Mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng, cấu trúc chương trình mơn Tốn lớp

Một phần của tài liệu Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 12 (Trang 39)

Hình 2.5 Hình ảnh phiếu trò chơi Xây tường

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Vấn đề dạy học trải nghiệm trong mơn Tốn ở trường THPT

1.3.2. Mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng, cấu trúc chương trình mơn Tốn lớp

Trung học phổ thông

Mơn Tốn cấp THPT nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau: a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực tốn học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mơ hình tốn học để mơ tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề tốn học đặt ra trong mơ hình được thiết lập; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hoá được cho vấn đề tương tự; sử dụng được công cụ, phương tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề tốn học.

28

b) Có những kiến thức và kĩ năng tốn học cơ bản, thiết yếu về: Đại số và Một số yếu tố giải tích, Hình học và Đo lường, Thống kê và Xác suất.

c) Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chung và những phẩm chất đặc thù mà GD tốn học đem lại: tính kỉ luật, kiên trì, chủ động, linh hoạt; độc lập, hợp tác; thói quen tự học và hứng thú trong học tốn.

d) Góp phần giúp học sinh có hiểu biết làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau Trung học phổ thông. [6].

1.3.2.1. Đặc điểm môn học

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, mơn Tốn giúp HS có cái nhìn tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trị và những ứng dụng của tốn học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến tốn học để HS có cơ sở định hướng nghề nghiệp, có khả năng tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

Trong chương trình mơn Tốn có chứa đựng các nội dung, chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác. Điều này mang lại hiệu quả với các bộ mơn, góp phần củng cố kiến thức mơn Tốn, rèn luyện cho HS năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn. HĐTN trong mơn Tốn cũng sẽ tạo cơ hội giúp HS vận dụng một cách tổng hợp kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

1.3.2.2. Mục tiêu

Mơn Tốn cấp THPT nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau: a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực tốn học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mơ hình tốn học để mơ tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề tốn học đặt ra trong mơ hình được thiết lập; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hoá được cho vấn đề tương tự; sử

29

dụng được cơng cụ, phương tiện học tốn trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề tốn học.

b) Có những kiến thức và kĩ năng tốn học cơ bản, thiết yếu về: Đại số và Một số yếu tố giải tích, Hình học và Đo lường, Thống kê và Xác suất.

c) Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết tương đối tổng quát về các ngành nghề gắn với mơn Tốn và giá trị của nó; làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thơng; có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tốn học trong suốt cuộc đời. [6]

1.3.2.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực

Mơn Tốn góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực đặc thù. Các năng lực đặc thù bao gồm năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính tốn) với các thành phần cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận tốn học, năng lực mơ hình hóa tốn học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học tốn.

1.3.2.4. Cấu trúc chương trình mơn Tốn lớp 12

Chương trình Tốn học lớp 12 hiện hành - chương trình Chuẩn (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có cấu trúc gồm bảy chương, trong đó có bốn chương Giải tích và ba chương Hình học:

- Giải tích:

 Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số  Chương II: Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit  Chương III: Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng

 Chương IV: Số phức - Hình học:

30

 Chương II giới thiệu khái niệm về mặt tròn xoay và đi sâu vào mặt trụ, mặt nón, mặt cầu.

 Chương III cung cấp cho học sinh các kiến thức và kĩ năng bước đầu về phương pháp tọa độ trong không gian.

Nội dung sách giáo khoa mơn Tốn lớp 12 hiện hành nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Giải tích và hình học khơng gian và những kĩ năng thiết yếu để giải toán. Nội dung chương trình là sự tiếp nối các vấn đề đã đề cập trong chương tình Tốn lớp 10 và 11, trong đó có nhiều kiến thức có liên quan đến thực tế. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần làm cho học sinh phát huy được năng lực tự học của bản thân đồng thời rèn luyện được thói quen tìm tịi, suy nghĩ sáng tạo trong học tập.

