Hoạt động giao tiếp và đời sống tình cảm của thanh niên

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 69)

1. Giao tiêp trong nhóm bạn.

Tuổi thanh niên học sinh là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. Trong các lớp học dần dần xảy ra một sự“phân cực” nhất định – xuất hiện những người được lòng nhất và những

người ít được lịng nhất. Những em có vị trí thấp thường băn khoăn và suy nghĩ về nhân cách của mình.

Quan hệgiao tiếp với bạn bè ởthanh niên chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ giao tiếp với người lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuổi. Điều này do lòng khao khát muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt,

quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tựlập.

Trong hồn cảnh giao tiếp tự do, rỗi rãi, trong tiêu khiển, trong việc phát triển nhu cầu sở thích, thanh niên hướng vào bạn bè nhiều hơn là hướng vào cha mẹ. Như

khi bàn đến những giá trịsâu sắc hơn như chọn nghề, thế giới quan, những giá trị đạo

đức thì ảnh hưởng của cha mẹlại mạnh hơn rõ rệt.

Sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sự phức tạp hóa hoạt động riêng của thanh niên học sinh khiến cho số lượng nhóm của mỗiem tăng lên rõ rệt. Việc tham gia vào

nhiều nhóm sẽ dẫn đến những sựkhác nhau nhất định và có thể có xung đột vềvai trị nếu cá nhân phải lựa chọn giữa các vai trị khác nhau ởcác nhóm.

Trong cơng tác giáo dục cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, hội tựphát ngoài

nhà trường. Nhà trường khơng thể qn xuyến tồn bộ cuộc sống của thế hệ đang

trưởng thành. Ta cũng khơng thểloại trừ được các nhóm tự phát và các đặc tính của

chúng. Nhưng có thể tránh được hậu quảxấu của nhóm tựphát bằng cách tổchức hoạt

động của các tập thể (nhóm chính thức) thật phong phú, sinh động…khiến cho các hoạt động đó phát huy được tính tích cực của thanh niên học sinh. Vì vậy, tổ chức

Đồn có vai trịđặc biệt quan trọng.

2. Đời sống tình cảm.

2.1. Sựphát triển tình cảm.

Thanh niên học sinh coi tình cảm là quan trọng nhất trong số các quan hệ con

người. Tính xúc cảm cao trong tình bạn của tuổi thanh niên phần nào đã biến nó thành ảo tưởng. Thanh niên học sinh nhiều khi lí tưởng hóa khơng những bản thân mình

trong tình bạn mà cịn cảtình bạn trong bản thân mình. Nhiều nhà tâm lí học cho rằng tình bạn và tình u đều có những cái chung. Ở lứa tuổi này có những tình bạn tâm hồn sâu sắc. Tình bạn này có những tìm cảm quyến luyến

Trong đa số trường hợp, thanh niên học sinh thích kết bạn với những người

cùng tuổi, cùng giới tính. Bên cạnh các nhóm bạn đồng nhất, các nhóm hỗn hợp xuất hiện càng thường xuyên hơn. Ở tuổi 15, thanh niên học sinh đã xuất hiện những say mê thực sự đầu tiên, nhu cầu thực sựvềtình yêu và tình cảm thầm kín.

Trong các lớp thiếu niên, các em gái vượt các em trai cùng tuổi không những về mặt thể chất mà cả về mặt phát triển trí tuệ. Ở thanh niên học sinh sự chênh lệch

này sẽsan bằng. Nhưng trong những năng lực và hứng thú đặc thù lại thểhiện những khác biệt giới tính bền vững hơn.

- Trai: hứng thú bộmôn và những hứng thú kĩ thuật chiếm ưu thế.

- Gái: quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề nội tâm và những quan hệ qua lại của

con người.

Tình u giới tính đã trưởng thành là sựthống nhất hài hịa của sựsay mê cảm giác (tình dục) với nhu cầu giao tiếp về nhân cách sâu sắc và sự hòa hợp với người yêu. Mặc dù nữthanh niên học sinh vềmặt sinh lí trưởng thành sớm hơn, trong thời kì

đầu nhu cầu về tính dịu dàng, âu yếm, tình cảm ấm áp ởcác em thểhiện mạnh hơn sự

đụng chạm thể xác. Ngược lại ở các em nam, trong đa số trường hợp, những say mê

cảm giác tình dục lại bộc lộ sớm hơn. Cịn nhu cầu thân thiết về mặt tinh thần lại xuất hiện ởcác em nam muộn hơn, mà lúc đầu có xu hướng vềbạn cùng giới.

2.2. Sựphát triển các loại tình cảm.

Đời sống tình cảm của tuổi thanh niên học sinh bịchi phối bởi các yếu tố như: - Bộnão phát triển và hồn thiện, đời sống tình cảm có lí trí soi rọi.

