Kết luận về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 91 - 98)

Qua kết quả thực nghiệm và các biện pháp điều tra, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Lớp Số HS

Xếp loại về điểm

Yếu Trung bình Khá Giỏi

SL % SL % SL % SL %

Thựcnghiệm 101 0 0 15 15% 18 18% 68 68%

Đối chứng 100 0 0 23 23% 18 18% 59 59%

Trung b×nh Kh¸ Giái Trung b×nh Kh¸ Giái Thực nghiệm (Tỉ lệ %) Đối chứng (Tỉ lệ%)

Biểu đồ thể hiện chất lượng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

So sánh hai biểu đồ chất lượng điểm của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta thấy. Chất lượng dạy học một số bài thực nghiệm đã tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở các bài thực nghiệm cao hơn và tỉ lệ điểm trung bình giảm hơn so với các bài đối chứng. Kết quả thực nghiệm còn cho thấy, giáo viên và học sinh đã bắt đầu làm quen với phương án dạy học do chúng tôi đề xuất. Điều đó cho thấy nếu vận dụng hợp lý phương án mà đề tài đã nêu thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

Thực nghiệm sư phạm đã được tiến hành ở 3 trường tiểu học. Kết quả thực nghiệm đã xác nhận rằng: thực nghiệm đã bước đầu thành công, khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học, giải quyết được nhiệm vụ của đề tài luận văn và đạt được mục đích nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong thực tế dạy học không phải nội dung nào cũng có thể phối hợp sử dụng các TBDH theo hướng phát huy tính tích cưc học tập

Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm chưa được dài mà sự tác động của các TBDH địa lí thì cần phải có thời gian mới thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong kết quả học tập của học sinh.

Do điều kiện và thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm được ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Sơn La và chỉ tổ chức dạy thực nghiệm được ở một số bài học trong học kì I môn Địa lí 4 và 5, Chưa có điều kiện để thực nghiệm nhiều bài học khác và nhiều trường tiểu học khác trên đất nước. Do vậy, chưa thể đòi hỏi một kết quả tốt nhất trong quá trình thực nghiệm.

Nếu khắc phục được vấn đề nêu trên thì chắc chắn rằng kết quả học tập của học sinh còn tốt hơn nhiều.

kết luận

Trong quá trình nghiên cứu làm đề tài "Sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực", chúng tôi rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:

Kết luận

- Đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bao khó khăn và thử thách trước mắt. Ngành Giáo dục cũng vậy, phải đổi mặt với những khó khăn và thử thách đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản, mạnh mẽ về chất lượng giảng dạy. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn học hỏi, tự nâng cao kiến thức, phải biết ứng dụng những thành quả nghiên cửu của loài người và những thành quả của khoa học kĩ thuật vào giảng dạy.

- Muốn tổ chức thành công một giờ học trên lớp sử dụng TBDH theo hướng tích cực, người giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào khâu chuẩn bị bài, phải tìm hiểu và nắm một cách chính xác những thuộc tính tiêu biểu về khái niệm địa lí cần hình thành cho học sinh. Trên cơ sở đó, chuẩn bị những TBDH đảm bảo thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác những thuộc tính tiêu biểu đó. Trong trường hợp các TBDH này không thể hiện hoạc thể hiện không đầy đủ, rõ ràng các vấn đề cần cho học sinh phát hiện thì giáo viên phải chỉnh sửa hoạc thậm chí xây dựng lại theo ý đồ dạy học của mình.

Giáo viên phải nắm vững được đặc điểm trình độ nhận thức của lớp mình, từ đó đưa ra những câu hỏi và bài tập định hướng cho các em làm việc. Muốn phát huy tính tích cực của học sinh, người giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo bài giảng của mình sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của các em. Trong quá trình dạy học địa lí, người giáo viên phải luôn chú ý hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết

cũng như rèn cho các em tính kiên nhẫn, tinh thần làm việc say sưa dưới sự gợi mở của thầy.

Kiến nghị

- Các trường Đại học Sư phạm cần quan tâm hơn việc trang bị cho sinh viên những kiến thức về dạy học tích cực

- Ngoài việc nâng cao chuyên môn cho giáo viên, các Trường tiểu học, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo nên kết hợp chặt chẽ việc triển khai công tác tập huấn, kĩ năng sử dụng và khai thác TBDH cho giáo viên. Cần quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng tin học...

- Các trung tâm sản xuất TBDH cần phải sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, kinh tế và phải có tính thẩm mỹ.

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Quang Dốc, Sử dụng bản đồ, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996. 2. Nguyễn Thị Dung, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học

Địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực, Luận văn thạc sĩ

khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005.

3. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị Sen, Lịch sử và Địa lí 4, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Hữu Chí, Trần Viết Lựu, Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị Sen, Lịch sử và Địa lí 5, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

5. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn, Phương pháp dạy học địa lí, Nhà xuất bản Giáo

dục, 1996.

6. Nguyễn Dược - Trung Hải, Sổ tay thuật ngữ Địa lí, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997

7. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998

8. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí

theo hướng tích cực, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004.

9. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học, Nhà xuất bản giáo dục, 1995

10. Phó Đức Hoà, Giáo dục học tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư

phạm, 1995

11. Trần Bá Hoành, Đặng Văn Đức, Nguyễn Tuyết Nga, Dạy học tích

cực trong môn Địa lí, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

12. Bùi Văn Huệ, Tâm lí học tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 1995

13. Vũ Quốc Lịch, Sử dụng kênh hình để nâng cao chất lượng dạy học

Địa lí ở lớp 6 trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học

Sư phạm Hà Nội, 2004

14. Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Thị Sen, Dạy học Địa lí ở tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.

15. Trần Thị Hoàng Oanh, Sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học

theo tinh thần dạy học tích cực, Khoá luận tốt nghiệp đại học, Đại học Sư

phạm Hà Nội, 2003

16. Nguyễn Trọng Phúc, Sử dụng bản đồ và phương tiện kĩ thuật

trong dạy học Địa lí, Nhà xuất bản Đai học Quốc gia Hà Nội, 1997

17. Nguyễn Trọng Phúc, Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004.

18. Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy

học Địa lí ở nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997

19. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực (Trang 91 - 98)