II. Hoạt động học tập và sựphát triển trí tuệ của thanh niên
2. Đặc điểm của sựphát triển trí tuệ dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập
Lứa tuổi thanh niên là giai đoạn quan trọng của sự phát triển trí tuệ, là giai
mãn, trí tuệcủa con người cũng ởthời kì sáng lạn. Chính vì vậy, thanh niên học sinh
đang ở trong giai đoạn thuận lợi nhất cho việc học hành. Họnhạy cảm với kích thích từ mơi trường, có thểnhớrất nhanh và nhớ nhiều, phản xạ trí tuệnhạy bén, linh hoạt và sáng tạo…Điều này được thểhiện cụthể ởnhững mặt sau:
2.1. Tri giác.
Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan; do sựtích lũy kinh nghiệm sống và tri thức; do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động xã hội. Cho nên nhận thức cảm tính của học sinh trung học phổthơng càng ngày càng sâu sắc.
Thời kì này, các em có độ nhạy cảm rất cao về tri giác nhìn và tri giác nghe, có sựphối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan vận động: mắt nhìn, tai nghe, tay viết, óc suy nghĩ. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức phát triển cao, có khả năng quan sát tốt.
Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và tồn diện hơn. Q trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứhai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngơn ngữ.
Thanh niên học sinh có khả năng điều khiển quan sát của mình theo kế hoạch chung và chú ý tất cả các khâu trong quá trình hoạt động. Tuy vậy cần có sự chỉ đạo của giáo viên, hướng các em vào nhiệm vụnhất định đểquan sát có hiệu quả.
2.2. Trí nhớ.
Thanh niên học sinh đang ở giai đoạn phát triển cao vềtrí nhớ. Các em có khả
năng nhớrất nhanh. Các loại trí nhớ đều phát triển nhưng trí nhớcó chủ định giữvai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Hình thức ghi nhớ phong phú và đa dạng song ghi nhớtừngữvà ghi nhớlogic ngày một chiếm ưu thế tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo
được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em biết tài liệu nào cần nhớ từng câu từng chữ, cái gì cần hiểu mà khơng cần nhớ.
Thanh niên học sinh có khả năng thiết lập các liên tưởng rất tốt trong ghi nhớ cũng như gợi lại thơng tin trong trí nhớ. Theo S.Ivanov, một hình ảnh thể hiện dựa trên một hệthống các liên tưởng phức tạp và phát triển tương đương với một tổng hợp các mối liên hệ; mối liên hệ này được hình thành dưới ảnh hưởng của một loạt các
tình tiết của kinh nghiệm sống. Những gì có thể dễghi nhớnhất là những tư liệu liên
quan đến các trải nghiệm. Thanh niên học sinh đã có những trải nghiệm và việc học
dựa trên sựhiểu là căn bản nên sự liên tưởng ngữnghĩa giữvai trị quan trọng trong trí nhớcủa các em.
Thanh niên học sinh đã học được những kĩ thuật hỗtrợcho trí nhớ như sử dụng
sắp xếp logic….chú ý q trình mã hóa khi ghi nhớ hơn là sự tâm niệm phải ghi nhớ
điều gì đó.
Học sinh cũng hiểu rằng q nhiều thơng tin có thể làm mất đi thơng tin. Vì vậy nên học ít và thường xuyên sẽtốt hơn là học tất cảcùng một lúc.
2.3. Chú ý.
Ở thanh niên học sinh, chú ý có chủ định chiếm ưu thế, các em biết đềra mục
đích của chú ý. Chính thái độlựa chọn mơn học của các em trong q trình học tập đã quyết định tính chủ định trong chú ý của các em tới lĩnh vực mà các em quan tâm. Việc gắn học tập với định hướng nghềnghiệp tương lai đã tạo cho các em có hứng thú khá ổn định đối với môn học nên chú ý sau chủ định (chú ý xuất hiện trên sự đam me
đối với đối tượng) của các em xuất hiện thường xuyên hơn.
