Chương trình,sách giáo khoa địa lí ở tiểu học

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 28 - 98)

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Chương trình,sách giáo khoa địa lí ở tiểu học

2.1.1. Chương trình môn Địa lí 4 và 5

a. Mục tiêu dạy học Địa lí lớp 4, lớp 5

- Hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể của đất nước và thế giới (các châu lục, khu vức đông Nam á và một số nước tiêu biểu cho các châu lục)

- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng địa lí như: kĩ năng quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng quan sát bản đồ; kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích bảng số liệu, biểu đồ; kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn giản

- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham hiểu biết, yêu đất nước, thiên nhiên, con người, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường.

b. Những nội dung chính của môn Địa lí lớp 4 và lớp 5

Môn Địa lí lớp 4 có những nội dung sau:

2. Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du (dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ)

- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi). - Cư dân (mật độ dân số không lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội).

- Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên rừng, sức nước, đất, khoáng sản (khai thác chế biến gỗ, quặng; trồng trọt; chăn nuôi gia súc; thuỷ điện;...). Hoạt động dịch vụ (giao thông miền núi và chợ phiên)

- Thành phố vùng cao (Đà Lạt)

3. Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ)

- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi). - Cư dân (mật độ dân số lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội).

- Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, thuỷ sản. Hoạt động dịch vụ (giao thông đồng bằng, thương mại)

- Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ

4. Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền duyên hải (dải đồng bằng duyên hải miền Trung)

- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật).

- Cư dân (dân cư khá đông đúc, hai dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội).

- Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và chế biến hải sản)

- Thành phố: Huế, Đà Nẵng 5. Biển Đông, các đảo, quần đảo

- Khai thác dầu khí và đánh bắt, chế biến hải sản.

Môn Địa lí lớp 5 có nội dung:

1.Địa lí Việt Nam - Tự nhiên:

+ Sơ lược về vị trí địa lí, diện tích, hình dạng nước ta.

+ Một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông, biển, các loại đất chính và động, thực vật (sự phân bố và giá trị kinh tế)

- Dân cư:

+ Sơ lược về số dân, sự gia tăng dân số và hậu quả của nó.

+ Một số đăc điểm nổi bật về các dân tộc Việt Nam, sự phân bố dân cư.

- Kinh tế:

+ Một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

+ Một số đặc điểm nổi bất về tình hình phát triển kinh tế và sự phát triển công nghiệp

+ Một số đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại, du lịch. 2. Địa lí thế giới

- Bản đồ thế giới

- Vị trí và một số đặc điểm đặc trưng từng châu lục, từng đại dương trên thế giới.

- Vị trí và một số đặc điểm nổi bật của khu vực Đông Nam á

- Vị trí, thủ đô và một số đặc điểm nổi bật của một số quốc gia tiêu biểu ở các châu lục: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Liên bang Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a

2.1.2. Sách giáo khoa a. Khổ sách

Sách được trình bày với khổ 17cm x 24cm, cách trình bày thoáng, cỡ chữ to, số lượng kênh hình nhiều và kích thước các hình phù hợp với học

sinh tiểu học. Tạo điều kiện để cho giáo viên tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới của học sinh thông qua làm việc với bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, tranh ảnh, hình vẽ đồng thời phát hiện các kĩ năng địa lí của học sinh.

b. Cách trình bày

Sách giáo khoa Địa lí ở tiểu học, kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức. Tuy nhiên, kênh hình vẫn đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ minh hoạ cho kênh chữ mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.

Số lượng kênh hình nhiều và đa dạng về thể loại, cụ thể: - Lớp 4 có 16 lược đồ, 115 tranh ảnh và 8 bảng số liệu

- Lớp 5 có 16 lược đồ, 50 tranh ảnh, 7 bảng số liệu và 3 biểu đồ

c. Cách trình bày một bài học

Mỗi bài học gồm 3 phần:

- Phần cung cấp kiến thức (thông tin) bằng kênh chữ, kênh hình. - Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập

+ Câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở giữa bài gợi ý giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kĩ năng.

+ Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp cho giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và củng cố kiến thức của học sinh sau mỗi bài học

- Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung.

Kết luận:

Khi sử dụng sách giáo khoa, giáo viên nên căn cứ vào cấu trúc trên để hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa một cách hiệu quả (tận dụng cả kênh chữ và kênh hình) nhằm đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của môn học.

Sử dụng sách giáo khoa cần lưu ý là sách giáo khoa viết cho học sinh là tài liệu học tập của học sinh, giáo viên dựa vào đó để chuẩn bị bài giảng.

Giáo viên có thể xem xét thêm tư liệu, làm cho kiến thức trong sách giáo khoa thêm sinh động, hấp dẫn.

