Hứng thú và ước mơ của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 30 - 31)

1.1 .Tri giác của học sinh tiểu học

2.3. Hứng thú và ước mơ của học sinh tiểu học

Đây cũng là những nét tâm lý mà chúng ta cũng cần quan tâm tới. Ở tuổi này hứng thú học tập dần dần chiếm ưu thế hơn so với hứng thú vui chơi, vì ở lứa tuổi này học tập là hoạt động chủ đạo. Lúc đầu các em có hứng thú như nhau đối với tất cả các môn học. Nội dung môn học, cách thức học từng mơn chưa có ý nghĩa quan trọng đối với sự nảy sinh hứng thú. Cái chính là kết quả học tập và lời nhận xét của giáo viên có tác dụng củng cố hứng thú học tập của trẻ. Đến cuối cấp các em bắt đầu có sự phân biệt thái độ, có hứng thú khác nhau đối với từng loại bài khác nhau. Tuy nhiên, hứng thú đó cũng chưa được bền vững, sự phân biệt chưa rõ ràng. Điều quan trọng trong vấn đề bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh chính là sự giảng dạy nhiệt tình và trình độ sư phạm của giáo viên. Học sinh tiểu học đã có hứng thú với lao động. Các em đầu cấp thích lao động thủ công, lao động tự phục vụ. Nhưng ở các lớp cuối cấp do thể lực và tri thức phát triển, nên các em thích những hình thức lao động địi hỏi phải có sự vận động, phải đem lại cho các em những hiểu biết mới. Nói chung, các em thích những loại lao động mang được tính chất vui chơi. Các em rất thích thú chăn nuôi gia súc, trồng cây, lao động cơng ích, thích đọc sách, xem tranh, nghe kể chuyện, thích ca hát, đá bóng...Ngồi ra các em cịn có nhiều ước mơ tươi sáng ly kì. Các em mơ lên cung trăng, ước mơ trở thành phi cơng...Tất nhiên, những ước mơ đó cịn xa thực tế, nhưng

chúng ta khơng sợ tính xa thực tế trong ước mơ của các em. Chúng ta cần khuyến khích và tạo cho các em có nhiều ước mơ. Tính chất hiện thực của ước mơ sẽ đến dần khi tri thức được mở rộng. Ước mơ của các em hơm nay chính là lý tưởng ngày mai của các em.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 1 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)