V1.3.3. Dạy học trải nghiệm và HĐTN tốn học ở trường phổ thơng

1.3.3.1. Khái quát về dạy học trải nghiệm trong mơn tốn ở trường phổ thơng

Dạy học là công việc của giáo viên nhằm tạo ra ảnh hưởng có lợi đến việc học, tạo ra mơi trường thuận lợi, cải thiện hiệu suất và kết quả học tập của người học (Đặng Thành Hưng, 2003; Tổng cục Dạy nghề và Tổ chức lao động quốc tế, 2011). Dạy học trải nghiệm là cách tiếp cận để giáo viên thiết kế và thực hiện dạy học nhằm mục tiêu tối đa hóa các hoạt động học tập trải nghiệm của HS tuỳ thuộc vào bối cảnh thực tế gồm thời gian, địa điểm, nguồn lực vật chất,... Các bước dạy học TN bao gồm:

+ Xác định mục tiêu HĐTN

+ Thiết kế, tổ chức các hoạt động trải nghiệm + Đánh giá quá trình trải nghiệm

Như vậy, việc dạy học TN trong mơn tốn ở trường phổ thông điều cốt yếu là phải thiết kế được các HĐTN trong mơn Tốn. Đề tài này tập trung vào việc thiết kế các HĐTN trong mơn tốn bám sát chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng mơn tốn hiện hành.

31

1.3.3.2. Một số hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN toán học

Các hoạt động thực hành và TN trong giáo dục Toán học được tiến hành dưới nhiều hình thức rất đa dạng: thực hiện các đề tài, dự án học tập về toán, đặc biệt là những đề tài, dự án về ứng dụng của Tốn học trong thực tiễn; tổ chức các trị chơi, câu lạc bộ toán học, các cuộc thi về toán; diễn đàn, hội thảo, làm báo tường; tham quan cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống; nghiên cứu khoa học; làm phim hoạt hình; giao lưu với học sinh có thành tích xuất sắc, có hứng thú đặc biệt về học tập mơn Tốn,...

Thơng qua các HĐTN tốn học, các em không chỉ nắm vững kiến thức, nâng cao khả năng suy diễn, sáng tạo, ngơn ngữ tốn học được chính xác, khả năng tư duy và lập luận trở nên logic; có cơ hội thấy được ứng dụng của tri thức toán và sự gần gũi, thiết thực của toán học trong thực tế đời sống; mà còn được khám phá, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cơ và người thân trong gia đình. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ rõ, trải nghiệm chẳng những phát triển trí tuệ, giúp học tốt mơn Tốn mà cịn tăng chỉ số đam mê PQ (Passion Quotient), có điều kiện phát triển hài hịa IQ (chỉ số thơng minh), EQ (chỉ số cảm xúc), CQ (Creative Intelligence – Chỉ số thông minh sáng tạo), SQ (Speech Quotient – chỉ số biểu đạt ngôn ngữ). Thực tế hiện nay trong quá trình giảng dạy mơn Tốn, nhiều GV vẫn có quan điểm rằng: Trải nghiệm là HS được hoạt động bên ngoài phạm vi lớp học, các em phải được thực hành đo đạc, tính tốn, thao tác trên một dụng cụ học tập hay một đồ vật cụ thể. Tuy nhiên, theo định hướng về HĐTN và HĐTN hướng nghiệp nói chung, HĐTN trong mơn Tốn nói riêng (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì khơng phải HS được thực hành các cơng việc thực tế bên ngồi lớp học mới được coi là trải nghiệm. Trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn có thể được tiến hành trên cả ba hoạt động: Trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng; Trải nghiệm lời nói; Trải nghiệm hành động.

