Quốc trong hệ thống chính trị
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa XIX Đẳng cộng sản Trung Quốc về cải cách bộ máy của Đảng và Nhà nước theo chiều sâu đã nói rõ tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và nguyên tắc cần quán triệt trong quá trình cải cách. Tư tưởng chỉ đạo cho công cuộc cải cách này chủ yếu là “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Mục tiêu chung của cải cách là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Mục tiêu cụ thể của cải cách là:
Xây dựng một hệ thống chức năng bộ máy của Đảng và Nhà nước có hệ thống hồn chỉnh, quy cách khoa học, vận hành hiệu quả cao, hình thành một hệ thống lãnh đạo của Đảng có thể quán xuyến tồn cục, điêu hịa các mặt, một hệ thơng quản lý chính qun với chức trách rõ
ràng, phối hợp hiệu quả, một hệ thống lục luợng vũ trang đặc sắc Trung Quốc hàng đầu thế giới, một hệ thống cơng tác đồn thể quần chúng liên hệ rộng rãi, phục vụ quần chúng, thúc đẩy Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, cơ quan giám sát, cơ quan thấm phán, cơ quan kiểm sát, đoàn thể nhân dân, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội,... dưới sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp hành động, tăng cường sức mạnh tổng họp, nâng cao tồn diện năng lực quản lý và trình độ quản lý nhà nước.
Cải cách bộ máy của Đảng và Nhà nước theo chiều sâu phải tuân thủ các ngun tắc: kiên trì sự lãnh đạo tồn diện của Đảng; đặt nhân dân ở vị trí trung tâm; nắm vững nguyên tắc tối ưu hóa, phối hợp chặt chẽ, đạt hiệu quả cao; nắm vững nguyên tắc quản lý đất nước bằng pháp luật [33].
Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung quốc cũng phải phát huy vai trò là phương thức quan trọng và thiết chế hiệp thương chuyên trách để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, là thể chế chính trị bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với các đảng phải dân chủ, tổ chức đoàn thể và các dân tộc, các tầng lớp nhân dân; bảo đảm sự thống nhất hữu cơ giữa Đảng lãnh đạo,
nhân dân làm chủ và quản lý xã hội bằng pháp luật; giữ vững nguyên tắc chính trị trong hiệp thương dân chủ, thúc đẩy các mặt công tác theo kịp bước tiến của thời đại, thể hiện qua ba mặt sau:
Thứ nhất Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đặt ra, cung cấp một thể chế cho việc đảm bảo thể hiện lợi ích của cộng đồng.
Hơn 30 năm cải cách và mở cửa, xã hội nước Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn. Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quyết định xây dựng một xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, và lo ngại rằng xã hội Trung Quốc vẫn còn nhiều nhân tố chưa hài hòa như sự mất cân đối của quan hệ lao động; xung đột lợi ích giữa dân cư thành thị tạm trú và dân cư thành thị có hộ khẩu cố định, sự phát triển mất cân đối giữa thành thị và khu vực nông thôn, khoảng cách phát triển giữa các vùng tiếp tục tăng; phát triển vật chất và tinh thần mất cân đối; có xu hướng hám lợi, sử dụng cơ chế thị trường và cơ chế cạnh tranh quá mức, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt mà ít hợp tác, tương trợ và cùng có lợi; công bằng xã hội chưa trở thành mục tiêu cốt lõi chung với phát triển kinh tế.
hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, trong q trình đó, đời sống kinh tế đã trở thành nhu cầu cơ bản nhất và nền tảng của cuộc sống của mọi người, trên cơ sở phân chia lợi ích, phân hóa thành nhiều tầng lớp xã hội dựa trên đặc điểm của giai cấp. Mồi tầng lớp xã hội có đặc điểm, địa vị xã hội, địa vị kinh tế, địa vị chính trị khác nhau. Các quan hệ xã hội, các vấn đề xã hội và mâu thuẫn xã hội do cấu trúc xã hội đa nguyên và nhiều cấp độ này tạo ra ngày càng phức tạp và địi hỏi phải có nhiều kênh biểu hiện lợi ích khác nhau của các giai tầng. Cùng lúc đó, có sự mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển chính trị, pháp luật và văn hóa. Đồng thời phát triển kinh tế nhanh chóng, khả năng quản lý nhà nước của chính phủ để vẫn chưa được cái thiện một cách hiệu quả và việc xây dựng nền dân chủ và hệ thống pháp luật vẫn còn tụt hậu so với yêu cầu của thời đại. Vai trị của hệ thống chính trị cơ sở của chưa phát huy hết tác dụng.
