Một số giáo án minh hoạ việc sử dụng thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 71 - 84)

học tích cực.

Bài 1

Dãy hoàng liên sơn

(Lịch sử và Địa lí 4)

A. Phần chuẩn bị

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài, HS biết:

- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu).

- Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng

- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.

- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam

II. Chuẩn bị

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam - Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ

- Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng

B. Phần thể hiện trên lớp

I. ổn định II. Bài học

Thiên nhiên của đất nước ta rất phong phú và đa dạng. ở mỗi miền lại có những đặc điểm riêng về thiên nhiên cũng như về hoạt đông sản xuất và sinh hoạt của con người. Phần Địa lí sẽ giúp các em tìm hiểu về những đặc điểm ấy. Bài đầu tiên trong chương trình giúp các em hiểu biết những điều lí thú về dãy núi Hoàng Liên Sơn, một dãy núi cao và đồ sộ ở miền núi phía Bắc nước ta.

1. Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam

1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoạc theo từng cặp

- GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK

- Dựa vào lược đồ và SGK các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta (Bắc Bộ), trong những dãy núi đó dãy núi nào dài nhất ? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km ? Rộng bao nhiêu km ? + Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?

- Các nhóm thảo luận và trình bày (HS chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi trên bản đồ tự nhiên Việt Nam)

+ Những dãy núi chính ở Bắc Bộ là: dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Chiều.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía tây sông Hồng và phía đông của sông Đà

+ Dài khoảng 180 km và rộng khoảng 30 km

+ Đỉnh có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

Cho HS làm việc theo các nhóm + Nhìn vào hình 1 chỉ đỉnh núi Phan- xi-păng và cho biết độ cao của nó + Tại sao đỉnh Phan-xi-păng được coi là "nóc nhà" của Tổ quốc ?

+ Quan sát hình 2 hoạc tranh ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng

HS làm việc theo nhóm nhỏ - Đại diện các nhóm lên trình bày - Các nhóm sửa chữa và bổ sung cho nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m + HS quan sát hình 2 và tranh mô tả: Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta nên được coi là nóc nhà của Tổ quốc. Đỉnh núi này nhọn, xung quanh thường có mây mù che phủ

2. Khí hậu lạnh quanh năm

Hoạt động 3: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?

- GV gọi HS chỉ vi trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường

- Dựa vào bảng số liệu SGK, em hãy nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.

- ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn khí hậu quanh năm lạnh, nhất là vào những tháng mùa đông, đôi khi có tuyết rơi. Từ độ cao 2000m đến 2500m thường mưa nhiều, rất lạnh. Từ độ cao trên 2500m khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh

- Sa Pa ở độ cao 1570m. Vào tháng 1 nhiệt độ trung bình là 9°C và vào tháng 7 là 20°C. Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng

của vùng núi phía Bắc

III. Tổng kết

* GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và giới thiệu thêm về dãy núi Hoàng Liên Sơn ( tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên). Đây là dãy núi cao nhất Đông Dương.

* Trò chơi: Tập làm hướng dẫn viên du lịch

-GV chuẩn bị 3 phiếu cho HS bốc thăm: Hoàng Liên Sơn, Sa Pa, Phan-xi-păng

- GV phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội cử một đại diện lên bốc thăm. Bốc thăm phiếu nào thì thuyết minh về địa danh đó. Đội nào thuyết minh đúng, hay đội đó thắng cuộc.

- Tổ chức cho HS chơi trước lớp

Bài 13

Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng bắc bộ

( Lịch sử và Địa lí 4)

A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu

Học xong bài này, HS biết:

Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, là nơi nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều loại rau xứ lạnh).

- Các công việc cần phải làm trong khi sản xuất lúa gạo

- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất - Tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân

II. Chuẩn bị

- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam

- Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi do GV và HS sưu tầm

B. Phần thể hiện trên lớp I. ổn định

II. Bài học

GV yêu cầu HS trình bày về đặc điểm nhà ở, làng xóm, lễ hội, trang phục của người dân đồng bằng Bắc Bộ

GV nói "Hoạt động của người dân nơi đây có đặc điểm gì? Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước

* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp

GV giao nhiệm vụ cho HS:

biết, trả lời theo các câu hỏi sau: 1. Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước?

2. Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. Từ đó, em có nhận xét gì về việc sản xuất lúa gạo của người nông dân? Theo dõi, giúp HS quan sát quy trình sản xuất lúa gạo theo thứ tự các hình trong SGK.

- Giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước (cây cần có đất mầu mỡ, khí hậu nóng ẩm, gốc ngập nước). Về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo. thấy rõ sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo.

- Đại diện các nhóm trả lời - Các nhóm nhận xét, bổ xung

1. Đất đai mầu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa

2. Sản xuất lúa gạo là công việc vất vả, kì công, phải tuân theo đúng quy trình kĩ thuật mới có hạt gạo ngon

* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp

GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh nêu tên các cây trồng vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ

GV hỏi

+ Cho biết nơi đây có những loại cây ăn quả nổi tiếng nào? ở đâu?

+ Đây là nơi nuôi nhiều lợn và gia cầm nhất của nước ta. Vì sao?

Kết luận:

Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi nhiều lợn và gia cầm nhất của nước ta.

- Ngô, khoai, cây ăn quả, lợn, gia cầm

- Vải thiều ở Hải Dương, nhãn lồng ở Hưng Yên

- Do có sãn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai,...

2. Vùng trồng nhiều rau sứ lạnh

* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết thảo luận các câu hỏi sau: 1. Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ

HS thảo luận (nhóm 4)

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm bổ sung

dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào?