Với tính mục đích cao trong các hoạt động cùng với sự phát triển của ý chí,
năng lực di chuyển và phân phối chú ý của học sinh trung học phổ thơng được phát
triển và hồn thiện. Điều này giúp các em ở lứa tuổi này có thể thực hiện và hoàn thành hai hay nhiều hoạt động cùng một lúc, làm gia tăng hiệu quả và chất lượng hoạt
động, thí dụkhả năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép bài.
2.4. Tư duy và tưởng tượng.
Đây là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các năng lực trí tuệ. Theo J. Piaget, ởtuổi
này các em đã đạt được các thao tác trí tuệ bậc cao như người lớn, đó là tư duy hình thức và tư duy logic. Cấu trúc hoạt động trí tuệcủa học sinh đầu tuổi thanh niên phức tạp và có tính phân hóa rõ rệt so với lứa tuổi nhỏ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy q trình phân hóa các năng lực trí tuệ của em trai được bắt đầu sớm hơn, bộc lộ rõ
hơn so với các em gái. Chúng ta thường quan sát thấy nhiều học sinh trai học giỏi các
môn khoa học chính xác, khoa học tự nhiên hơn các em gái. Trong khi đó các em gái
thường học tốt các môn khoa học xã hội, nhân văn, ngôn ngữ. Điều này cần được tính đến trong dạy học phân ban, dạy học cá biệt, hướng nghiệp cho học sinh…Thanh niên
học sinh có những kĩ năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng tự học,
đây là bước phát triển mới so với những lứa tuổi trước.
Tư duy của thanh niên học sinh được thực hiện chủyếu trên đối tượng từ ngữ,
trên cơ sởnhững khái niệm. Tư duy lí luận phát triển mạnh và có tính chặt chẽ, nhất
qn, có căn cứ hơn thiếu niên, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa
phát triển mạnh, giúp các em lĩnh hội được những khái niệm phức tạp và trừu tượng của chương trình học. Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách
trường. Đây là cơ sở để phát triển óc phê phán, giúp các em phân tích được các mối quan hệcủa sựvật hiện tượng trong thế giới khách quan và là cơ sở đểhình thành thế giới quan cho các em. Tuy vậy, hiện nay một số thanh niên học sinh THPT chưa đạt tới mức tư duy đặc trưng của lứa tuổi. Nhiều em chưa phát huy hết năng lực suy nghĩ
độc lập của bản thân, kết luận vội vàng theo cảm tính…Việc giúp các em phát triển
khả năng nhận thức là nhiệm vụquan trọng của giáo viên.
Sự phát triển trí tuệ của thanh niên học sinh đã đạt được ở mức cao và đang
được hồn thiện dần trong q trình học tập. Càng lên các lớp cuối cấp, năng lực trí
tuệcàng phát triển. Điều này tạo cơ hội cho khả năng tư duy độc lập, tư duy khái quát
hóa, tư duy sáng tạo, chuẩn bịcho việc học lên cao, học nghề và vào đời của các em.
Giai đoạn lứa tuổi thanh niên học sinh là giai đoạn phát triển trí tuệ, giai đoạn tư duy lí luận. Ở giai đoạn này, các em thường nghiên cứu những vấn đềcó tính chất chinh trị xã hội. Các em thích tranh luận để muốn làm sáng tỏ những quan điểm của mình. Những tranh luận này hồn tồn có tính chất lí thuyết. Các em có thể để hàng giờvào những vấn đềmà mình hứng thú. Điều này thường làm phiền lịng cha mẹvà cô giáo. Thực ra những tranh luận này là sự tất yếu và cũng có ý nghĩa. Nó chứng tỏ một giai đoạn mới của quá trình phát triển trí tuệ khi mà lí luận trừu tượng tỏ ra hay
hơn, thú vị hơn hoạt động thực tiễn.