Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 84 - 98)

Sau khi nghiên cứu lí luận và cơ sở thực tiễn ở chương một, trong chương hai này mục đích cơ bản là xây dựng những nội dung sau:

1. Xác định những nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực.

2. Đưa ra cách thức sử dụng một số thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực như: sử dụng bản đồ địa lí, sử dụng tranh ảnh có nội dung địa lí, sử dụng bảng số liệu, sử dụng biểu đồ. sử dụng mô hình, sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin

3. Đưa ra quy trình sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực

Như vậy, có thể kết luận trong chương hai này là: để sử dụng tốt các thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là người giáo viên. Giáo viên phải nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục, phải có kiến thức và chuyên môn sâu rộng, biết sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như tự giác học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả học tập chung của cả lớp.

Thầy, cô hãy phấn đầu trong mỗi tiết học Địa lí ở nhà trường tiểu học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường lĩnh hội tri thức địa lí.

chương III thực nghiệm sư phạm 1. Khái quát chung

1.1. Mục đích thực nghiệm

Từ mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm, đối chứng hiệu quả của việc sử dụng TBDH trong dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực sao cho việc dạy học đạt kết quả cao hơn, đồng thời khẳng định tính khả thi của vân đề khoa học mà đề tài đã nghiên cứu.

1.2. Đối tượng thực nghiệm

Do giới hạn của đề tài, thời gian và địa điểm thực nghiệm. Nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm trên học sinh lớp 4 và 5 ở ba trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm: trường tiểu học Thị Trấn Sông Mã, trường tiểu học Hương Nghựu, trường tiểu học Mường Cai.

- Trường tiểu học Thị Trấn huyện Sông Mã - Đây là trường tiểu học trọng điểm của huyện, nhiều năm đạt tiến tiến xuất sắc, có cơ sở vật chất tương đối tốt và đầy đủ, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, học sinh có ý thức học tập.

- Trường tiểu học Hương Nghựu - Là trường tiểu học được tách ra từ trưòng tiểu học Thị Trấn, có đội ngũ giáo viên trẻ tuổi nhiệt tình trong công việc. Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ và là trường nằm gần trung tâm huyện.

- Trường tiểu học Mường Cai - Đây là trường tiểu học nằm ở xã Mường Cai, cách trung tâm huyện 30Km, học sinh chủ yếu là con em dân tộc.

Học sinh của các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có kết quả học tập tương đương nhau, được thể hiện ở kết quả khảo sát đầu năm của nhà trường và thông qua kết quả học tập trước kia cũng như hiện tại của các em. Hoàn cảnh học tập, hoàn cảnh gia đình, lứa tuổi, địa bàn cư trú,... tương đối đồng đều, ít có sự khác biệt.

Giáo viên dạy các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng ở các trường tiểu học thực nghiệm là những người nhiệt tình trong công tác giảng dạy và có trình độ chuyên môn vững vàng.

STT Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tên lớp SL Tên

lớp

SL

1 Tiểu học thị trấn 4A 34 4B 33

2 Tiểu học Hương Nghựu 5B 32 5A 33

3 Tiểu học Mường Cai 4B 35 4A 34

Bảng thống kê số lượng học sinh thực nghiệm và đối chứng

1.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành soạn và dạy một số bài trong chương trình địa lí ở lớp 4 và lớp 5 theo tư tưởng giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra và tiến hành thực nghiệm ở 3 trường tiểu học, mỗi trường hai lớp trong đó có một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng, cụ thể:

TT Bài thực nghiệm và đối chứng Trường thực nghiệm

Số tiết

thực nghiệm 1 Dãy Hoàng Liên Sơn TH Hương Nghựu 2

2 Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn TH Thị Trấn 2 3 Địa hình và khoáng sản TH Mường Cai 2

Bảng thống kê nội dung thực nghiệm

1.4. Tổ chức thực nghiệm1.4.1. Thời gian thực nghiệm 1.4.1. Thời gian thực nghiệm

- Ngày 8 tháng 9 năm 2006 dạy bài: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - Ngày 9 tháng 9 năm 2006 dạy bài: Địa hình và khoáng sản

1.4.2. Danh sách giáo viên tham gia thực nghiệm

T T Họ và tên Năm sinh Số năm giảng dạy Trình độ Đơn vị công tác Thành tích

1 Vũ Thái Nghĩa 1976 8 Đại học

TH Mường Cai GV giỏi cấp huyện 2 Trần Trang Nhung 1960 26 Đại

học TH Thị Trấn GV giỏi cấp tỉnh 3 Nguyễn Thị Hương 1970 14 Đại học

TH Hương Nghựu GV giỏi cấp tỉnh 4 Lương Thị Nghiệp 1959 26 Cao

đẳng

TH Thị Trấn GV giỏi cấp tỉnh

5 Lò Văn ơn 1964 20 Cao

đẳng

TH Mường Cai GV giỏi cấp huyện 6 Đặng Thị Quyên 1980 4 Đại

học

TH Hương Nghựu GV cấp huyện

Bảng thống kê giáo viên tham gia dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

1.4.3. Quy trình thực nghiệm

Bước 1: Thiết kế bài giảng trong đó xác định cụ thể các TBDH cần thiết và khai thác chúng trong bài học

Bước 2: Lựa chọn trường, lớp thực nghiệm

Bước 3: Trao đổi với giáo viên cách thực hiện giao án Bước 4: Tổ chức thực nghiệm

Dự giờ dạy các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng, quan sát các hoạt động của thầy và trò trong giờ học, ghi biên bản giờ học,...

