I. Những biến đổi về mặt sinh lí và xã hội ở lứa tuổi thiếu niên
4. Yếu tố xã hội làm nảy sinh “cảm giác là người lớn” ở thiếu niên
Ở đầu tuổi thiếu niên, các em chưa giống người lớn, chúng chơi đùa chạy nhảy,
trực tính, hiếu động…Nhưng đằng sau bức tranh này đang ẩn náu những quá trình quan trọng đểhình thành cái mới. Thiếu niên có thể trưởng thành một cách thầm lặng, trong khi nhiều mặt vẫn là trẻ con. Q trình hình thành tính người lớn ở những trẻ khác nhau có những biểu hiện và dấu hiệu rất khác nhau. Chính vì sự phong phú về cái mới ởnhiều lĩnh vực khác nhau trong thiếu niên so với nhi đồng đã cho thấy thiếu niên bắt đầu bước vào thếgiới người lớn.
Cảm giác vềsự trưởng thành có thểnảy sinh do thiếu niên ý thức được và đánh
giá được những tiến triển thể chất và sự phát dục mà nó cảm thấy (những tiến triển này làm cho nó trở thành người lớn một cách khách quan và cảtrong biểu tượng riêng của mình), nhưng đây khơng phải là yếu tốquyết định.
4.1. Nguồn gốc xã hội làm nảy sinh “cảm giác là người lớn” ở thiếu niên.
Nguồn gốc chính làm nảy sinh “cảm giác người lớn” là yếu tố xã hội (bởi vì cảm giác này có thểxuất hiện trước cảthời kì phát dục), nó gắn liền với thếgiới người
lớn, với các bạn xung quanh – những người cũng tựcoi mình là người lớn. Tính tựlập sớm và lòng tin của những người xung quanh làm cho đứa trẻ trở thành người lớn khơng chỉtrong bình diện xã hội mà cả trong bình diện chủ quan. Hơn nữa cảm giác này xuất hiện vì thiếu niên tìm thấy một số thơng số giống nhau giữa mình và người lớn. Những yếu tốxã hội này được biểu hiện cụthể:
Gia đình:
Ởtuổinày, địa vịcủa các em đã thay đổi, được gia đình thừa nhận như là một thành viên tích cực trong gia đình, được cha mẹ tin tưởng giao nhiệm vụ như nấu cơm, giặt giũ, chăn ni,… Ở những gia đình neo đơn đã phải thamgia lao động đóng góp
thu nhập cho gia đình. Và các em đã ý thức được điều này. Một điểm nữa là các em
được tham gia bàn bạc một số cơng việc trong gia đình. Các em đã quan tâm đến việc bảo vệuy tín của gia đình hơn lứa tuổi trước. Những sự thay đổi đó đã động viên, kích thích thiếu niên hoạt động tích cực, độc lập tựchủ.
Nhà trường:
Hoạt động học tập và các hoạt động khác của các em ởlứa tuổi này có những
thay đổi đáng kể, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý
của các em,như:
- Bắt đầu thay đổi vềnội dung dạy học:
Khi bước vào trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúc với nhiều môn học
khác nhau, mỗi môn học gồm một hệ thống tri thức với những khái niệm trừu tượng, khái quát, có nội dung sâu sắc, phong phú. Do vậy đòi hỏi các em phải thay đổi cách học, không học thuộc từng bài mà phải biết cách làm lập dàn bài, làm tóm tắt, nắm bắt các ý chính, dựa vào các ý chính đểtrình bày tồn bộbài học theo cách hiểu của mình.
Sựphong phú vềtri thức từng môn học làm cho khối lượng tri thức các em lĩnh hội được tăng lên nhiều, tầm hiểu biết của các em được mởrộng.
- Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập:
Có sựtham gia giảng dạy của nhiều giáo viêncơ, các em được học nhiều mơn.
Mỗi một mơn có phương pháp phù hợp với nó; mỗi giáo viên, cơ có cách trình bày riêng… Sự khác nhau này ảnh hưởng đến việc lĩnh hội tri thức, đến sự phát triển trí tuệ, nhân cách của các em.
Như vậy, so với nhà trường tiểu học, các em lứa tuổi này có nhiều thay đổi. Tất
cả những sự thay đổi đó là điều kiện quan trọng cho hoạt động nhận thức cũng như nhân cách của các em có sự thay đổi vềchất.
Các em được xã hội thừa nhận như là một thành viên tích cực và được giao một
số công việc như tuyên truyền, cổ động, giúp gia đình neo đơn nghèo khó, gia đình
liệt sỹ… Lứa tuổi này ham thích làm cơng việc xã hội vì:
- Có sức lực, muốn mọi người thừa nhận mình như là người lớn, được nhiều người biết đến, và được cùng làm với người lớn.
-Được làm cơng tác xã hội là đã thểhiện mình là người lớn. Vì các em cho rằng cơng tác xã hội là cơng việc của người lớn. Đó cũng là một nhu cầu của các em, bỏ việc nhà, việc học đểtham gia công tác xã hội.
-Đây là dạng hoạt động tập thể. Các em tuổi này thường thích những cơng việc mang tính chất tập thể, liênquan đến nhiều người, cùng tham gia với nhiều người.
Do tham gia công tác xã hội nên thiếu niên có điều kiện mởrộng các mối quan hệ, các em được tiếp xúc với nhiều người, nhiều vấn đềcủa xã hội. Chính vì vậy các
em có điều kiện mởrộng được tầm hiểu biết của mình, kinh nghiệm cuộc sống phong phú, và đây là cơ sở để phát triển tính tích cực xã hội và phát triển nhân cách, hình thành những đặc điểm mới phong phú hơn ởlứa tuổi này so với lứa tuổi trước.
