4A VIỆC LÀM VÀ TIỀN LƢƠNG TIỀN CÔNG Nội dung và phƣơng pháp ghi:

Một phần của tài liệu 4_ So tay KSMS 2022_17_1 (Trang 72 - 76)

C. CÁCH GHI THÔNG TIN DẠNG SỐ VÀ DẠNG CHỮ VÀO PHIẾU HỎ

2. Phần đội trƣởng và điều tra viên xác nhận

4A VIỆC LÀM VÀ TIỀN LƢƠNG TIỀN CÔNG Nội dung và phƣơng pháp ghi:

Nội dung và phƣơng pháp ghi:

ĐTV hỏi xong câu 1 đối với tất cả các thành viên của hộ từ 6 tuổi trở lên trƣớc khi chuyển sang hỏi các câu tiếp theo cho từng thành viên. Đối với các thành viên dƣới 15 tuổi, ngƣời biết nhiều thông tin nhất về việc làm và thu nhập của thành viên đó có thể trả lời thay.

Câu 1a: Hỏi để xác định trong 12 tháng qua các thành viên từ 6 tuổi trở lên có

đi làm để nhận tiền công, tiền lƣơng từ bên ngoài hộ gia đình (Nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân khác) không. Tiền cơng, tiền lƣơng có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật.

Câu 1b: Hỏi để xác định trong 12 tháng qua thành viên này có tự làm nơng

nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và các hoạt động dịch vụ nông, lâm, thuỷ sản của hộ không.

Câu 1c: Hỏi để xác định trong 12 tháng qua thành viên này có tự làm ngành nghề

sản xuất kinh doanh hay dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản của hộ không. Sau khi hỏi xong câu 1, ĐTV phải biết đƣợc tồn bộ tình trạng việc làm của tất cả các thành viên trong hộ từ 6 tuổi trở lên, tức là đối với từng thành viên này ĐTV phải biết:

69

- Có làm việc theo các việc làm đƣợc định nghĩa ở trên khơng?

- Nếu có thì làm loại việc nào, và trong mỗi loại việc đó làm mấy việc? Yêu cầu này là quan trọng vì:

Thứ nhất, biết đầy đủ các việc làm của từng thành viên trong hộ sẽ giúp ĐTV xác

định việc chiếm nhiều thời gian nhất trong tất cả các việc mà mỗi thành viên đã làm và phân luồng các thông tin về việc làm để ghi tiếp vào các câu và các mục sau.

Thứ hai, khi đã biết đầy đủ các việc làm của từng thành viên trong hộ thì sẽ hỏi

đƣợc thu nhập của từng việc và sẽ khơng bỏ sót thu nhập.

Câu 2: Ghi mã 1 nếu có ít nhất 1 câu từ câu 1a đến câu 1c có mã 1. Nghĩa là

ngƣời đó có làm việc trong 12 tháng qua. Có thể ngƣời đó chỉ làm 1 loại cơng việc, có thể 2 loại, có thể cả 3 loại cơng việc nói trên.

Ghi mã 2 nếu khơng có mã 1 nào trong câu 1a đến câu 1c. Nghĩa là trong 12 tháng qua ngƣời đó khơng làm bất kỳ cơng việc nào trong 3 loại cơng việc nói trên.

Câu 3: ĐTV hỏi xác định việc chiếm nhiều thời gian nhất của đối tƣợng điều tra.

Nếu 1 ngƣời làm từ 2 việc trở lên mà các việc này có số giờ làm việc nhƣ nhau thì ghi việc làm mang lại thu nhập cao hơn. Nếu cả số giờ và thu nhập đều nhƣ nhau thì ghi việc đƣợc ngƣời trả lời chọn. Nếu cả số giờ và thu nhập đều nhƣ nhau mà ngƣời trả lời không chọn đƣợc thì ghi việc có thâm niên lâu hơn.

Ghi tổng số ngày ngƣời đó làm việc chính trong 12 tháng qua vào câu 3a. Ghi mô tả công việc này cụ thể, rõ ràng để đội trƣởng có thể xác định nghề nghiệp chính xác.