Trao đổi, trò chuyện với học sinh, tìm hiểu thái độ của học sinh và giáo viên.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ học bằng cách cho học sinh làm các bài kiểm tra kiến thức, kĩ năng sau mỗi bài thực nghiệm

1.5. Phương pháp đánh giá

a. Dùng thang điểm 10 theo bậc giỏi, khá, trung bình và yếu để đánh giá tri thức, thái độ học tập của học sinh

b. Đối chiếu, so sánh các mặt của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để kiểm nghiệm tính khả thi của các hình thức dạy học đã nêu.

c. Phương pháp xử lí kết quả kết quả thực nghiệm

Đáng giá về mặt định tính - đánh giá thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh, đánh giá thông qua kết quả bài làm của học sinh,...

Xử lí về mắt định lượng - xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Trong đó sử dụng theo các thông số sau:

+ Tính tỉ lệ %: nhằm phân loại kết quả học tập, mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

+ Tính giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo công thức: n n x X k i i i ∑ = = 1 Trong đó X : Giá trị trung bình cộng

n: Số học sinh tham gia thực nghiệm xi: Giá trị điểm số

2. Kết quả thực nghiệm

2.1. Kết quả thực nghiệm (Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn)

Trường Lớp Số HS Điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường TH HươngNghự u TN5B 32 0 0 0 0 0 1 3 9 13 6 8,6 ĐC5A 33 0 0 0 0 1 3 5 9 10 5 8,2

Bảng kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

0 2 4 6 8 10 12 14

§iÓm 5 §iÓm 6 §iÓm 7 §iÓm 8 §iÓm 9 §iÓm 10

Thùc nghiÖm §èi chøng

Biểu đồ thể hiện kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Sau tiết dạy học thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tổ chức kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả của bài dạy. Chúng tôi đánh giá hiệu quả các bài kiểm tra thực nghiệm và đối chứng đảm bảo sự khách quan, công bằng.

Kết quả thực nghiệm cho thấy: số bài kiểm tra đạt điểm giỏi ở tiết thực nghiệm tăng lên rõ rệt so với tiết dạy đối chứng. Cụ thể, số bài đạt điểm giỏi tăng 4 bài; số bài điểm khá giảm 2 bài; số bài điểm trung bình giảm 3 bài; số bài điểm yếu không có.

Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm là 8,6 còn điểm trung bình của lớp đối chúng là 8,2).

Qua những kết quả nêu trên, có thể khẳng định bước đầu việc sử dụng TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực đã đem lại hiệu quả nhất định.

2.2. Kết quả thực nghiệm (Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn)

Trường Lớp Số HS Điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường TH Thị Trấn TN4A 34 0 0 0 0 0 1 4 8 14 7 8,6 ĐC4B 33 0 0 0 0 0 3 4 10 12 4 8,3

Bảng kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

0 2 4 6 8 10 12 14

§iÓm 5 §iÓm 6 §iÓm 7 §iÓm 8 §iÓm 9 §iÓm 10

Thùc nghiÖm

§èi chøng

Biểu đồ thể hiện kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Đây là bài dạy học sử dụng máy tính kết nối với máy chiếu đa năng. Nhìn bảng thống kê kết quả bài kiểm tra và biểu đồ trên chúng ta thấy: tỉ lệ học sinh giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi cao hơn so với lớp đối chứng. Cụ thể, có 7 học sinh đạt điểm 10, so với lớp đối chứng là 4 học sinh, 14 học sinh đạt điểm 9 so với lớp đối chứng là 12 học sinh tỉ lệ HS xếp loại trung bình giảm.

Trong bài dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học này, điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng (điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm là 8,6 còn điểm trung bình của lớp đối chúng là 8,3).

Như vậy, việc sử dụng TBDH hiện đại chứng tỏ có hiệu quả hơn. Sự say mê và hứng thú học tập cũng cao hơn nhiều so với lớp đối chứng.

