Hình 2.5 Hình ảnh phiếu trò chơi Xây tường
9. Cấu trúc luận văn
1.3. Vấn đề dạy học trải nghiệm trong mơn Tốn ở trường THPT
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí, khả năng nhận thức của học sinh THPT
1.3.1.1. Học sinh trung học phổ thông
Học sinh THPT còn được gọi là lứa tuổi thanh niên, là một giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi và được chia làm hai thời kì: thời kì tuổi đầu thanh niên (từ 15 đến 18 tuổi) và giai đoạn 2 của tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi).
1.3.1.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
a) Hoạt động học tập
Học tập vẫn là một hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn về tính tích cực và độc lập trí tuệ ở các em. Để lĩnh hội được sâu sắc các môn
25
học địi hỏi các em phải có một trình độ đủ cao về tư duy khái niệm và khái quát. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp phải thường gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới, hồn tồn khơng xuất phát từ sự khơng muốn học như suy nghĩ của nhiều người. Những hứng thú học tập ở lứa tuổi này gắn liền với xu hướng nghề nghiệp, làm cho những hứng thú đó trở nên đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
b) Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển trí tuệ. So với các lứa tuổi trước đó, nhìn chung, tư duy của học sinh THPT phát triển hơn và các hoạt động trí tuệ linh hoạt, nhạy bén hơn. Các em có khả năng nhanh chóng xác định và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, ở một số em vẫn có nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ, cịn nóng vội khi đưa ra kết luận. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn và hỗ trợ, khuyến khích các em suy nghĩ tích cực và độc lập để phân tích, đánh giá sự việc và đưa ra kết luận của riêng mình.
1.3.1.3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh trung học phổ thông
a) Sự phát triển của sự tự ý thức
Tự ý thức là một dấu hiệu nổi bật trong sự phát triển nhân cách ở HS THPT. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và đánh giá các đặc điểm tâm lý của cá nhân theo các tiêu chuẩn đạo đức xã hội về mục đích của cuộc sống. Do đó, HS có một mối quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, tính cách, phẩm chất và năng lực của cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên vẫn rất cần sự giúp đỡ của người lớn. Do đó người lớn cần lắng nghe ý kiến của các em, giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá.
b) Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là một đặc điểm quan trọng trong tâm lý lứa tuổi thanh niên. Các em đang sắp bước vào đời sống xã hội nên có nhu cầu học hỏi và
26
khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc, quy tắc ứng xử cũng như những định hướng về giá trị con người. Ở lứa tuổi THPT, HS đã biết xây dựng hình ảnh một người lý tưởng gần gũi với thực tế của cuộc sống hàng ngày và có ý thức xây dựng một lý tưởng sống cho riêng mình. Mặc dù các em có thể hiểu một cách sâu sắc và tinh tế các khái niệm và biết cách hành động phù hợp trong các tình huống khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tự tin vào các hành vi ấy. Vì vậy, sự khéo léo, tế nhị của các nhà GD là điều rất cần thiết khi phê phán những hình ảnh, lý tưởng cịn lệch lạc để giúp HS có thể chọn cho mình một lý tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên.
c) Xu hướng nghề nghiệp
Khác với các lứa tuổi trước đó, ở tuổi THPT, các em đã bắt đầu lựa chọn cho mình một vị trí xã hội trong tương lai và làm thế nào để đạt được vị trí xã hội đó. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt HĐ và điều chỉnh HĐ của các em. Khi trình độ học vấn càng tiến bộ, càng về cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng trở nên rõ rệt và ổn định hơn. Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, tâm lí và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các em cịn phiến diện, chưa đầy đủ, vì vậy các cơng tác hướng nghiệp cho HS lứa tuổi này có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho sự lựa chọn nghề nghiệp của các em được phù hợp với hứng thú, năng lực và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
d) Hoạt động giao tiếp
Ở tuổi thanh niên, HS khao khát có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu một cuộc sống tự lập. Tính tự lập của HS thể hiện ở ba khía cạnh: tự lập về hành vi, tự lập về cảm xúc và tự lập về đạo đức, giá trị. Bên cạnh đó, nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa trong tập thể của HS cũng phát triển mạnh. Tình bạn đối với các em ở lứa tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một tình bạn thân thiết, chân thành giúp các em đối chiếu được những thể nghiệm, ước mơ, lý tưởng và giúp các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình. Tuy nhiên, tình bạn của các em cịn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường lý tưởng hóa tình bạn, các
27
em thường địi hỏi ở bạn phải có những cái mình muốn chứ khơng chú ý đến khả năng thực tế của bạn.
Bước vào tuổi thanh niên các em có nhiều thay đổi trong đời sống tình cảm, một loại tình cảm đặc biệt đã xuất hiện đó là tình u nam nữ. Tình u ở lứa tuổi này là tình cảm trong sáng, lành mạnh song cịn nhiều cảm tính và cũng là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo, tế nhị của GV. Bên cạnh việc định hướng cho các em có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, trong mọi trường hợp GV không được can thiệp một cách thô bạo, khơng chế nhạo, ngăn cấm độc đốn mà cần có thái độ trân trọng, tế nhị, đồng thời cũng không được thờ ơ, lãnh đạm để tránh những phản ứng tiêu cực ở các em. Như vậy, so với cấp tiểu học và trung học cơ sở, học sinh THPT có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Nhu cầu khám phá thế giới, nhu cầu được thể hiện và tính độc lập trong HT, nghiên cứu, đặc biệt là xu hướng nghề nghiệp được thể hiện rất rõ ràng ở các em. Đây là những đặc điểm tâm, sinh lí rất thuận lợi cho việc tổ chức các HĐTN và phát triển tư duy của HS.