Sử dụng mô hình

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 57 - 60)

2. Cách sử dụng một số thiết bị dạy học địa lí ở Tiểu học theo

2.5. Sử dụng mô hình

2.5.1. Khái niệm

"Mô hình là những vật có hình dạng, có thể thu nhỏ hoặc phóng to, nhằm mô phỏng cấu tạo hoạt động của vật gốc để trình bày, nghiên cứu, học tập" [7].

Trong dạy học Địa lí ở tiểu học, giáo viên thường sử dụng mô hình Trái Đất (quả địa cầu), mô hình Mặt Trăng - Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

2.5.2. Vai trò của mô hình

Mô hình giúp chúng ta nghiên cứu vật gốc khi ta không có điều kiện trực tiếp nhìn. Mô hình là vật đại diện, thay thế cho vật gốc, có những đặc điểm cấu tạo tương tự như vật gốc. Chính vì vậy, khi nghiên cứu mô hình người ta sẽ nhận được những thông tin về đặc điểm, tính chất... của vật gốc.

So với tranh ảnh, các mô hình giáo khoa tốt hơn ở chỗ chúng dạng khối, nên những biểu tượng và khái niệm hình thành cho học sinh đầy đủ chính xác hơn. Chúng làm rõ được tính chất của không gian ba chiều cũng như trạng thái động của một số sự vật và hiện tượng địa lí. Ví dụ: mô hình thung lũng sông hồ, mô hình Trái Đất, mô hình Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng...

Do chỉ giữ lại trong nó những cái chung nhất, cái bản chất nhất, cái chủ yếu nhất của vật gốc nên mô hình giúp học sinh dễ dàng tri giác được bản chất của sự vật, chuyển từ cái cụ thể sang cái trừu tượng, khái quát để dễ dàng lĩnh hội được cái trừu tượng.

Trong các loại mô hình địa lí, quả cầu địa lí là mô hình được sử dụng nhiều nhất. Ưu điểm của nó thể hiện được hình dạng của Trái Đất một cách chính xác. Trên quả địa cầu, tất cả những đặc điểm về hình cầu, về kinh tuyến, vĩ tuyến, về khoảng cách, diện tích, phương hướng đều được giữ nguyên gần đúng với thực tế. Tất nhiên, các khoảng cách đều được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định. Chính vì ưu điểm này mà quả cầu đã có tác dụng tích cực trong khi giải thích các vấn đề thuộc về Trái Đất và các vấn đề địa lí thiên văn. Nó giúp cho học sinh có khái niệm rõ ràng về hình dạng Trái Đất, về sự vận động tự quay và quay quanh Mặt Trời, về nguyên nhân sinh ra ngày đêm và bốn mùa...

ở tiểu học, quả địa cầu dùng để khai thác tính trực quan trong quá trình dạy các vấn đề về sự phân bố các lục địa và đại dương trên thế giới.

Để hướng dẫn học sinh làm việc với mô hình một cách tích cực và hiệu quả, giáo viên cần thực hiện các công việc sau: Xác định những kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm được thông qua mô hình. Dựa vào mô hình và trình độ hiểu biết của học sinh soạn hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức mới.

Sau đây là một số bước hướng dẫn học sinh làm việc với mô hình * Đối với mô hình tĩnh, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiến hành theo bước sau:

- Nắm được mục đích quan sát trên mô hình

- Quan sát toàn thể đến bộ phận, từ bên ngoài đến bên trong của mô hình

- Bước đầu so sánh mô hình với vật thật.

* Đối với mô hình động, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tiến hành theo các bước:

- Nắm được tên của mô hình cần quan sát. - Nắm được mục đích quan sát trên mô hình.

- Quan sát xem mô hình đó bao gồm những bộ phận nào? từng bộ phận đại diện cho những sự vật hiện tượng nào trong thực tế?

- Quan sát sự vận động của mô hình và tìm ra cơ chế vận động của hiện tượng địa lí.

- Tái tạo, mô phỏng lại sự vận động của hiện tượng địa lí.

2.5.4. Ví dụ minh hoạ:

Cho học sinh làm việc với quả địa cầu để tìm ra vị trí các đại dương - Bài 28, Các đại dương trên thế giới (SGK Lịch sử và Địa li 5).

Kiến thức mà học sinh cần nắm được khi làm việc với quả địa cầu: Học sinh biết được tên gọi và trí của 4 đại dương trên quả địa cầu

Tổ chức lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm một quả địa cầu. 1. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của vật gì?

2. Học sinh quan sát quả địa cầu tìm tên gọi, vị trí của các đại dương rồi hoàn thành bảng sau:

Tên đại dương Giáp các châu lục Giáp các đại dương ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

3.

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w