Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thống chính trị (Trang 97 - 100)

Nam và Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc

Nhìn chung, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trị, chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc có nhiều điểm giống nhau do đều hướng đến hiệp thương dân chủ và đại đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, về vị trí trong

hệ thống chính trị của mồi quốc gia, hai tổ chức đều là một phần trong hệ thống chính trị, mang tính tập hợp quần chúng nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thúc đẩy dân chủ xã hội chủ nghĩa thông qua việc bảo vệ quyền lợi của thành viên, giám sát, phản biện các chính sách của Đảng, Nhà nước, về vai trị trong hệ thống chính trị, hai tổ chức đều là hạt nhân trong việc tăng cường sự nhất quán về chính trị, đảm bảo sự lãnh đạo của Đáng Cộng sản với các tổ chức khác là thành viên của Mặt trận và Chính hiệp, là trung tâm của khối đại đồn kết toàn dân. về chức năng, điểm giống nhau giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc là hai tổ chức đều có chức năng hiệp thương dân chủ, thực hiện hoạt động giám sát.

Bên cạnh những điểm giống nhau trong nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trị, chức năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc vẫn có những điểm khác nhau. Nền chính trị Việt Nam là nhất nguyên chính trị trong khi Trung Quốc là họp tác đa đảng, do đó Chính hiệp Trung Quốc cịn đóng vai trị quan trọng trong việc nhất quán các đường lối của các Đáng phái dân chủ với đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quôc và là một kênh đê các đảng phái dân chủ của Trung Qc tham gia

vào hệ thống chính trị. Do hồn cảnh lịch sử, Hội nghị Hiệp thưong chính trị Nhân dân Trung Quốc cịn đóng vai trị là quốc hội đầu tiên của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Các chức năng của hai tổ chức này tuy khác nhau về tên gọi nhưng lại giống nhau về bản chất. Tuy vậy, đối với chức năng giám sát, phản biện xã hội thì Việt Nam ngồi những văn bản mang tính lãnh đạo của Đảng đã luật hóa được, cụ thể các quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nghị quyết Liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-DCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 giữa ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Đồn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Có thể nhận thấy, những chức năng cơ bản của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc vừa có sự tương đồng vừa có sự khác biệt với chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nếu như chức năng chính và trọng nhất của Mặt trận Tổ quốc là thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội đã được luật hóa để đảm bảo thực hiện, cùng với đó, chủ động nắm tình hình để kịp thời phát hiện, tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền chỉ đạo xử lý nhiều vấn đề nhạy cảm, bức xúc mà dư luận quan tâm và thực tiễn đặt ra thông

qua hoạt động giám sát của Mặt trận theo quy định của pháp luật thì Trung Quốc lại tập trung ở hai chức năng cơ bản bao gồm hiệp thương chính trị, tham chính nghị chính. Chức năng hiệp thương dân chủ bị thiếu cơ chế để đảm bảo thực hiện như đã trình bày ở trên

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thống chính trị (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w