Hoạt động giao tiếp của thiếu niên với bạn bè

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 52 - 54)

IV. Hoạt động giao tiếp và đời sống tình cảm của thiếu niên

2. Hoạt động giao tiếp của thiếu niên với bạn bè

2.1. Đặc điểm hoạt động giao tiếp của thiếu niên với bạn bè cùng lứa tuổi.

Giao tiếp là điều kiện tất yếu của mọi hình thức hoạt động xã hội và cá nhân của con người. Giao tiếp bạn bè chiếm vị trí đáng kể trong đời sống tinh thần của thiếu niên. Vị trí bình đẳng trong giao tiếp của các em làm cho quan hệ của các em

đặc biệt hấp dẫn, nó phù hợp với cảm giác về sự trưởng thành của thiếu niên. Sựliên hệ với bạn cùng giới hoặc khác giới trong thời niên thiếu mở đầu cho cuộc sống

trưởng thành ngoài xã hội. Chính sự giao tiếp với bạn đã đem lại cho thiếu niên sự thỏa mãn nhiều hơn, trởnên cần thiết hơn và có thểgiữvai trị chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách. Ở thiếu niên giao tiếp với người lớn khơng thể hồn tồn thay thếgiao tiếp với bạn cùng tuổi.

Mối quan hệcủa thiếu niên với bạn bè cùng lứa tuổi rất phức tạp và đa dạng so với tuổi nhi đồng. Sự giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, nhà trường, mà còn mởrộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệmới trong đời sống của các em. Các em ởtuổi này thường thích giao tiếp, kết bạn.

Lúc đầu thích giao tiếp với những em có uy tín được mọi người tơn trọng, phạm vi

giao tiếp lúc đầu rộng khơng bền có tính chất tạm thời. Đó là thời kỳ lựa chọn tìm kiếm bạn thân. Những bạn thân thường có cùng hứng thú, có nguyện vọng hoặc những sự u thích nào đó thì họgắn bó với nhau, giao tiếp, chuyện học sinh, hoạt động cùng nhau.

Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè vì: Một mặt, các em khao

khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọng được

sống tập thể, có những bạn bè thân thiết, tin cậy; Mặt khác cũng biểu hiện nguyện vọng không kém phần quan trọng là được bạn bè công nhận, thừa nhận, tơn trọng mình. Trong giao tiếp các em có ảnh hưởng đến nhau rất rõ rệt. Chẳng hạn, mình là

người khơng thích hoạt động đó nhưng vì chơi với bạn nên lây sang chính mình. Vì

thế trong giao tiếp với bạn đã nảy sinh các hứng thú mới. Bạn thân cũng có thể trở thành hình mẫu cho mình. Chẳng hạn những ưu điểm, những cái tốt ởbạn… làm cho mình phải suy nghĩ nghiêm túc…

Nhi đồng kết bạn thường căn cứ nhiều vào sức học, hành vi, tính tích cực xã hội của các bạn, tức là vào việc bạn mình thực hiện những yêu cầu của người lớn như thế nào. Đối với thiếu niên, chuẩn mực quan trọng trong quan hệ bạn bè là “Bộ luật tình bạn”. Bộluật này bao gồm những chuẩn mực quan trọng nhất là sựtôn trọng lẫn nhau, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau, lòng trung thành, tính trung thực. Chuyện học sinhởcác em giữmột vai trị quan trọng, có một ý nghĩa đáng kể. Các em có thể nói cho nhau nghe tất cả những mặt sinh hoạt, đời sống, suy nghĩ,… có khi nói

cả những điều bí mật với bạn bè (những điều mà các em chưa hẳn nói với người thân trong nhà). Vì thế các em có u cầu cao với bạn; đã là bạn thì phải cởi mở, tế nhị, hiểu nhau, vị tha, đồng cảm và giữbí mật cho nhau. Các em thường cũng tranh luận, thảo luận với nhau vềcác vấn đềcó liên quan.

Thiếu niên coi quan hệ bạn bè cùng tuổi là quan hệ riêng của những cá nhân. Các em cho rằng, các em có quyền hành động độc lập trong quan hệ này và bảo vệ quyền đó của mình. Nếu có sự can thiệp thô bạo của người lớn, khiến các em cảm thấy bị xúc phạm, thì các em chống đối lại. Nếu như quan hệ của các em với người lớn càng khơng thuận hịa thì sự giao tiếp với bạn cùng lứa càng tăng và ảnh hưởng của bạn bè đến các em càng mạnh mẽ.