- Sựphát triển cơ thể cân đối, nhịp nhàng và thanh niên học sinh ý thức được điều đó. - Quan hệxã hội của các em phong phú.

Ba đặc điểm này chi phối đời sống tình cảm của thanhniên làm cho đời sống tình cảm

của thanh niên phong phú, đa dạng, sâu sắc. Nhà giáo dục K.D.Usinsky có viết: “Nếu chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại thì thanh niên là mùa xn của cuộc

đời, thanh niên có ý chí rắn rỏi, một sức sống tràn trề, có làn da căng…điều đó khơng

thểkhơng làm cho thanh niên có vẻ đẹp hấp dẫn của con người”. Thanh niên học sinh phát triển các loại tình cảm sau:

- Tình cảm đạo đức: các em có thái độ rõ ràng đối với các vấn đề, hiện tượng đạo đức trong xã hội. Các em có sự phê phán đánh giá đối với các vấn đề đó và biểu thị tình cảm đạo đức này với người khác, với tập thể, với bản thân như tình bạn bè, tình u Tổquốc…

- Tình cảm trí tuệ: các em say mê với các mơn học, tích cực nhận thức, sáng tạo, phê phán, các em có thái độ, các quan điểm, ý tưởng rõ ràng để thỏa mãn nhu cầu trí tuệ của chính mình.

- Tình cảm thẩm mĩ: liên quan đến nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu cái đẹp thể hiện thái độ thẩm mĩ của các em với hiện thực (tự nhiên, xã hội, lao động, con người). Các em nhận thức được cái đẹp, cái chưa đẹp, cái bi, cái hài…trong cuộc sống thông qua thị hiếu thẩm mĩ, trạng thái khối cảm nghệ thuật của bản thân và từ đó các em cũng có

Ngồi ba loại tình cảm trên, chúng ta cịn thấy trẻcịn rất u thích hoạt động và có thểgọi đây là loại tình cảm hoạt động. Các em say sưa trong hoạt động học tập,

đặc biệt là học tập những môn chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai mà các em đã lựa chọn. Các em cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, tự hào với công việc học tập của mình nghĩa là thỏa mãn với nhu cầu hoạt động của mình. Ở các em cũng đang hình thành tình yêu đối với lao động, thái độ tôn trọng người lao động và tôn trọng giá trị lao

động.

2.3. Sựphát triển tình bạn, tình yêu.

2.3.1. Sựphát triển tình bạn.

Đầu lứa tuổi thanh niên học sinh, nhu cầu tình bạn thân thiết được tăng cường

một cách rõ rệt. J.Ruso đã viết: tình cảm đầu tiên có ởmột thanh niên được giáo dục

chu đáo không phải là tình yêu mà là tình bạn.

Tình bạn của các em trởnên bền vững, sâu sắc hơn nhiều so với thiếu niên. Các em gắn bó với bạn chủ yếu bằng những hứng thú chung và các hoạt động chung. Các em xem sựtâm tình thân mật, tình cảm ấm áp, thái độchân thành là những yếu tố đầu tiên của tình bạn. Sựphát triển tự ý thức và những mâu thuẫn vốn có ởnó nảy sinh ở thanh niên học sinh nhu cầu “dốc bầu tâm sự” không sao cưỡng lại được, nhu cầu chia sẻtâm sựvới người khác. Vì vậy thanh niên coi bạn như cái tơi thứhai của mình.

Động cơ tình bạn ở thanh niên học sinh cũng sâu sắc hơn, những yêu cầu của tình bạn cao hơn, những nội dung như sự chân thành, tin tưởng lẫn nhau, lòng vị tha

được đề cập đến nhiều và có những hứng thú hoạt động chung. Tình bạn của các em nhuốm màu sắc xúc cảm rất nhiều, tình bạn này thường bền vững và ghi nhớ trong suốt cuộc đời.

Mức độthân tình của tình bạn ởcác em trai và em gái không giống nhau. Ởcác em gái, do sự trưởng thành sớm nên nhu cầu tình bạn thân mật xuất hiện sớm hơn và yêu cầu vềtình bạn cao hơn. Vì vậy các em gái thường có cảm xúc tiêu cực tồn tại lâu

hơn so với các em trai khi có bất đồng xảy ra. Các em nam không quan tâm đến những

bất đồng như là những gì đe dọa tình bạn của họ, mà khi xung đột các em thường yêu cầu nhau làm một cái gì đó nhiều hơn. Các em gái thường thông báo những cuộc xung

đột liên quan đến việc phản bội bí mật.

