Thực tiễn hoạt động Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân ••

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thống chính trị (Trang 89 - 97)

• CT • > CT

Trung Quốc

Năm 2019 là năm kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và cũng kỷ niệm 70 năm thành lập Chính Hiệp, cơng tác chính hiệp trong năm 2019 đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, tiếp tục tăng cường học tập và quán triệt những chính sách quan trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình; tiếp tục làm tốt cơng tác tham mưu về các chính sách cải cách và phát triển; nỗ lực đóng góp cho chính sách dựa trên pháp luật để điều hành đất nước; làm tốt chức năng giám sát dân chủ; tập hợp sức mạnh của toàn dâu để thực hiện cuộc phục

hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và tích cực đổi mới cơng tác Chính hiệp.

Bước sang năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng trưởng GDP Trung Quốc vẫn đạt 2,3%, nhưng tiêu dùng tiếp tục trì trệ, xuất hiện mức tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ năm 1978. Do vậy, việc kích cầu kinh tế trong nước và ổn định việc làm dành cho người lao động nằm trong những vấn đề chiến lược được Trung Quốc quan tâm hàng đầu. Theo đó, trong Báo cáo tổng kết cơng tác Chính Hiệp 2020, cơng tác tham vấn chính trị, hiệp thương của Chính hiệp năm qua đối với đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng như các quyết sách, chính sách lớn về kinh tế đã góp phần quan trọng giúp Trung Quốc đạt những kết quả tích cực, cơ bản khơng chê đại dịch COVID-19 và là nên kinh tê lớn duy nhât trên thê giới tăng trưởng GDP dương 2,3% cũng như hồn thành mục tiêu cơ bản xóa hết hộ nghèo. Đây là một trong những thành công rất lớn của Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19 diễn ra nhưng Trung Quốc vẫn khắc phục và thúc đẩy sự phát triển nói chung và sự phát triển của kinh tế chính trị, văn hố, xã hội nói riêng.

về chính sách mở cửa, trên cơ sở hiệp thương của Chính hiệp và các cơ quan hữu quan trong những kỳ họp trước đó. Chính phủ Trung Quốc cũng chính

thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP, thể hiện sự coi trọng liên kết với bên ngoài và yêu cầu cải cách mở cửa cấp độ cao. Bên cạnh đó, trong kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biếu Nhân dân tồn quốc Trung Quốc (Quốc hội) và Chính hiệp khóa 13 từ ngày 03/03/2021 - 11/03/2021 cũng đã thảo luận, đề xuất các chính sách tuần hồn kép thể hiện sự coi trọng đối với nội địa hóa và khu vực hóa; đề ra cải cách, mở cửa cấp độ cao, mở rộng thể chế, mở rộng tiếp cận; đồng thời, để xây dựng mục tiêu phát triển mới, không chỉ xây dựng thị trường nội địa có chất lượng cao và lớn nhất thế giới mà vẫn cần có thị trường bên ngoài để tạo đà, thúc đẩy thị trường trong nước phát triển. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước (Nhật Bản, Hàn Quốc) và nhiều liên kết khu vực khác (dự kiến xem xét tham gia Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương - CPTPP), thúc đẩy quan hệ kinh tế với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như xây dựng nhiều khu vực thương mại tự do và mở rộng tăng cường hợp tác kinh tế hơn nữa [28].

về hoạt động đối ngoại, Chính hiệp giữ nguyên chính sách đối ngoại như các kỳ họp trước đây, tuy nhiên, năm 2021 có phần nhấn mạnh đến việc tham gia

các liên kết khu vực và FTA, xem xét chuẩn bị tham gia CPTPP và thúc đẩy hơn nữa Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) nhằm thực hiện tham vọng bước vào thập niên thứ ba của thê kỷ XXI. Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Chính hiệp thảo luận và đề ra chủ trương hạ nhiệt căng thẳng, vẫn tiếp tục duy trì khn khổ vừa đấu tranh, vừa hợp tác, vạch “lằn ranh đỏ ” đối với một số lĩnh vực gây

bất đồng giữa hai bên và có những động thái sẵn sàng hợp tác trên một số lĩnh vực... Trước những chiến lược ngoại giao này, Chính hiệp Trung Quốc đang định hướng theo đuổi các chính sách dựa trên thực lực kinh tế và quân sự đang ngày càng lớn mạnh, trong khi đó sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế bị giảm sút trong những năm qua.

Trong quá trình hoạt động của Chính hiệp, các uỷ viên Chính hiệp đã đóng góp rất nhiều ý kiến trên tinh thần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực tại Trung Quốc. Gần đây nhất kỳ họp thứ hai ủy ban tồn quốc khóa 13 Chính hiệp, các ủy viên Chính hiệp tồn quốc đã đóng góp 5.113 đề án và các ý kiến, kiến nghị quan trọng chung quanh các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và văn minh sinh thái; nhất là các vấn đề nổi cộm được xã hội quan tâm như: phịng ngừng biến động bất thường của thị

trường tài chính, xử lý rủi ro về nợ công của các địa phương; thúc đẩy kết hợp giữa giảm nghèo với phát triển nông thôn; thúc đẩy xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường sinh thái; duy trì phát triển ổn định, lành mạnh nền kinh tế, nhất là phát triển chất lượng cao các ngành sản xuất; thúc đấy cải cách cơ cấu nguồn cung; bảo đảm và cải thiện tốt hơn đời sống người dân; thúc đẩy chiến lược phát triển xanh và xây dựng mơi trường sinh thái...

