nghỉ việc tạm thời và 28% phải giãn ca. Các ngành chế biến và chế tạo bị ảnh hưởng nặng nhất với 1,2 triệu việc làm bị tác động, tiếp theo là ngành bán buôn và bán lẻ với 1,1 triệu việc làm. Đặc biệt là người lao động tại các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, có đến 18.1% người lao động bị mất việc hoặc mất toàn bộ thu nhập trong thời điểm đại dịch do các chính sách cắt giảm nhân viên, hoãn lương của chủ doanh nghiệp; một số khác người lao động vẫn giữ được thu nhập nhưng chỉ được trả lương ở mức tối thiểu. Cuộc khủng hoảng có tác động đặc biệt nghiêm trọng với NLĐ nữ, nhất là những phụ nữ là người kiếm tiền chính hoặc duy nhất trong gia đình. Có tới 83% NLĐ nữ trong khảo sát bị giảm lương hoặc mất việc làm; trong số đó, 32,3% là người kiếm tiền chính hoặc duy nhất trong gia đình. Đối với những người lao động di cư, làm việc xa nhà ở các thành phố lớn, đại dịch đã tạo ra khó khăn kép với họ khi một mặt thu nhập và việc làm của họ bị ảnh hưởng; mặt khác, do các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, họ bị chia cách khỏi gia đình mình trong nhiều tháng.

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực trạng công tác tạo động lực tại các DNVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

2.2.1.1. Cơng tác tạo động lực thông qua đặc điểm công việc

Tại nước ta nói chung và TP. HCM nói riêng, khởi nghiệp đang là một xu hướng phổ biến hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ tự làm chủ mơ hình kinh doanh của riêng mình (thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Chính vì thế mà một số lượng

khơng ít các DNVVN hiện nay đang điều hành bởi các nhà quản lý trẻ trung, có nền tảng giáo dục vững chắc và tư duy hiện đại về kinh doanh nên rất chú trọng vào việc thiết kế công việc, xây dựng định hướng, mục tiêu công việc phù hợp với doanh nghiệp và nhân viên. Với đặc điểm số lượng nhân viên trong DNVVN không nhiều nên các nhà quản lý thuận lợi trong việc quản lý, hiểu rõ nhu cầu, tính cách của người lao động để phân cơng nhiệm vụ phù hợp. Ngồi ra, khác với các doanh nghiệp thường có quy trình chun mơn hóa rõ ràng, đa phần người lao động tại các DNVVN hiện nay sẽ phải đảm nhận nhiều vai trị cơng việc hoặc thường xuyên luân chuyển nhân sự, đây cũng là một yếu tố giúp các nhân viên (đặc biệt là đối tượng trẻ) cảm thấy công việc không bị nhàm chán và được học hỏi nhiều hơn khi cơng tác ở các vị trí cơng việc khác nhau.

Mặt khác, công tác tạo động lực thông qua đặc điểm công việc ở các DNVVN vẫn còn một số hạn chế. Việc một nhân viên phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ ngồi những mặt tích cực cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhân viên đó bị q tải trong cơng việc ở một số thời điểm, điều này dễ gây ra áp lực căng thẳng và chán nản cho người lao động. Ngoài ra, với tính chất linh hoạt, dễ thay đổi theo nhu cầu thị trường của DNVVN cũng dẫn đến các thiết kế cơng việc trước đó bị thay đổi và người lao động cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thích nghi với những thay đổi cơng việc đó.

2.2.1.2. Cơng tác tạo động lực thông qua lương, thưởng và phúc lợi

Lương, thưởng và phúc lợi là một trong những yếu tố đầu tiên mà người lao động cân nhắc khi ra quyết định bắt đầu làm việc hay gắn bó với một doanh nghiệp bởi chúng giúp thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy mà đa số các DNVVN trên TP.HCM đều có chính sách lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động tuân thủ đúng quy định của Pháp luật và bắt kịp với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên với những hạn chế về tài chính, các yếu tố liên quan đến vật chất này không phải là lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với các công ty lớn hoặc công ty đa quốc gia.

2.2.1.3. Công tác tạo động lực thông qua môi trường làm việc

Như đã nêu lên ở mục trước, môi trường của một doanh nghiệp bao gồm 2 phần: phần cứng liên quan đến cơ sở vật chất và phần mềm liên quan đến con

người. Về tạo động lực làm việc liên quan đến phần cứng của môi trường làm việc, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa số cung cấp cho người lao động cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản để đảm bảo an toàn và hồn thành cơng việc. Tuy nhiên, do sự hạn chế về tài chính, các trang thiết bị này thường chỉ ở mức tầm trung, không phải

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Covid (Trang 41 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)