Sựbất hồ trong tình bạn cùng lớp, sựthiếu thốn bạn thân hoặc tình bạn bịphá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề, được xem như là bi kịch của cá nhân. Tình huống khó chịu nhất đối với các em là sựphê bình thẳng thắn của tập thể, của bạn bè; cịn hình phạt nặng nềnhất đối với các em là bịbạn bè tẩy chay, khơng muốn chơi với mình. Sự đơn độc là trải nghiệm quá nặng nề đối với thiếu niên. Chính vì vậy nhiều trẻ đi tìm những người bạn, hội, bè phái ởbên ngoài lớp học, ngoài nhà trường…và ở đây các em có thểphải trải nghiệm những bi kịch cuộc đời thực sự.

2.1. Đặc điểm hoạt động giao tiếp của thiếu niên với bạn khác giới.

Ởlứa tuổi này quan hệgiữa các em trai và các em gái có những thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước. Các em đã bắt đầu biểu hiện quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau,

và do đó quan tâm đến vẻbềngồi của mình.

Lúc đầu sự quan tâm đến giới khác, ởcác em nam cịn có tính chất tản mạn, và biểu hiện bằng phương thức đặc thù của trẻ con, như trêu chọc, xô đẩy các em gái…Các em gái nhiều khi rất bực, khơng hài lịng về những hành vi như thếcủa các

em trai, song động cơ của những hành vi đó, các em gái ý thức được và không bực

tức, giận dỗi các em trai.

Về sau những quan hệ này được thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính

ngượng ngùng, nhút nhát, e thẹn. Ở một số em điều đó được bộc lộ trực tiếp cịn số

khác được che dấu bằng thái độthờ ơ giảtạo “khinh bỉ” đối với người khác giới. Hành vi này mang tính chất hai mặt: sự quan tâm đến nhau và sựphân biệt nam nữ.

Có nhiều em lớp 8, lớp 9, đặc biệt là các em gái hay để ý vấn đềai yêu ai. Mặc

dù điều này các em rất bí mật, nếu có kể cho ai biết thì chỉ kể cho những người bạn thật tin cậy, thân thiết. Nhưng không hiểu làm sao các em khác lại biết được. Điều đó chứng tỏcác em theo dõi quan sát nhau, đểý nhau thường xuyên.

Ở học sinh các lớp 6,7, tình bạn giữa nam và nữ ít nảy sinh, nhưng ở các học sinh lớp 8,9 thì nảy sinh thường xuyên hơn, sự gắn bó giữa hai bên rất thắm thiết và nó giữ một vị trí lớn trong cuộc sống các em. Ở các lớp này đã xuất hiện các nhóm hỗn hợp (có cả nam và nữvào một nhóm bạn). Hứng thú đối với người bạn cùng học khác giới có ý nghĩa khơng nhỏ đối với sự phát triển nhân cách của các em. Mối tình cảm, thân thiện đã động viên nhau, gợi ý cho nhau, kích thích nhau làm điều tốt, giúp nhau, bảo vệlẫn nhau. Đây là một động lực tựhoàn thiện bản thân của từng em.

Tất nhiên, quan hệ giao tiếp nam nữ ởlứa tuổi này có thểlệch lạc. Quan niệm về bạn khác giới khơng đúng mực dẫn đến đua đòi chơi bời, bỏ cảviệc học lẫn cơng việc khác… Vì thế những người làm công tác giáo dục cần hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn ở tuổi này thật lành mạnh, trong sáng. Quan hệ tốt đẹp sẽ là động lực thúc

đẩy quá trình học tập, rèn luyện.

Nói chung, tình bạn có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống, với sựphát triển nhân cách của các em. Hoạt động giao tiếp ởtuổi này là một hoạt động đặc biệt. Nội dung của sựgiao tiếp là xây dựng quan hệ qua lại, những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình; đồng

thời qua giao tiếp, đã hình thành và phát triển một số kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân. Các em dần nắm bắt được những chuẩn mực đạo đức mới và dần nắm bắt được những chuẩn mực kiểu quan hệ người lớn, điều này giúp các

em trưởng thành vềmặt xã hội.

Đó là ý nghĩa to lớn của hoạt động giao tiếp ở lứa tuổi này đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì thếnhững người làm cơng tác giáo dục phải tạo điều kiện đểcác em giao tiếp với nhau, hướng dẫn, kiểm tra quan hệ giao tiếp của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chếgiao tiếp ởlứa tuổi này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)