2.2. Tình hình thực tế sử dụng thiết bị dạy học địa lí hiện nay ở nhà trường tiểu học

Chúng tôi điều tra thông qua phiếu điều tra. Phiếu điều tra gồm 8 câu hỏi tương ứng với từng nội dung đã nêu trên và được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm lựa chọn. Các câu hỏi và các phương án trả lời được trình bày rõ ràng, đảm bảo tính lôgic của hệ thống câu hỏi, tính khách quan của các kết quả nghiên cứu.

Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu, gửi tới giáo viên đang trực tiếp dạy học ở 9 trường tiểu học. Số phiếu thu lại là 186 phiếu (số giáo viên được điều tra là 186). Những số liệu thu được trong phiếu điều tra được chúng tôi xử lý và thống kê bằng phương pháp toán học, trên cơ sở đó khái quát được thực trạng. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại để hỗ trợ cho phương pháp điều tra này.

Dựa vào các phương pháp điều tra nêu trên, chúng tôi đã thu được kết quả nghiên cứu thực trạng về việc trang bị và sử dụng TBDH địa lí tại các trường tiểu học như sau:

- Câu hỏi 1: Có 100% số giáo viên được điều tra trả lời, hiện tại ở nhà trường đã được trang bị các TBDH như: bản đồ (lược đồ), tranh ảnh có nội dung địa lí, mô hình (quả địa cầu). 20% có máy chiếu overhead. Máy chiếu projector chưa có. 12% có phòng máy vi tính.

- Câu hỏi 2: Các giáo viên đều cho rằng TBDH hiện nay ở nhà trường còn thiếu, cụ thể 100% giáo viên trả lời như vậy.

- Câu hỏi 3: "Theo thầy cô, việc sử dụng các TBDH trong dạy học môn địa lí có cần thiết không?" cũng có 100% trả lời rất cần thiết.

+ Có 88% số giáo viên được điều tra trả lời, thỉnh thoảng sử dụng bản đồ (lược đồ) trong quá trình giảng dạy, 12% trả lời thường xuyên sử dụng trong quá trình giảng dạy.

+ 44% giáo viên trả lời thỉnh thoảng sử dụng tranh ảnh và 56% trả lời thường xuyên sử dụng tranh ảnh.

+ Hình vẽ, bảng số liệu, biểu đồ có 44% giáo viên trả lời thường xuyên sử dụng nếu trong nội dung bài học có, 56% giáo viên trả lời thỉnh thoảng sử dụng.

+ Máy chiếu overhead có 20% số giáo viên được điều tra trả lời thỉnh thoảng sử dụng, 80% trả lời chưa sử dụng bao giờ

+ Máy chiếu projector 100% số giáo viên được điều tra trả lời chưa bao giờ sử dụng

+ 12% giáo viên trả lời có sử dụng phòng máy vi tính.

- Câu hỏi 5: "Thầy cô sử dụng TBDH vào quá trình dạy học địa lí nhằm mục đích":

+ 78% trả lời là minh hoạ cho lời giảng của giáo viên

+ 72% cho rằng là tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh tìm tòi khám phá

+ 64% cho rằng, kích thích hứng thú học tập của học sinh

+ 52% trả lời, giúp học sinh hình thành và rèn luyện kĩ năng địa lí - Câu hỏi 6: 54% giáo viên cho rằng, trong tiết học có sử dụng TBDH học sinh học tập rất hứng thú. 46% trả lời hứng thú

- Câu hỏi 7: Khả năng sử dụng máy ví tính như thế nào? ở câu hỏi này có 50% trả lời sử dụng bình thường còn lại 50% trả lời chưa học sử dụng

- Câu hỏi 8: 90% giáo viên được hỏi trả lời kĩ năng sử dụng TBDH địa lí cần bồi dưỡng thêm. 10% trả lời kĩ năng sử dụng đã đáp ứng được nhu cầu

Kết quả điều tra cho thấy: Hiện nay, toàn bộ các trường tiểu học trong cả nước đã được cấp TBDH truyền thống môn Địa lí như: bản đồ (lược đồ), tranh, ảnh, quả cầu,... Còn các TBDH hiện đại thì đa số là chưa được cấp, chỉ

có một số trường ở các trung tâm thành phố, thị xã và thị trấn có kinh phí là tự mua trang bị cho mình.

Cơ sở vậy chất ở các trường tiểu học còn thiếu, chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học địa lí hiện nay. Vì vậy, giáo viên một số trường vẫn phải tự trang bị và tìm thêm cho mình một số TBDH cần thiết.

