Nhu cầu giao tiếp như những “người lớn”

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 50 - 51)

IV. Hoạt động giao tiếp và đời sống tình cảm của thiếu niên

1. Sự hình thành kiểu quan hệ qua lại mới ở thiếu niên

1.1. Nhu cầu giao tiếp như những “người lớn”

Vị trí đặc biệt của thời kì thiếu niên được xác định bởi sựchuyển tiếp từ một kiểu quan hệgiữa người lớn và trẻ con đặc trưng cho tuổi thơ ấu sang một kiểu mới về chất, đặc thù đối với sự giao tiếp của những người lớn. Những phương thức cũ dần dần bị những phương thức mới chèn ép, tuy vậy chúng vẫn cùng song song tồn tại.

Điều này gây khó khăn cho cả người lớn lẫn thiếu niên trong quan hệ và trong đời

sống tình cảm.

Ngay từ đầu tuổi thiếu niên đã có tình huống dễ dàng nảy sinh những mâu thuẫn giữa người lớn và thiếu niên nếu người lớn vẫn duy trì quan hệ với thiếu niên

như với trẻ con. Kiểu quan hệ này trái ngược với những nghĩa vụgiáo dục và cản trở mức trưởng thành về mặt xã hội của thiếu niên. Hơn nữa quan hệ đó cịn trái ngược với biểu tượng của thiếu niên về mức độ trưởng thành của bản thân và với những kì vọng của thiếu niên về những quyền hạn mới. Chính sự trái ngược này là nguồn sinh

ra xung đột trong mối quan hệgiữa người lớn và thiếu niên.

Nếu hoàn cảnh này được duy trì thì sự phá vỡnhững quan hệ cụ trước đây có thể kéo dài suốt cả thời kì thiếu niên và có hình thức xung đột kinh niên. Bằng các hình thức khơng phục tùng và chống đối khác nhau, thiếu niên phá vỡnhững quan hệ “trẻ con” trước đây với người lớn và buộc họ vào kiểu quan hệmới, quan hệ “người lớn”. Quan hệ xung đột tạo điều kiện phát triển những hình thức hành vi thích ứng và giải thốt thiếu niên. Thiếu niên xa lánh người lớn, tin rằng người lớn khơng đúng vì các em cho rằng người lớn không hiểu và không thể hiểu họ. Người lớn dễ mất đi vị trí giáo dục và ảnh hưởng của mình tới trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)