Bài học kinh nghiệm cho Việt Namtrong việc củng cố, hoàn thiện về vị trí, vai trị và chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam thông qua vị

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thống chính trị (Trang 100 - 114)

về vị trí, vai trị và chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam thơng qua vị trí, vai trị, chức năng của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc

Trong hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện và phát huy quyên làm chủ của nhân dân nhăm một mục đích chung là phân đâu xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trị rất quan trọng, đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.

9/2/2007 về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội: “Kiện tồn tổ chức bộ máy phải nhằm bảo đảm các cơ quan trong hệ

thong chính trị hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn, khắc phục tình trạng quan liêu, trùng lặp, chồng chéo, ... “... Khắc phục tĩnh trạng hành chính hóa"

của các tổ chức chính trị - xã hội; đổi mới phương thức hoạt động, đảm bảo đúng tơn chỉ, mục đích... Tổ chức, bộ máy của Mặt trận Tố quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần được kiện toàn tinh gọn. Ket luận số 62-KL/TW, ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội:

Sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ hoạt động chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn... Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội. Nâng cao vai trị lãnh đạo của Đảng, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, phát huy tính năng động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị

- xã hội... .

Trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước như hiện nay địi hỏi khơng ngừng hồn thiện và phát huy sức mạnh của tồn hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng; nâng cao chất lượng đảng viên và hoạt động của tổ chức Đảng ở cơ sở; đồi mới công tác tổ chức, cán bộ... đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng hiện nay. Từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước của chúng ta lấy mục tiêu phục vụ nhân dân, làm công bộc của nhân dân, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của dân, chịu sự giám sát của nhân dân, bảo vệ quyền con người, các quyền công dân... đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt trận tổ quốc và các đồn the có nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức, động viên, phát huy tính

tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; thực hiện Quy chế dân chủ, tham gia thực hiện công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Là một quốc gia láng giềng có những điểm tương đồng với Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm trong việc xây dựng và hồn thiện hệ thống chính trị nói chung và việc nâng cao vị trí vai trị của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong hệ thống chính trị đều có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam trong bối cảnh xây dựng MTTQ Việt Nam trở thành tổ chức chính trị xã hội giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới.

Thứ nhât, vận dụng sự lãnh đạo của Đảng đê đôi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao nhận thức của Đảng, chính quyền về về vai trị, trách nhiệm đổi với Mặt trận Tơ quốc

Thực tiễn Trung Quốc cho thấy, mọi vấn đề hoạt động của bộ máy chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, việc xây dựng, phát

triển các tổ chức Đảng, trong đó có Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đều nhằm phục vụ sự nghiệp chính trị của Đảng. Đường lối chính trị đúng đắn sẽ quyết định đường lối tổ chức đúng đắn. Đó là kinh nghiệm quý báu nhất khi Đảng lãnh đạo nhằm xây dựng và đổi mới đất nước, mở ra con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới [33].

Do đó, để tiếp tục hồn thiện về vị trí, vai trị và chức năng của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới, các hoạt động của Mặt trận To quốc cần phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cũng như cấp uỷ Đảng ở đại phương, phối hợp chặt chẽ với chính quyền. Thường xuyên nắm vững và thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng về vận động, tập hợp quần chúng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng được giao.

Nội dung kinh nghiệm này chỉ rõ, cần phải vận dụng sự lãnh đạo của Đảng trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của Đảng, chính quyền đối với Mặt trận Tổ quốc, các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của Mặt trận tổ quốc trong hệ thống chính trị. Muốn Đang lãnh đạo một cách tồn diện thì cần

phải tơn trọng tính chủ động, ủng hộ mọi hoạt động của Mặt trận tổ quốc. Tập trung lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu đội ngũ cán bộ cho Mặt trận tổ quốc. Xem xét, góp ý và thơng qua các mục tiêu, chương trình hành động thực hiện các kê hoạch, nghị quyêt của câp uỷ. Thực hiện sự lãnh đạo của cấp uỷ đối với Mặt trận tổ quốc bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục để Mặt trận tổ quốc tự giác nhất trí với những định hướng của cấp uỷ và cụ thể hố thành chương trình hành động.

Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng cần thường xuyên quan tâm đến công tác giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác dân vận, công tác Mặt trận, nhất là giám sát việc thực hiện các quy chế, chỉ thị của đảng, chính quyền có liên quan đến nhiệm vụ của Mặt trận, thực hiện kiến nghị, đề xuất với đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Qua đó, các cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục chỉ đạo và quan tâm tạo mọi điều kiện để Mặt trận Tổ quốc triển khai thực hiện tốt các đề án phát triển kinh tế - xã hội theo chương trình, kế hoạch cơng tác; thực hiện tốt chế độ tiếp công dân, tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân nhằm phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận để tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Thứ hai, hiệp thương dân chủ, phoi hợp thong nhất hành động, phát huy sức mạnh tông hợp của các tô chức thành viên tham gia hiệu quả trong các hoạt động

Đối với Trung Quốc, Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đều rất coi trọng nguyên tắc hiệp thương chính trị trong q trình làm việc và đây là một trong những chức năng chính, cơ bản của tổ chức này. Theo đó, việc hiệp thương chính trị mang tính phổ quát, được thực hiện trong đời sống chính trị - xã hội nhằm điều hòa, điều chỉnh những sự khác biệt, mâu thuẫn và lợi ích khác nhau giữa các giai tầng, các nhóm người trong xã hội, trên cơ sở đó tìm ra sự đồng thuận và tiếng nói chung để duy trì sự ổn định và phát triển xã hội Trung Quốc.

Trên tinh thân đó, Việt Nam nói chung và MTTQ Việt Nam nói riêng cần tiếp tục đổi mới phương thức xây dựng, triển khai các nội dung hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động giữa các to chức thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nghiên cứu làm rõ phạm vi nội dung, phương thức phối hợp và

thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong Mặt trận. Nội dung phối hợp và thống nhất hành động phải bám sát vào nhiệm vụ chính trị của đất nước, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, khả năng thực hiện của các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những nội dung hoạt động mang tính tồn dân, tồn quốc, những chủ trương, chính sách liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân sẽ do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phát động, có sự tham gia của tất cả các tổ chức thành viên trong hệ thống Mặt trận. Những nội dung có tính đặc thù của giới, giai cấp, đối tượng hoặc liên quan đến từng đối tượng xã hội thì do tổ chức thành viên giữ vai trị chủ trì phối hợp, đề xuất các tổ chức thành viên có liên quan cùng tham gia.

Khi xây dựng chương trình phối hợp và thống nhất hành động cần phải quán triệt sâu sắc cơ chế hiệp thương dân chủ; theo đó, cần có sự trao đổi, bàn bạc của các tổ chức thành viên trong Mặt trận để phát huy trí tuệ, sự đồng thuận của cả khối Mặt trận, tránh việc thảo luận mang tính hình thức. Giữa hiệp thương dân chủ với phối hợp và thống nhất hành động có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. Hiệp thương dân chủ là cái đi trước, cái mở đường cho phối hợp thống nhất hành động giữa các tồ chức thành viên trong Mặt trận. Thực tiễn cho thấy, trong tổ

chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hiệp thương dân chủ là tiền đề để nguyên tắc phối hợp và thống nhất hành động được thực thi có kết quả trong thực tế, nếu tách rời hiệp thương dân chủ và phối hợp, thống nhất hành động thì sự phối hợp và thống nhất hành động sẽ chỉ là hình thức.