Ở lứa tuổi 15,16 hầu hết các em cho rằng tình bạn là mối quan hệ quan trọng nhất của con người. Tính cảm xúc cao của tình bạn ở đầu lứa thanh niên học sinh đơi khi biến nó thành ảo tưởng – biểu hiện là đôi khi các em gán cho bạn cái đẹp đẽ, làm

cho người bạn của các em gần gũi với cái tơi lí tưởng hơn là cái tơi hiện thực.

Tình bạn khác giới có thể dẫn đến tình u. Tình yêu nam nữ là một loại tình cảm mới nhưng rất tựnhiên ởtuổi thanh niên. Quan hệcủa các em trai và em gái cịn bịhạn chế, gị bó và được nảy sinh trên những điều kiện sinh lí và tâm lí mới của lứa tuổi. Mối tình đầu có những đặc điểm sau:

- Đó là mối tình thuần khiết và lí tưởng, tình cảm của các em trong sáng lành mạnh,

giàu cảm xúc, đầy ước mơ – có thể nói đây là một mối tình đẹp nhất trong suốt cuộc

đời.

- Mối tình này thường phức tạp, chứa đựng nhiều niềm vui sướng và nỗi lo âu. Các em

ởtuổi 15, 16 rất khó khăn trong giao tiếp với bạn khác giới, các em nam thường căng thẳng hơn so với các em nữ.

- Các em nữ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn nên tự tin hơn.

Tóm lại: sựphát triển phong phú về tình cảm ởlứa tuổi này đã đặt ra trong công tác giáo dục nguyên tắc tế nhị, khéo léo. Nếu thấy xuất hiện tình yêu ban đầu ởlứa tuổi thanh niên thì nên coi đó là chuyện bình thường và phát triển tất yếu của con người.

Chúng ta khơng nên có thái độ thơ bạo với các em vì đó là tình u lành mạnh. Nhà giáo dục phải giúp đỡ các em một cách tế nhị để có một tình u trong sáng, vì tình yêu trong sáng của giai đoạn lứa tuổi này phụ thuộc vào cơng tác giáo dục. Tình u của các em cịn phụthuộc vào trình độ đạo đức mà các em được giáo dục. Nếu các em

được giáo dục ngay từnhỏ lòng tự trọng, tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khác, thái

độ tôn trọng người khác, khả năng kiềm chế mình…thì các em sẽ thể hiện những phẩm chất đó với người mình u. Sự phát triển của tình u cịn phụ thuộc vào khả

năng tiếp xúc với con người và khả năng hiểu con người một cách sâu sắc.

Các em thanh niên học sinh có tình u khơng lành mạnh sẽsao nhãng học tập, thu mình vào những rung động riêng của cá nhân vì vậy các nhà giáo dục cần phải tạo

điều kiện đểtình u ấy mang tính chất khác hoặc lôi cuốn cá nhân vào hoạt động hấp dẫn.

Để giáo dục thanh niên, trước hết cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt giữa

thanh niên và người lớn.

Quan hệbình đẳng, tơn trọng lẫn nhau giữa người và người là điều kiện thuận lợi đểhình thành quan hệ tốt đẹp giữa thanh niên học sinh và người lớn. Tuy vậy vẫn khó tránh khỏi những xung đột nhỏ giữa thanh niên và người lớn. Điều đó một phần do thanh niên học sinh và người lớn sống và phát triển ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau. Mặt khác, nó phụ thuộc nhiều vào thái độcủa hai phía đối với nhau, quan điểm của hai phía vềnhau.

Quan hệ giữa thanh niên học sinh và người lớn có thể tốt đẹp nếu người lớn thực sự tin tưởng vào thanh niên, tạo điều kiện để họthỏa mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt động, tạo điều kiện đểnâng cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên.

Người lớn giúp đỡ tổ chức đoàn một cách khéo léo, tế nhị để hoạt động của

đoàn được phong phú hấp dẫn và độc lập. Người lớn không được quyết định thay, làm

thay trẻ. Nếu người lớn cứ “đỡ đầu” thì các em sẽ mất hứng thú và cảm thấy phiền

tối khi có người lớn. Thái độ đỡ đầu quá cặn kẽcủa người lớn sẽcủng cốthanh niên tính trẻ con, tình cảm thờ ơ vơ trách nhiệm. Cịn thanh niên nào quen với sự đỡ đầu

thường xuyên thì sẽ trở nên rụt rè, không dám quyết định, khơng có khả năng nhận trách nhiệm về mình. Người lớn cần tổ chức hoạt động của thanh niên học sinh như thế nào đó để có thể lơi kéo được mỗi học sinh vào hoạt động chung, kích thích được tinh thần trách nhiệm của tất cả các em, kích thích được sự tựgiáo dục và giáo dục lẫn nhau của các em.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)