Bất kỳ xã hội được tạo thành từ các nhóm lợi ích khác nhau. Tình trạng khác nhau về kinh tế, chính trị và xã hội của mọi người là đương nhiên và từ đó mâu thuẫn và xung đột nảy sinh. Tuy nhiên, khi mọi người đều sống trong cùng một xã hội, các nhóm lợi ích khác nhau cần tồn tại một cách hài hòa. Sự hài hòa của xã hội là một yếu tố quan trọng cho sự hạnh phúc của mọi người. Câu hỏi đặt
ra là làm thế nào để đạt được sự hài hòa. Sự hài hòa đòi hỏi một nên giáo dục vê đạo đức và một xã hội có trình độ văn minh cao càng có nhiều khả năng đạt được sự hài hòa. Nhưng trong bất kỳ xã hội nào, việc hiện thực hóa sự hài hịa trên chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống chính trị, và hệ thống chính trị được sử dụng để điều phối mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Do đó, thiết kế hệ thống cần tính đến lợi ích của các nhóm, giai tầng khác nhau và khơng thể lấy lợi ích của nhóm sang lợi ích của nhóm khác. Có nghĩa là, nếu hệ thống hướng tới sự hài hịa thì nó phải phản ánh sự cơng bằng.
Và xã hội hài hòa chỉ hiện thực trên cơ sở thừa nhận những mâu thuẫn thực tế của xã hội, đó là mâu thuẫn giữa các nhóm, các đảng và tổ chức trong xã hội Trung Quốc. Do đó, Chính hiệp Trung Quốc phản ánh ý kiến và yêu cầu của mọi thành phần xã hội và mọi khía cạnh của xã hội, đồng thời có thể cung cấp một hệ thống giải quyết mâu thuẫn và một cách kịp thời và cơng bằng, qua đó hỗ trợ và đảm bảo thể chế.
Thứ hai, Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc là nơi hợp tác của nhiều bên, là thề chế của mối quan hệ giữa các đảng phái chính trị trong một quốc gia.
Chính trị thế giới hiện đại là chính trị đảng phái, các đảng phái chính trị với tư cách là phương tiện biểu hiện các lợi ích và quan hệ xã hội, có vai trị quan trọng trong đời sống chính trị. Các đảng phái chính trị là một hình thức và cơng cụ quan trọng để tập hợp các ý kiến chính trị khác nhau và bày tỏ các lợi ích khác nhau. Đảng chính trị theo nghĩa hiện đại là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế hàng hoá đến một giai đoạn nhất định, là tổ chức gồm những người có cùng lợi ích nhằm tìm kiếm sự đồng thuận. Các hệ thống chính trị trên khắp thế giới, dù theo hệ tư tưởng, hình thức tổ chức, mục tiêu cụ thể và định hướng giá trị nào đều phải đối mặt với việc làm thế nào để thích ứng với sự phát triển xã hội, chính trị và kinh tế và làm thế nào đe đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực khác nhau của xã hội đồng thời tạo ra một hệ thống chính trị hiệu quả nhằm phản ánh và bảo đảm lợi ích của các nhóm.
Hệ thơng hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản Trung Qc lãnh đạo có đặc điểm rõ ràng là thích ứng với cấu trúc quan hệ đảng chính trị theo u cầu hiện đại hóa của Trung Quốc. Chế độ chính đảng trung quốc với vị trí lãnh đạo trung tâm của đảng cầm quyền và xung quanh là các đảng phái khác. Đây sẽ có hai cấp độ (đảng trung tâm cầm quyền, đảng khác). Tổ chức quốc gia có thể cung cấp sự
phối hợp hai mức độ này là Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Điều này khơng chỉ bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc và các đảng phái khác có lịch sử hợp tác và đấu tranh lâu dài và cùng nhau tạo ra hình thức tổ chức của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc mà quan trọng hơn, vào thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa, Điều lệ của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc bao gồm các nguyên tắc được các bên ủng hộ và cung cấp nền tảng thể chế cho các đảng chính trị Trung Quốc thiết lập quan hệ hợp tác lẫn nhau.