Thời gian qua, Chính hiệp ln tập đẩy mạnh cơng tác xây dựng lý luận tư tưởng, kiên trì định hướng chính trị đúng đắn; làm tốt cơng tác tham mưu về các chính sách đi sâu cải cách tồn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

• ' • • • • • thực hiện các giãi pháp cải cách quan trọng; đóng góp rất lớn cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; làm tốt công tác cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố sự hòa hợp và ốn định

trong xã hội; không ngừng nâng cao hiệu quả của cơng tác hiệp thương chính trị; làm sâu sắc thêm mối quan hệ đồn kết và gắn bó chặt chẽ với đồng bào Hồng

Kông, Ma Cao, Đài Loan và kiều bào ở ngoài nước; mở rộng quan hệ ngoại giao nhân dân, tạo mơi trường bên ngồi thuận lợi cho sự phát triển của đất nước;

hiệp nhân dân trong phát triển hiệp thương dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Trước thềm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 7-2021), kỳ họp Chính hiệp năm 2021 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc. Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị tổng kết và đánh giá thực hiện các mục tiêu được đề ra tại Đại hội XIX, trước khi diễn ra 4^2 •• • • • • • 7

Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến vào năm 2022. Những vấn đề nghị sự quan trọng tác động sâu rộng tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc, cùng với những điều chỉnh từ nền tảng luật pháp đến cơ cấu bộ máy của Chính phủ Trung Quốc đã được xem xét và thơng qua. Theo đó, Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa tồn diện.

Cột mốc 100 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc được xem là “khúc dạo đầu” của thập niên mới. Do đó, thời kỳ 5 năm lần thứ 14 là 5 năm đầu tiên

sau khi Trung Quốc hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện và thực hiện mục tiêu 100 năm lần thứ nhất, bắt đầu hành trình mới xây dựng nhà nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa tồn diện và phấn đấu vì mục tiêu 100 năm lần thứ hai. Tinh thần đó được thể hiện rõ thơng qua những động thái mới đây của Trung

Quốc theo hướng tăng cường sức mạnh từ bên trong, mở rộng ra bên ngoài. Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sự phát triển của Trung Quốc sẽ tác động mạnh mẽ tới khu vực và thế giới.

Bên cạnh sự thành cơng trong thực tiễn hoạt động, Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc cũng gặp phải một số hạn chế, đặc biệt là đối với chức năng giám sát dân chủ. Chức năng này bị thiếu thể chế hóa và luật hóa. Như đã trình bày ở trên, việc giám sát dân chủ mới chỉ được quy định bởi các văn bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các văn bản của Chính hiệp nhưng lại khơng có văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng này. Việc thiếu luật hóa quyền giám sát dân chủ của Chính hiệp là một lý do quan trọng dẫn đến việc thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực của Nhà nước. Hoạt động giám sát dân chủ của Chính hiệp thiếu quy phạm thống nhất về nội dung, phạm vi, hình thức, mục tiêu, thủ tục, quy trình chưa rõ ràng dẫn đến việc thực hiện giám sát dân chủ chưa chặt chẽ, cụ thể, hoạt động còn hạn chế, linh hoạt. Điều này làm suy yếu chức năng giám sát của Chính hiệp. Ngồi ra tổ chức Chính hiệp khơng phải là một cơ quan có quyền lực nhà nước và khơng có các thủ tục luật định phải tuân theo cũng như các đảm bảo khác để thực hiện giám sát. Hình thức giám sát dân chủ của Chính

hiệp cho thấy tổ chức là một cơ cấu phi quyền lực nhà nước. Chính hiệp khơng có “quyền lập pháp” như Đại hội đại biểu nhân dân tồn quốc, cũng khơng có "quyền hành pháp" như Quốc vụ viện, chỉ có “quyền lợi” giám sát lập pháp và hành chính. Nhưng “quyền lợi” khơng bằng “quyền lực”, nghĩa là cũng có thể từ bỏ quyền giám sát. Giám sát dân chủ là giám sát phi quyền lực nhà nước, chủ yếu hỗ trợ các cơ quan đảng và nhà nước cải tiến công việc, nâng cao hiệu quả công việc, khắc phục bệnh quan liêu bằng cách góp ý. Khơng có sự ràng buộc của pháp luật và sự bắt buộc của kỷ luật, ý nghĩa và chức năng của nó thường khơng được mọi người hiểu và thường bị một số lãnh đạo các cơ quan nhà nước phớt lờ.

Kêt luận Chương 2

Hệ thống chính trị của mồi quốc gia bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trị, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất, phối hợp một cách đa dạng, phong phú của các tổ chức trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát hiện sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống của

Trong Chương 2, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản về Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc, khái quát, làm rõ thêm về nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, lịch sử hình thành vị trí, vai trị, chức năng từ khi thành lập đến giai đoạn hiện nay. Từ đó, là cơ sở để chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thống chính trị (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w