“Đạo đức vâng lời” và “đạo đức bình đẳng”

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 51 - 52)

IV. Hoạt động giao tiếp và đời sống tình cảm của thiếu niên

1. Sự hình thành kiểu quan hệ qua lại mới ở thiếu niên

1.2. “Đạo đức vâng lời” và “đạo đức bình đẳng”

Ởthiếu niên tồn tại hai hệ thống giao tiếp: với người lớn và với bạn cùng tuổi. Trong hệthống giao tiếp với người lớn, trẻ ởvịtrí khơng bình đẳng, với các em vịtrí này là “đạo đức vâng lời”. Trong hệ thống giao tiếp với bạn, trẻ ởvị trí bình đẳng và trẻthực hiện “đạo đức bình đẳng”. Như vậy, bước vào đầu tuổi thiếu niên, những quan hệcủa các em với những bạn cùng tuổi và đặc biệt với những bạn thân được xây dựng trên một số chuẩn mực quan trọng của “đạo đức bình đẳng” – là đạo đức đặc trưng

trong quan hệ của người lớn, còn cơ sở của những quan hệ của các em với người lớn thì vẫn là “đạo đức vâng lời”.

Sự trái ngược này dẫn đến:

- Chính sự giao tiếp với bạn bè – chứkhơng phải với người lớn – có thể đem lại cho thiếu niên sựthỏa mãn nhiều hơn, trởnên cần thiết hơn và có ý nghĩa hơn về mặt chủ quan và giao tiếp này có thể giữvai trị chủ đạo trong sự phát triển mức trưởng thành vềmặt đạo đức xã hội và hình thành nhân cách của các em ở giai đoạn này.

- Những chuẩn mực của người lớn (“đạo đức bình đẳng”) trong giao tiếp với bạn bè

mà thiếu niên lĩnh hội được có thể: một là va vấp và trái ngược với những chuẩn mực

“đạo đức vâng lời”, hai là chúng sẽ chiến thắng những chuẩn mực vâng lời (buộc

người lớn phải tơn trọng mình) vì rằng đạo đức trẻ con đối với thiếu niên trở nên không thểchấp nhận được.

Sự trái ngược giữa hai chuẩn mực đạo đức này dẫn đến sự xung đột tâm lí ở

thiếu niên. Biểu hiện của sự xung đột này cũng rấtđa dạng: có trẻtrởnên lầm lì ít nói, trẻthì phản kháng bướng bỉnh, cãi lại, trẻthì sẵn sàng bỏ nhà đi bụi…Cho nên khoảng cách giữa hai loại đạo đức này càng nhỏ thì khủng hoảng độtuổi có thể diễn ra càng nhẹ nhàng, thậm chí khơng để lại dấu vết nào của khủng hoảng. Chính vì vậy người lớn giữvai vô cùng quan trọng đối với mức độkhủng hoảng tâm lí tuổi thiếu niên.

Như vậy, tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệcủa các em với người lớn là vấn đềphức tạp và gay gắt nhất trong sựgiao tiếp của các em với người lớn nói riêng, trong việc giáo dục các em ởlứa tuổi này nói chung. Nhưng khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tơn trọng, tin tưởng giúp đỡ nhau. Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới – vịtrí của người giúp việc

và người bạn trong công việc khác nhau, còn bản thân người lớn thành người mẫu

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)