Câu 4: ĐTV ghi tên cơ quan/đơn vị của cơng việc chính, nơi đối tƣợng điều tra

trực tiếp làm việc và đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) của đơn vị đó.

Nhiệm vụ/sản phẩm chính của cơ quan/đơn vị là cơng việc chính mà cơ quan/đơn vị đó đƣợc ngành chủ quản hoặc đƣợc cấp có thẩm quyền giao cho để đội trƣởng có thể xác định ngành kinh tế chính xác.

Đối với hoạt động nơng nghiệp thì ghi riêng cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp theo các mã ngành tƣơng ứng: Trồng trọt là 0110, Chăn nuôi là 0140, Dịch vụ nông nghiệp là 0160 và Săn bắt/đánh bẫy/thuần dƣỡng chim, thú là 0170.

Câu 5: Hỏi để xác định đối tƣợng điều tra có làm việc này trong 30 ngày qua

khơng. Nếu “Có” ghi mã 1, “Khơng” ghi mã 2.

Câu 6: Hỏi và ghi số ngày làm việc trong 30 ngày qua. Nếu trong 30 ngày qua tên

không làm việc này thì hỏi số ngày làm việc này trong 30 ngày gần đây nhất, tính từ ngày cuối cùng làm công việc này trở về trƣớc. Ví dụ, đối với một ngƣời có ruộng cấy lúa trong 12 tháng qua chỉ đi thăm đồng và phun thuốc sâu, tổng cộng trong 30 ngày, các

70

cơng việc khác th ngồi thì hỏi lần đi thăm đồng hoặc phun thuốc sâu gần đây nhất là ngày nào, tháng nào, từ đó tính ngƣợc trở lại 30 ngày và hỏi số ngày đi thăm đồng hoặc phun thuốc sâu trong 30 ngày này.

Câu 7: Hỏi và ghi số giờ bình quân một ngày trong số ngày (số ngày ở câu 6) đối

tƣợng điều tra đã làm công việc này (công việc đã đƣợc ghi ở câu 3 và 4).

Câu 8a: Hỏi về loại hình kinh tế của việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12

tháng qua của đối tƣợng điều tra. ĐTV hỏi và căn cứ vào câu trả lời của đối tƣợng điều tra để ghi đúng mã số của loại hình kinh tế phù hợp (cách phân loại nhƣ phần hƣớng dẫn trên). Nếu mã số từ 1 đến 4 hoặc 6 thì chuyển sang câu 9. Nếu mã số là 5 thì ĐTV phỏng vấn tiếp câu 8b.

Câu 8b: Đối với những ngƣời làm cơng ăn lƣơng cho loại hình kinh tế nhà nƣớc

thì ĐTV hỏi xem ngƣời này có là cán bộ, công chức, viên chức hay không. Theo Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức:

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.

2. Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.

Theo Điều 2 của Luật Viên chức:

Viên chức quy định tại Luật này là ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý trong đơn vị sự nghiệp cơng lập theo vị trí việc làm

71

và hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, cơng nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, lao động - thƣơng binh và xã hội, thông tin - truyền thông và các lĩnh vực khác đƣợc pháp luật quy định.

Câu 9: Hỏi câu này để xác định cơng việc chính của đối tƣợng điều tra có phải là

việc làm để nhận tiền lƣơng, tiền cơng hay khơng. Nếu “Có” ghi mã 1 và hỏi tiếp các câu từ 10 đến 13, nếu “Không” ghi mã 2 và chuyển đến câu 14.

Câu 10: Hỏi tiền công, tiền lƣơng và trị giá hiện vật đối tƣợng điều tra đã nhận

đƣợc trong 30 ngày qua hoặc 30 ngày gần đây nhất từ công việc này. Trƣờng hợp thành viên hộ chƣa đƣợc nhận tiền lƣơng, tiền công nhƣng chắc chắn sẽ nhận đƣợc thì ĐTV ghi số tiền sẽ nhận đƣợc do thành viên đó ƣớc tính. Trƣờng hợp cơ quan/đơn vị nơi thành viên hộ làm việc không có khả năng trả tiền lƣơng, tiền công do phá sản, giải thể,... thì ghi 0.