Quá trình điều tra còn cho thấy là giáo viên ở các trường hiện nay rất ngại sử dụng TBDH trong giờ học. Tình trạng dạy "chay" là phổ biến, các TBDH nếu được sử dụng thì cũng chỉ mang tính chất hình thức, đối phó là chính và hầu như chúng được sử dụng như là những phương tiện minh hoạ, hỗ trợ cho lời giảng của giáo viên trên lớp. Giáo viên chỉ quan tâm đến tính chất minh hoạ của thiết bị mà chưa chú ý hoặc chú ý chưa đầy đủ đến việc khai thác tri thức bên trong của chúng. Bên cạnh đó việc sử dụng TBDH không phù hợp với tiến trình bài học, không đúng lúc, đúng chỗ cũng là một trường hợp khá phổ biến.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng tựu chung lại có thể chia làm hai nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan và nguyên

nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan: do điều kiện cơ sở vật chất các trang thiết bị

ở nhà trường còn thiếu, trong mỗi lớp học ở tiểu học tính trung bình chỉ có một đến hai bản đồ treo tường, một vài tranh ảnh treo tường và vài lớp chung nhau một quả địa cầu. Các TBDH hiện đại kèm theo chúng như ti vi, đầu video, đèn chiếu, máy vi tính... đa số các trường chưa được trang bị. Một vấn đề nữa là công tác quản lí, chỉ đạo lãnh đạo của nhà trường còn thiếu chặt chẽ, không kiểm tra thường xuyên việc sử dụng các TBDH của giáo viên.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, vấn đề chính dẫn đến hiệu quả thấp việc sử dụng các TBDH trong dạy học phụ thuộc chủ yếu vào người giáo viên (yếu tố chủ quan). Một thực tế là trong bất cứ trường hợp nào, nếu người giáo viên muốn sử dụng TBDH thì số thời gian bỏ ra phải lớn hơn nhiều, vất vả hơn nhiều so với dạy không sử dụng TBDH. Vấn đề ngại

khó và ngại tốn kém thời gian là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Một lí do khác rất quan trọng là, những giáo viên có ý thức sử dụng TBDH trong giờ học nhưng lại không biết cách tổ chức cho học sinh làm việc với các TBDH như thế nào cho hiệu quả.

Với cách tổ chức giờ học và cách sử dụng các TBDH như hiện nay, hoạt động của học sinh trong giờ học trên lớp chủ yếu là nghe giảng, quan sát, ghi nhớ và tái hiện thông tin đã được giáo viên truyền đạt. Như vậy học sinh chỉ đóng vai trò thụ động trong quá trình nhận thức chứ chưa phải là chủ thể trong quá trình nhận thức. Học sinh không khai thác được nội dung kiến thức tiềm ẩn trong các TBDH, không phát huy được tính tích cực nhận thức trong quá trình học tập, không được phát huy tư duy, mối quan hệ giữa người học và các TBDH chỉ mang tính chất hình thức bên ngoài. điều đó đồng nghĩa với việc học sinh chưa tiếp cận được với bản chất đối tượng nghiên cứu, không nắm được khái niệm một cách đầy đủ, chính xác. Do đó, không nâng cao được chất lượng dạy học, đặc biệt là kết quả nhận thức của học sinh.

Từ thực trạng sử dụng TBDH, cho thấy nhà trường tiểu học hiện nay cần phải sử dụng các TBDH theo hướng dạy học tích cực.

3. Kết luận chương 1.

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học địa lí ở tiểu học nói riêng các thiết bị dạy học là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Các TBDH chứa đựng bên trong nó những nguồn thông tin phong phú và đa dạng, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, phát triển năng lực tư duy, kĩ năng tìm tòi khám phá, vận dụng tri thức. Đồng thời giúp giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức cho học sinh một cách chủ động đạt hiệu quả.

Hiệu quả dạy học chỉ có thể đạt được khi học sinh là chủ thể tích cực của quá trình nhận thức. Bằng hoạt động tự lực của mình, học sinh chiếm lĩnh các tri thức khoa học, tham gia tích cực vào quá trình học tập. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng hiệu quả các TBDH cần phải hướng đến việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh

Về kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy rằng, TBDH địa lí hiện nay ở nhà trường tiểu học còn thiếu, nhất là các TBDH hiện đại. Các thầy cô đều nhận thức tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học nhưng chưa biết rõ mục đích của TBDH cũng như cách sử dụng chúng như thế nào cho đạt hiệu quả. Số giáo viên được hỏi đều trả lời cần phải bồi dưỡng thêm kĩ năng sử dụng TBDH.

chương ii

1. Nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học theo hướng dạy học tích cực.

Khi sử dụng các TBDH địa lí, người giáo viên cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung, hình thức của bài học để lựa chọn thiết bị dạy học cho phù hợp, tránh quá tải về thiết bị cho một giờ học.

- Phải có phương pháp sử dụng thích hợp đối với mỗi loại thiết bị dạy học.

- Phải sử dụng các thiết bị như là một nguồn cung cấp kiến thức chứ

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 28 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w