2.3. Kết quả thực nghiệm (Bài 3: Địa hình và khoáng sản)

Trường Lớp Số HS Điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường TH Mường Cai TN4B 35 0 0 0 0 4 9 11 7 3 1 7,0 ĐC4A 34 0 0 0 0 6 10 9 7 2 0 6,7

Bảng kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

0 2 4 6 8 10 12

§iÓm 5 §iÓm 6 §iÓm 7 §iÓm 8 §iÓm 9 §iÓm 10

Thùc nghiÖm §èi chøng

Biểu đồ thể hiện kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Trong bảng thống kê kết quả bài kiểm tra thực nghiệm và đối chứng cho thấy: số bài kiểm tra đạt điểm giỏi và điểm khá ở tiết thực nghiệm tăng lên so với tiết dạy đối chứng. Cụ thể, số bài đạt điểm 10 ở lớp thực nghiệm là một bài, lớp đối chứng không có bài nào đạt điểm 10. Số bài đạt điểm 9 ở lớp thực nghiệm cũng tăng lên một bài so với lớp đối chứng. Điểm 7 và điểm 8 ở lớp thực nghiệm cũng tăng lên 2 bài. Số bài đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng.

Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,0 còn điểm trung bình của lớp đối chúng là 6,7).

3. Kết luận về kết quả thực nghiệm.

Qua kết quả thực nghiệm và các biện pháp điều tra, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Lớp Số HS

Xếp loại về điểm

Yếu Trung bình Khá Giỏi

SL % SL % SL % SL %

Thựcnghiệm 101 0 0 15 15% 18 18% 68 68%

Đối chứng 100 0 0 23 23% 18 18% 59 59%

Trung b×nh Kh¸ Giái Trung b×nh Kh¸ Giái Thực nghiệm (Tỉ lệ %) Đối chứng (Tỉ lệ%)

Biểu đồ thể hiện chất lượng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

So sánh hai biểu đồ chất lượng điểm của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta thấy. Chất lượng dạy học một số bài thực nghiệm đã tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở các bài thực nghiệm cao hơn và tỉ lệ điểm trung bình giảm hơn so với các bài đối chứng. Kết quả thực nghiệm còn cho thấy, giáo viên và học sinh đã bắt đầu làm quen với phương án dạy học do chúng tôi đề xuất. Điều đó cho thấy nếu vận dụng hợp lý phương án mà đề tài đã nêu thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

Thực nghiệm sư phạm đã được tiến hành ở 3 trường tiểu học. Kết quả thực nghiệm đã xác nhận rằng: thực nghiệm đã bước đầu thành công, khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học, giải quyết được nhiệm vụ của đề tài luận văn và đạt được mục đích nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong thực tế dạy học không phải nội dung nào cũng có thể phối hợp sử dụng các TBDH theo hướng phát huy tính tích cưc học tập

Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm chưa được dài mà sự tác động của các TBDH địa lí thì cần phải có thời gian mới thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong kết quả học tập của học sinh.

Do điều kiện và thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm được ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Sơn La và chỉ tổ chức dạy thực nghiệm được ở một số bài học trong học kì I môn Địa lí 4 và 5, Chưa có điều kiện để thực nghiệm nhiều bài học khác và nhiều trường tiểu học khác trên đất nước. Do vậy, chưa thể đòi hỏi một kết quả tốt nhất trong quá trình thực nghiệm.

Nếu khắc phục được vấn đề nêu trên thì chắc chắn rằng kết quả học tập của học sinh còn tốt hơn nhiều.

kết luận

Trong quá trình nghiên cứu làm đề tài "Sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực", chúng tôi rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:

Kết luận

- Đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bao khó khăn và thử thách trước mắt. Ngành Giáo dục cũng vậy, phải đổi mặt với những khó khăn và thử thách đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản, mạnh mẽ về chất lượng giảng dạy. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn học hỏi, tự nâng cao kiến thức, phải biết ứng dụng những thành quả nghiên cửu của loài người và những thành quả của khoa học kĩ thuật vào giảng dạy.

- Muốn tổ chức thành công một giờ học trên lớp sử dụng TBDH theo hướng tích cực, người giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào khâu chuẩn bị bài, phải tìm hiểu và nắm một cách chính xác những thuộc tính tiêu biểu về khái niệm địa lí cần hình thành cho học sinh. Trên cơ sở đó, chuẩn bị những TBDH đảm bảo thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác những thuộc tính tiêu biểu đó. Trong trường hợp các TBDH này không thể hiện hoạc thể hiện không đầy đủ, rõ ràng các vấn đề cần cho học sinh phát hiện thì giáo viên phải chỉnh sửa hoạc thậm chí xây dựng lại theo ý đồ dạy học của mình.

Giáo viên phải nắm vững được đặc điểm trình độ nhận thức của lớp mình, từ đó đưa ra những câu hỏi và bài tập định hướng cho các em làm việc. Muốn phát huy tính tích cực của học sinh, người giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo bài giảng của mình sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của các em. Trong quá trình dạy học địa lí, người giáo viên phải

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 84 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w