Câu 11: Ghi tổng thu nhập từ tiền lƣơng, tiền cơng và các khoản có tính chất tiền

lƣơng, tiền cơng (kể cả trị giá hiện vật) trong 12 tháng qua từ công việc làm để lấy tiền công, tiền lƣơng chiếm nhiều thời gian nhất của đối tƣợng điều tra. Các khoản có tính chất tiền lƣơng, tiền cơng bao gồm: Các khoản thƣởng có tính chất thƣờng xun, phụ cấp làm thêm, phụ cấp học nghề trong sản xuất, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chuyên đi công tác lƣu động, phụ cấp ngƣời làm công tác kỹ thuật, khoa học có tài năng, phụ cấp khu vực, phụ cấp cho những vùng đặc biệt,...

Câu 12: Ghi thu nhập từ các khoản ngồi tiền lƣơng, tiền cơng trong 12 tháng qua

từ việc làm để lấy tiền công, tiền lƣơng chiếm nhiều thời gian nhất. Các khoản thu ngồi tiền lƣơng, tiền cơng gồm: các khoản thƣởng lễ tết, thƣởng đột xuất (phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật,...), bảo hộ lao động, đồng phục, thù lao dân công đi làm nghĩa vụ hàng năm, trợ cấp đi đƣờng do điều động công tác, phụ cấp nghỉ phép, các khoản chia thêm,... trừ các khoản hỗ trợ chi phí đi học đã đƣợc ghi ở Mục Giáo dục. Ở đây ĐTV phải đặc biệt khéo léo gợi ý về những khoản thu khác nhƣ thu từ đi cơng tác nƣớc ngồi, hội nghị, hội thảo, phong bao. Có thể dựa vào quan sát về đồ dùng trong nhà, nghề nghiệp của chủ nhà hoặc các thành viên trong nhà để gợi ý về những khoản thu này. Gợi ý để thu đƣợc những khoản thu khác là điều rất quan trọng.

ĐTV cố gắng hỏi để tách các khoản thu đã liệt kê ở câu 12a và 12b.

Câu 13: Hỏi để xác định trong cơng việc chính, ngƣời này có đƣợc ký hợp đồng

lao động (gồm ngắn hạn và dài hạn); hƣởng lƣơng ngày nghỉ phép/nghỉ lễ; hay có đƣợc hƣởng bảo hiểm xã hội hay khơng.

Câu 14: Hỏi để xác định ngƣời này có làm cơng việc nào khác trong 12 tháng qua

không. Nếu có hỏi tiếp, nếu khơng chuyển đến câu 30.

Câu 15 đến câu 24: Các câu hỏi từ 15 đến 24 là hỏi các thông tin về ngành, nghề,

72

việc chiếm nhiều thời gian thứ 2. Phƣơng pháp phỏng vấn và ghi thông tin tƣơng tự các câu từ 3 đến 12.

Nếu 1 ngƣời sau việc làm chiếm nhiều thời gian nhất làm thêm nhiều việc khác mà các việc này có số giờ làm việc nhƣ nhau thì ghi việc làm mang lại thu nhập cao hơn. Nếu cả số giờ và thu nhập đều nhƣ nhau thì ghi việc đƣợc ngƣời trả lời chọn. Nếu cả số giờ và thu nhập đều nhƣ nhau mà ngƣời trả lời khơng chọn đƣợc thì ghi việc có thâm niên lâu hơn.

Câu 25: Hỏi để xác định ngƣời này cịn làm cơng việc nào khác 2 việc trên trong

12 tháng qua và để nhận tiền công, tiền lƣơng khơng. Nếu có hỏi tiếp câu 29 về tiền lƣơng, tiền công, nếu không chuyển đến câu 30.

Câu 26: ĐTV hỏi và ghi tổng trị giá tiền lƣơng, tiền công (kể cả trị giá hiện vật)

từ các công việc làm thuê, làm công khác 2 việc đã kể trên trong 12 tháng qua.

Câu 27 và 28: ĐTV chỉ hỏi cho các thành viên hộ từ 15 tuổi trở lên về trợ cấp thất

nghiệp, trợ cấp thôi việc một lần và lƣơng hƣu.

Một phần của tài liệu 4_ So tay KSMS 2022_17_1 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)