2. Quan sát bảng số liệu và cho biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20oC? đó là những tháng nào?

3. Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?

4. Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.

- GV gợi ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hàng trên của bảng số liệu là các tháng trong năm

+ Hàng dưới của bẳng số liệu là nhiệt độ trung bình hàng tháng

+ Nhiệt độ trung bình dưới 20oC là lạnh

Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ không?

Giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ

Kết luận

Do có mùa đông lạnh nên đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều loại rau xứ lạnh như: bắp cải, su hào, cà chua, cà rốt,...

tháng, khi đó nhiệt độ giảm nhanh và có gió mùa đông bắc thổi về

2. Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 20oC,

3. + Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông và các loại rau mùa đông

+ Khó khăn: nếu rét quá thì một số loại cây ưa nóng bị chết

4. Khoai tây, su hào, cải bắp, cà rốt, cà chua,...

III. Tổng kết

1. Đánh mũi tên sơ đồ dưới đây sao cho đúng

DDDD

2. Chọn và sắp các ý sau theo thứ tự của quá trình sản xuất lúa gạo a) Tuốt lúa b) Chăm sóc lúa c) Cấy lúa d) Làm đất đ) Gieo mạ e) Gặt lúa g) Phơi thóc

3. Chọn ý điền vào sơ đồ sao cho phù hợp a) Trồng nhiều rau xứ lạnh

b) Nhiệt độ hạ thấp

c) Mùa đông có gió mùa đông bắc

Bài 2

địa hình và khoảng sản

( Lịch sử và Địa lí 5)

A. Phần chuẩn bị

I. Mục tiêu

Học xong bài học sinh biết:

- Nêu được những đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản:

+ 3/4 diện tích đất liền là đồi núi và cao nguyên. Hai đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng lớn thứ hai của cả nước

Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa

Đất phù xa màu mỡ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước

+ Nước ta có nhiều loại khoáng sản: than đá, a-pa-tit, sắt, dầu mỏ... - Biết dựa vào bản đồ chỉ ra các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, các mỏ khoáng sản

- ý thức được khoáng sản nước ta không phải là vô hạn, không nên khai thác bừa bãi

II. Chuẩn bị

Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam Bản đồ khoáng sản Việt Nam

B. Phần thể hiện trên lớp

I. ổn định II. Bài học

1. Địa hình

*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

Bước 1:

GV treo lược đồ địa hình Việt Nam lên bảng cho học sinh quan sát rồi trả lời các nội dung sau:

1. Chỉ vị trí của vùng đồi núi và vùng đồng bằng trên lược đồ

2. Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta, trong đó những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung?

3. Kể tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta

4. Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta

Bước 2:

1.Cho một số học sinh nêu đặc điếm chính của địa hình ở nước ta

2. Một số học sinh khác lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam những dẫy núi và đông bằng lớn ở nước ta

GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

- HS đọc mục 1 và quan sát hình - HS lên bảng chỉ vị trí

- HS chỉ và nêu tên các dãy núi chính + Dãy tây bắc - đông nam gồm: dãy Trường Sơn và day Hoàng Liên Sơn + Dãy hình cáng cung gồm: Dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Chiều

- Nước ta gồm có các đồng bằng: đồng châu thổ Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung và một số đồng bằng nhỏ hẹp khác

- Phần đất liền nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp, chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng

- HS nhắc lại đặc điểm chính về địa hình

Kết luận

Trên phần đất liền của nước, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và chủ yếu là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp

2. Khoáng sản

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

Bước 1

- GV treo lược đồ một số khoáng sản Việt Nam lên bảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Dựa vào lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và vốn hiểu biết, các nhóm hãy thảo luận các câu hỏi sau:

1. Kể tên một số khoáng sản ở nước ta

2. Khoáng sản nào có nhiều nhất? 3. Hoàn thành phiếu học tập sau: (phiếu học tập 3)

Bước 2:

- GV cử đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi

- HS khác bổ sung

- GV chữa và hoàn thiện câu trả lời

Kết luận:

- Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit, trong đó than là loại khoảng sản có nhiều nhất ở nước ta

- Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Chúng ta cần khai thác khoáng sản một cách hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

- Các nhóm quan sát lược đồ và thảo luận

- Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô- xit, sắt, a-pa-tit, thiếc,...

- Than có nhiều ở nước ta, tập trung ở Quảng Ninh và thuộc loại than tốt trên thế giới

- Đại diện các nhóm trả lời - Các nhóm bổ sung cho nhau

Hoạt động 3: Làm việc với cả lớp

- GV treo hai bản đồ: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và Bản đồ khoáng sản Việt Nam

- Gọi từng cặp HS lên bảng. Đưa mỗi cặp một yêu cầu

VD:

+ Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng liên Sơn

+ Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ + Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a-pa-tit + ... - HS nhận xét khi mỗi cặp chỉ xong

Các cặp lên bảng thức hiện

HS dưới lớp nhận xét kết quả mỗi cặp

( HS nào nhanh và đúng thì được các bạn dưới lớp hoan hô)

III. Tổng kết

Bài 11

Lâm nghiệp và thuỷ sản

(Lịch sử và Địa lí 5)

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học xong bài, HS biết:

- Dựa vào biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta.

- Biết các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thuỷ sản

- Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản - Thấy được sự cần thiết của bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với việc phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản

II. Chuẩn bị

- Bảng số liệu diện tích rừng - Bản đồ phân bố rừng

- Biểu đồ sản lượng thuỷ sản - Bản đồ kinh tế

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 71 - 84)