Cơ cấu hợp tác này không chỉ có chức năng mở rộng sự tham gia chính trị, phản ánh được lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân, mà cịn giúp hình thành ý chí đồn kết thống nhất đồng cung cấp các kênh được thể chế hóa để tham gia chính trị. Nó vừa tránh được sự bất ổn chính trị dễ gây ra bởi hệ thống đa đảng, vừa tránh được tham nhũng nội bộ nghiêm trọng do hệ thống độc đảng bỏ qua nhu cầu xã hội và xa rời sự giám sát của xã hội; nó khơng chỉ phản ánh sự thống nhất và chặt chẽ về thẩm quyền mà còn thúc đẩy và đảm bảo việc ra quyết định được thực hiện một cách khoa học và dân chủ hóa. Hệ thống này có thể giải quyết tốt mọi khó khăn, vướng mắc, bình tĩnh ứng phó với những thách thức từ mọi phía.
Thứ ba, hệ thống Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc và hệ thống Đại hội đại biểu nhân dân gắn bó với nhau, tạo cơ sở vững chắc cho dư luận xã hội đối với đảng cầm quyền.
Là hệ thống chính trị cơ bản, hệ thống đại hội nhân dân, đại biểu đại
hội đại biêu nhân dân được lựa chọn theo khu vực, theo tỷ lệ dân sơ, kêt hợp
• • ••• • 7 ụ • 7 • JL
bầu cử trực tiếp và gián tiếp, thể hiện nguyên tắc chủ quyền nhân dân. Nếu Đại hội đại biểu nhân dân dựa trên cấu trúc chiều ngang của xã hội, thì Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc tìm kiếm sự hồ trợ thể chế dựa trên cấu trúc chiều dọc của tất cả các dân tộc, mọi tầng lớp xã hội và tất cả các bên. Nền tảng dư luận xã hội được đan xen và bồ sung của các cấu trúc ngang và dọc [39].
Nếu như vai trò của MTTQ Việt Nam được thể hiện rõ và gắn liền với từng giai đoạn phát triển của đất nước thì ở Trung Quốc, vai trị của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc lại rất ổn định trong từng thời kỳ, Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc được xem là phương thức và thiết chế hiệp thương chuyên trách để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đây còn là sự sắp xếp chế độ đặc sắc của Trung Quốc, cơ quan hiệp
Như đã trình bày, Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung quốc là sự sắp xếp chế độ đặc sắc Trung Quốc, là kênh quan trọng và cơ quan hiệp thương chuyên môn của nền dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa. Báo cáo Đại hội Đảng XIX yêu cầu, thúc đẩy dân chủ hiệp thương phát triển rộng rãi, nhiều cấp bậc và chế độ hóa, trù tính chung thúc đẩy hiệp thương giữa các chính đảng, hiệp thương trong Đại hội đại biểu nhân dân, hiệp thương trong Chính phủ, hiệp thương trong Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân, hiệp thương giữa các đoàn thể nhân dân, hiệp thương trong các cấp cơ sở và hiệp thương giữa các tổ chức xã hội. Dân chủ hiệp thương là hình thức dân chủ quan trọng mà các bên trong nội bộ nhân dân triển khai hiệp thương rộng rãi xung quanh những vấn đề trọng đại về cải cách, phát triển, ổn định và những vấn đề thực tế liên quan đến lợi ích thiết thực của quần chúng trước khi đưa ra quyết sách cũng như trong khi thực hiện quyết sách dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quôc. Báo cáo Đại hội Đảng XIX chỉ ra, có việc thì bàn, việc của mọi người thì do mọi người cùng bàn, đó là ý nghĩa chân chính của dân chủ nhân dân. Dân chủ hiệp thương là phương thức quan trọng để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là hình thức đặc biệt và ưu thế độc đáo của nền chính trị dân chủ xã hội
chủ nghĩa Trung Quốc. Dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa có đặc sắc Trung Quốc rõ nét, là hình thức quan trọng của dân chủ nhân dân. Tăng cường xây dựng chế độ dân chủ hiệp thương, hình thành trình tự chế độ hồn chỉnh và tham dự thực tiễn, đảm bảo nhân dân có quyền lợi tham dự một cách rộng rãi, lâu dài và sâu sắc trong sinh hoạt chính trị hàng ngày [23],
Tựu chung lại, dù là Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc hay Mặt trận tổ quốc Việt Nam thì các cơ quan này đều góp phần phát huy sức mạnh bộ máy tổ chức của Đảng. Theo đó, cả hai tổ chức chính trị đã làm tốt vai trị là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ở hai quốc gia.