Giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về vị tri, vai trò và chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thống chính trị (Trang 116 - 121)

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn tiện CO’ chế pháp lý cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác Mặt trận thành pháp luật của Nhà nước để thực hiện còn chậm do Nhà nước chưa ban hành văn bản để quy định rõ về cơ chế, chính sách cụ thể tạo điều kiện cho Mặt

trận tổ chức thực hiện Quyết định số 217-QD/TW về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QD/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (Bộ Chính trị tạo cơ chế, nhưng lại thiếu quy định về luật pháp của Nhà nước). Nhiều hoạt động nếu các đơn vị khơng thực hiện thì cũng khơng có chế tài xử lý, cũng như cụ thể trách nhiệm của các ngành liên quan, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp như thế nào.

Do đó, cân tiêp tục xây dựng và hồn thiện cơ chê pháp lý, nhăm bảo đảm cho nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của đảng viên, cán bộ, công chức và các tổ chức, cơ quan Đảng, Nhà nước, cũng như thực hiện phản biện xã hội đối với quá trình xây dựng, hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hồn thiện cơ chế về phản biện xã hội của Mặt trận Tồ quốc Việt Nam phải trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân, đồng thời luôn suy tôn quyền tối thượng của Hiến pháp và bảo đảm thực

hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, song có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, xây dựng các thiết chế giám sát có hiệu quả, tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm được tính thống nhất trong một cơ chế pháp lý hữu hiệu để nhân dân thực hiện quyền phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ hai, tiếp tục triên khai, thực hiện tốt các luật chuyên ngành nhằm nâng cao vị trí, vai trị của của Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Tổ chức tốt việc triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng, chú trọng việc tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, công chức và các tổ chức, cơ quan Đảng, Nhà nước, cần có các điều kiện bảo đảm các phương án bảo vệ cho những cá nhân tố cáo các hành vi tham nhũng, đi đôi với chế độ khen thưởng kịp thời. Nâng Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành luật. Đây là những việc cần sớm được tiến hành để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hành dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Tổ chức tốt việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đi đôi với việc đổi mới quy trình, để nâng cao chất lượng của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 09- CT/TW ngày 6/3/2002 của Ban Bí thư về một số vân đê câp bách cân thực hiện

trong việc giải quyêt khiêu nại, tô cáo hiện nay. Thực hiện tốt điều này có thể coi là một “kênh” gián tiếp làm cho vị trí và vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đuợc nâng cao trong thời gian tới.

Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng luật cũng như các quy chế phối họp giữa Mặt trận tô quốc Việt Nam và các cơ quan, tô chức khác nhằm phát huy tối đa vị trí, chức năng và vai trị của Mặt trận tơ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị

Nghiên cứu, xây dựng các dự án “Luật về hoạt động giám sát và phản

biện xã hội ”, càn quy định rõ về trách nhiệm của các bộ, ngành trước các yêu

cầu phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng như bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện quyền và trách nhiệm của Mặt trận. Đó là

• • • • JL J

những cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện tốt và có hiệu quả chức năng phản biện xã hội của Mặt trận đối với hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan đảng, bộ, ngành, đồn thể chính trị - xã hội trong việc cung cấp thơng tin,

nhằm bảo đảm có đầy đủ thơng tin kịp thời, chính xác làm căn cứ để phản biện. Ban Thường trực ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tổ chức tốt việc tiếp nhận và xử lý thông tin, thông qua báo cáo của Mặt trận Tổ quốc cấp dưới, của các tổ chức thành viên, thông tin từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan truyền thông đại chúng và các đơn thư, ý kiến phản ánh trực tiếp của các tầng lớp nhân dân. Có cơ chế tạo điều kiện khuyến khích và bảo vệ người nói thẳng, nói thật mang tính chất xây dựng trong phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc thành lập bộ phận chuyên trách về phản biện và Ban Nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian tới là hết sức càn thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ này.

Thứ tư, cân sớm nghiên cứu đê tiêp tục hồn thiện pháp luật nhăm nâng cao vị trí, vai trị và chức năng của Mặt trận tô quốc Việt Nam đối với công tác bầu cử hiện nay

Trong công tác bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức duy nhất tổ chức hiệp thương để bầu ra cơ quan dân cử ở các cấp, song chưa có quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vị trí độc lập hay là quyền chủ động trong bầu cử để bảo vệ chính kiến của mình trong q trình xác định cơ cấu, thành

phần, số lượng và hiệp thương nhân sự để lập danh sách các ứng cử viên để bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; đồng thời cũng chưa có quy định làm rõ trách nhiệm của Hội đồng bầu cử các cấp nói chung và trách nhiệm của Mặt trận Tố quốc Việt Nam nói riêng đối với những thành cơng hoặc hạn chế, sai sót trong cơng tác bầu cử. Do đó pháp luật trong thời gian tới cần tiếp tục bổ sung, hồn thiện nhằm nâng cao vị trí, vai trị và chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nói chung cũng như vai trị, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam đối với cơng tác bầu cử nói riêng.

3.3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện về vị trí, vai trịvà chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thống chính trị (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w