Thứ ba, đây mạnh thực hiện quy chê phôi hợp giữa Mặt trận tơ qc Việt Nam với chính quyền các cấp, tạo cơ chế phát huy tính dân chủ đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chỉnh đáng của nhân dân; đôi mới công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh

Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc có được những thành tựu to lớn trong cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc như ngày hôm nay xuất phát từ những nguyên tắc, cách thức hoạt động một cách có hiệu quả, nhất là việc phân cấp một cách cụ thể của tổ chức này từ Trung ương đến địa phương ở Trung Quốc, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, tạo ra một quy chế làm việc, phối hợp giữa các cơ quan này một cách nhịp nhàng, đồng thuận, kịp thời, nhanh chóng trong q trình hoạt động, góp phần đảm bảo tối đa quyền lợi của người dân cũng như của đất nước, hướng đến việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

Trên tinh thần đó, đối với MTTQ Việt Nam, cần phải tiếp tục tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng quy chế phối hợp cơng tác với chính quyền cùng cấp, hàng năm có đánh giá kết quả thực hiện. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân với Mặt trận Tổ quốc ngày càng gắn bó, phối hợp chặt chẽ hơn [20], Qua đó, đã tạo cơ chế cho ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tăng cường công tác giám sát ở những lĩnh vực mà người dân quan tâm hoặc còn bức xúc, giám sát đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơng tác cải cách hành chính trên địa bàn; giám sát thơng qua các phản ánh của báo chí có liên quan đến đời sống của người dân, qua giám sát đã kiến nghị chính quyền xem xét giải quyết những vấn đề còn tồn tại, bât cập gây bức xúc cho người dân, phân lớn những kiên nghị của Mặt trận Tổ quốc đã được chính quyền, cơ quan chức năng giải quyết và hồi âm.

Trên cơ sở sự phối hợp với cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục đổi mới hình thức, cách thức, phương pháp vận động, nhằm thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa quần chúng nhân dân với cấp uỷ

Đảng, chính quyền; là người đại diện cho lợi ích chính đáng, hợp pháp của đồn viên, hội viên và nhân dân. Huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và nhân dân tích cực xây dựng nơng thơn, đơ thị văn minh đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phàn hồn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự an tồn xã hội từ Trung ương đến địa phương.

Thứ tư, tiếp tục khắng định vị trí, vai trị và chức năng của Mặt trận Tô quốc Việt Nam thông qua công tác tuyên truyền đường loi, chủ trương của Đảng, nhà nước nhằm tập trung khối đại đồn kết tồn dân, thực hiện cơng tác đoi ngoại nhân dân một cách có hiệu quả trong thời kỳ mới

Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc nói riêng ln khẳng định việc xây dựng kinh tế là công tác trọng tâm của Đảng, công tác tư tưởng là công tác cực kỳ quan trọng của Đảng. Làm tốt công tác tư tưởng hay không liên quan đến vận mệnh tương lai của Đảng, liên quan đến thời kỳ hịa bình lâu dài của đất nước, liên quan đến sự đoàn kết, thủy chung của dân tộc. Đồng thời, với việc tập trung sức người, sức của để tiến hành xây dựng kinh tế, cũng không thể trong chốc lát mà buông lỏng công tác tư

tưởng. Hiểu sâu sắc tác dụng quyết định của cơ sở kinh tế đối với kiến trúc thượng tầng nhưng cũng cần hiểu sâu sắc tác động ngược trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở kinh tế, phải có cả quyền lực cứng và quyền lực mềm, vừa làm tốt công việc phát triển kinh tế, cung cấp cơ sở vật chất vững chắc để làm tốt công tác tư tưởng, ngược lại phải làm tốt công tác tư tưởng, bảo đảm vững chắc cho công tác phát triển kinh tế. Trên tinh thần đó, Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc ln thực hiện tốt vai trị trong việc tuyên truyền, phố biến, công tác tư tưởng về các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đến người dân. Từ đó góp phần khắng định vị trí, vai trị đường lối lãnh đạo của Đảng, nhà nước cũng như của Hội nghị hiệp thương chính trị

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thống chính trị (Trang 100 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w