thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong hệ thống chính trị
Hiến pháp năm 2013 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi rõ:
Mặt trận Tô quôc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyên nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ngày càng được thể hiện rõ nét trong các văn bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện
xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đây là một q trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, trải qua nhiều chặng đường và tồn tại nhiều thành phần kinh tế, do vậy trong xã hội cịn có sự khác nhau giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội, các tôn giáo... Những biến đổi về cơ cấu giai cấp và thành phần xã hội đang đặt ra cho công tác vận động quần chúng nói chung và cơng tác mặt trận nói riêng những vấn đề mới từ nhu cầu liên minh, mở rộng và tập hợp các lực lượng yêu nước. Trong khi đó, các thê lực thù địch đang thực hiện chiến lược “í/zền biến hồ bình ” và nhiều âm mưu chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc hịng phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Điều này đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới cho cơng tác mặt trận nhằm
bảo đảm cơ sở chính trị ổn định, đồn kết cho cả hệ thống chính trị. Do đó trong thời gian tới, Mặt trận cần tiếp tục củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, gắn bó mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới [29],
Mặt trận các cấp chủ động nắm tình hình để kịp thời phát hiện, tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền chỉ đạo xử lý nhiều vấn đề nhạy cảm, bức xúc mà dư luận quan tâm và thực tiễn đặt ra thông qua hoạt động giám sát của Mặt trận theo quy định của pháp luật. Nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế phối hợp công tác với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức thành viên nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận các cấp từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, cũng như việc phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước; đặc biệt đã phát huy vai trò của Mặt trận trong các cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Là những bộ phận quan hệ hữu cơ với nhau trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, quan hệ giữa Mặt trận Tố quốc Việt Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là quan hệ hợp tác, bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy nhà nước hiện nay là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đồn thể nhân dân. Theo đó, cần
“thực hiện thành nền nếp việc Đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ỷ kiến của Mặt trận về những quyết định, chủ trương lớn ” ngày một chặt chẽ và cụ thể hơn.
Trong xây dựng và đôi mới bộ máy nhà nước, Mặt trận có vai trị quan trọng, được quy định trong Hiến pháp, như Điều 9 quy định về co sở chính trị của chính quyền nhân dân; khoản 1 Điều 84 về quyền “trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước ủy ban thường vụ Quốc hội” của ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc; khoản 8 Điều 96 yêu cầu Chính phủ phải phối hợp với ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; các Điều 101, Điều 116 về quyền nghe báo cáo của Chính phủ, chính quyền các cấp.
Chức năng, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng và đổi mới bộ máy nhà nước cũng được quy định rõ trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2015, như: tham gia tố chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tố chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử... (Điều 19); tham gia xây dựng pháp luật (Điều 21); tham dự các kỳ họp Quốc hội, phiên họp của ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của ủy ban nhân dân (Điều 22); tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Điều 24) và tham gia góp ý, kiến nghị với Nhà nước (Điều 25)...
Như vậy, với chức năng nêu trên của mình, Mặt trận Tố quốc Việt Nam tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: tham gia tuyên truyền, phố biến pháp luật trong nhân dân và vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện dân chủ, quyền làm chủ; bầu ra cơ quan dân cử, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biếu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách; đóng góp ý kiến với cơ quan nhà nước các cấp; vận động nhân dân xây dựng các quy ước, quy chế trên địa bàn cư trú về các vấn đề liên quan đến đời sống, nghĩa vụ và lợi ích của cơng dân phù hợp với pháp luật; đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, gây phiền hà cho dân,
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của dân.
Bên cạnh đó, một trong những chức năng quan trọng nhât của Mặt trận Tổ quốc là thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội. Đây là những chức năng đặc thù, song có tầm quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước cũng như hệ thống chính trị ở nước ta. Văn kiện các Đại hội X, XI của Đảng đều khẳng định cần phát huy vai trị, có cơ chế, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội. Ngày 12/12/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 217/QD-TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội. Đây là những cơ sở quan trọng đe cụ the hóa về chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, theo đó:
về giám sát xã hội: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định
hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Chương V, trong đó quy định rõ tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát (Điều 25); đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát (Điều 26); hình thức giám sát (Điều 2)... Theo đó, đối
tượng giám sát là “cơ quan nhà nước, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công
chức, viên chức ” và nội dung giám sát là “việc thực hiện chỉnh sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chinh đáng của nhân dãn, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tô quốc Việt Nam ”.
về phản biện xã hội: tại Chương VI, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2015 đã quy định rõ về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận. Theo đó, đối tượng phản biện xã hội là dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nội dung là sự cần thiết, sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại của dự thảo văn bản; bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, nhân dân, tổ chức.
Như vậy, qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận sẽ góp phần tích cực trong xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước cũng như hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
chức năng quan trọng góp phàn nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại của Đảng và công tác ngoại giao của Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân của ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên theo tinh thần Chỉ thị số 04- CT/TW ngày 6/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
Từ những chức năng cơ bản đã nêu trên, có thể nhận thấy rằng, MTTQ thực hiện sự liên kết giữa các lực lượng với nhau thành một khối thống nhất nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị đã đề ra, đó là sự tập hợp của các giai tầng trong xã hội. Từ đó tạo ra sự đặc sắc, sáng tạo bởi sự liên kết đó có ý nghĩa chiến lược, phát huy được sức mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đẩy mạnh việc củng cố và mở rộng khối liên minh chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là những điểm tương đồng so với chức năng của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, theo đó chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội nói chung là lý do ra đời và tồn tại của tổ chức đó, là tiêu chí để đánh giá, khẳng định vị trí, vai trị của tổ chức đó trong mối tương quan với các tổ chức khác trong xã hội. Hai tổ chức nay tại hai quốc gia
đều có chức năng quan trọng trong đời sống chính trị cả nước, đời sống xã hội, trong đối ngoại và trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, cả hai đều có chức năng giám sát, qua đó sẽ góp phân tích cực trong xây dựng, củng cơ và hồn thiện hệ thống chính trị của mỗi quốc gia.