Cấu thành mới của tự ý thức – tự cảm giác mình là người lớn – là đặc điểm
chủyếu của nhân cách, là trung tâm cấu trúc của nhân cách, vì nó biểu thịlập trường sống mới của thiếu niên đối với mọi hành vi và đối với thếgiới. Sự thay đổi này quyết
định phương hướng đặc biệt và nội dung hệ thống những nguyện vọng, những rung
động và những phản ứng xúc động mới cũng như tính tích cực xã hội của thiếu niên.
Tính tích cực xã hội đặc biệt của thiếu niên biểu hiện ởchỗ các em rất nhạy bén đối với việc lĩnh hội những chuẩn mực, những giá trịvà những phương thức hành vi trong thếgiới người lớn và trong những quan hệcủa họ.
4.2. Biểu hiện “cảm giác là người lớn” ở thiếu niên.
Cải tổ tâm lí đặc trưng ở lứa tuổi này là ở trẻ hình thành “cảm giác là người lớn”, và trong nhiều hành vi nhân cách của trẻ đã thể hiện “tính người lớn” ấy. Song ở
giai đoạn này ởtrẻ vẫn tồn tại hai đặc tính: “tính trẻ con” và “tính người lớn”. Điều này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh sống. Trong hoàn cảnh sống của trẻcó hai vấn đềcùng tồn tại:
- Những yếu tố kìm hãm sựphát triển tính người lớn: trẻ bận tâm vào việc học, phần lớn các em khơng có nghĩa vụ thường xuyên và nghiêm túc khác, trẻkhông phải quan tâm lo lắng điều gì, cha mẹ chăm sóc trẻvềmọi mặt.
- Những yếu tố thúc đẩy tính người lớn: nguồn thơng tin rộng rãi và phong phú, cha mẹ quá bận rộn nên con tự lập sớm, trẻ thực hiện một số hoạt động trong nhà
Tất cả những điều này tạo ra sự khác nhau rất lớn về những điều kiện quyết
định sự phát triển “cảm giác người lớn”, và do đó quyết định những biểu hiện mn hình mn vẻ cũng như những khác biệt căn bản trong sự phát triển những khía cạnh này hay khía cạnh khác của tính người lớn. Chính vì vậy, tính người lớn ởthiếu niên
được biểu hiện như thế nào phụ thuộc vào hình tượng mà trẻ định hướng vào. Tuy nhiên trong những biểu hiện “tính người lớn” này vẫn có những dấu ấn của “tính trẻ con” rõ nét. Chẳng hạn, về lĩnh vực tri thức cũng có những biểu hiện rất khác nhau của “tính người lớn”. Đối với một sốem ham học thì sách và kiến thức là cái chủyếu trong cuộc sống, cịn về nhiều mặt khác thì em ấy vẫn là “trẻ con”. Một số em khác cũng hứng thú với “tri thức” có được từ lớp học, và ở nhà em đọc báo về điện tửvà ham thích kĩ thuật vơ tuyến. Một số em ở lớp thì khơng học hành gì cả, các em này luôn bận bịu về vấn đề mốt và coi việc giao tiếp với bạn bè về ý nghĩa cuộc sống là quan trọng hơn hết. Một số khác đặc biệt khơng biểu hiện tính “người lớn” ra ngồi
song em đó cốgắng giáo dục cho mình phẩm chất của tính dũng cảm, cịn trong quan hệvới các bạn gái thì lại cư xử như đứa trẻcon – giật tóc, giật khăn của bạn….
Trong ba trường hợp trên, trẻ đều muốn thể hiện tính người lớn, nhưng sự phát triển tính người lớn lại diễn ra khác nhau và vì vậy đã hình thành những giá trị cuộc sống có nội dung khác nhau.
Tóm lại có những mức độbiểu hiện “cảm giác là người lớn” như sau:
- Mức độ đầu tiên và dễ nhất của biểu hiện “cảm giác là người lớn”, được thể hiện ở vẻ bề ngồi. Đó là vẻ mặt, hành vi cử chỉ, cách ăn mặc, đầu tóc…Các em trai định
hướng trởthành một người đàn ơng đích thực (ý chí, nghịlực, dũng cảm, thích những
phim phiêu lưu mạo hiểm…). Rất cần thiết đểnhững phẩm chất mà trẻ hướng tới chứa
đựng nội dung đạo đức.
- Trẻ định hướng đến người lớnnhư là những người nắm vững kĩ năng, kĩ xảo, nhu là
một hình tượng: cha mẹ, giáo viên cơ giáo…Những tấm gương tiêu biểu thường có ở
trong các gia đình mà mọi thành viên đều bình đẳng và ln quan tâm đến nhau.
Trong những trường hợp này, trẻsống theo chuẩn mực của người lớn.
- Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách thiếu niên là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những chuẩn mực và giá trị nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, bạn bè và cuối cùng là nhắm vào bản thân (thiết kếnhân cách của mình, thiết kế tương lai của mình…).
-Ở trẻxuất hiện ý tưởng vềcuộc sống trong tương lai, phấn đấu có một nghề nghiệp nhất định. Những trẻ này có định hướng cuộc sống rõ ràng và nó tựlàm việc rất nhiều. - Mức độcao nhất là những nhận thức của trẻtrởthành giá trịcủa cuộc sống.
II. Hoạt động học tập và sựphát triển trí tuệcủa tuổi thiếu niên1. Đặc điểm hoạt động học tậpở nhà trường trung học cơ sở.1. Đặc điểm hoạt động học tậpở nhà trường trung học cơ sở.