32

1.4. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm Toán học cho HS lớp 12 trong các trường THPT hiện nay trường THPT hiện nay

1.4.1. Mục đích và nội dung khảo sát

Xác định căn cứ thực tiễn cho giải pháp của đề tài, chúng tơi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy và học mơn Toán lớp 12 ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội và đối chiếu với mục đích nghiên cứu thiết kế

và tổ chức HĐTN để tìm ra những mặt thuận lợi, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

khi dạy học Tốn 12. Trên cơ sở đó, chúng tơi xây dựng nội dung, cách thức thiết kế và tổ chức những HĐTN cho HS trong DH Toán 12. Việc khảo sát thực tiễn giúp chúng tơi tìm hiểu thực trạng:

- Sự nhận thức của GV và HS về HĐTN trong dạy học Tốn 12; - Tình hình học Tốn thơng qua HĐTN của HS lớp 12 trường THPT; - Những khó khăn khi tổ chức HĐTN trong dạy học mơn Tốn cho HS lớp

12 trường THPT.

1.4.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát

1.4.2.1. Đối tượng:

- Về phía giáo viên:

+ Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với 05 giáo viên dạy mơn Tốn tại trường THPT Hoài Đức B, thành phố Hà Nội. Đây là những giáo viên có độ tuổi khác nhau, nhưng đều có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt, đã và đang giảng dạy khối 12.

+ Phát phiếu khảo sát 24 giáo viên bộ mơn Tốn tại các trường THPT khác nhau.

- Về phía học sinh: Phát phiếu khảo sát 120 học sinh lớp 12 tại các trường THPT khác nhau trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

1.4.2.2. Phương pháp:

 Tham gia sinh hoạt chuyên môn với Tổ bộ mơn Tốn, trao đổi ý kiến với cán bộ quản lý chuyên môn của nhà trường;

33

 Dự giờ, quan sát GV và HS trong các giờ lên lớp Toán 12;

 Điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến của một số GV dạy Toán 12;  Điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến của HS lớp 12.

1.4.3. Phiếu khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học toán, tác giả đã tiến hành khảo sát online, thăm dò ý kiến của 24 GV dạy Toán lớp 12 và 120 HS lớp 12 ở các trường THPT Hoài Đức A, THPT Hoài Đức B, THPT Hoài Đức C của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Các phiếu khảo sát được sử dụng là:

 Phiếu khảo sát dành cho GV: “Phiếu khảo sát GV trường THPT về việc tổ

chức HĐTN trong dạy học toán cho học sinh lớp 12”

 Phiếu khảo sát dành cho HS: “Phiếu khảo sát HS lớp 12 về tình hình học

mơn tốn”

1.4.4. Kết quả khảo sát

1.4.4.1. Tình hình tổ chức HĐTN trong DH mơn Tốn của giáo viên

Với câu hỏi 1 và 2, kết quả khảo sát nhận thức của GV về bản chất HĐTN tốn học và các hình thức tổ chức HĐTN ở trường THPT được cho trong 2 bảng sau:

Bảng 1.1. Nhận thức của GV về bản chất HĐTN tốn học và các hình thức tổ chức HĐTN tốn học ở trường phổ thơng

HĐTN tốn học ở trường phổ thơng là: Tỉ lệ

Là hoạt động giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện trên cơ sở kiến thức trọng tâm của mơn Tốn.

21/24 (88%)

Là hoạt động tham quan dã ngoại các cơ sở giảng dạy, nghiên cứu toán, ứng dụng tốn.

21/24 (88%) Q trình tổ chức hoạt động địi hỏi HS tổng hợp kiến thức, KN của mơn 23/24

34

Tốn và các mơn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống.

(96%)

Q trình tổ chức địi hỏi HS có kiến thức về mơn Tốn tham gia để giải quyết các vấn đề liên quan tới kiến thức mơn Tốn.

21/24 (88%) HS hình thành và phát triển được phẩm chất, năng lực chung, năng lực

chuyên biệt về toán. HS được phát huy năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, khuynh hướng phát triển của bản thân qua mơn Tốn và các môn học liên quan, phát triển năng lực sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống

22/24 (92%)

HS phát triển các năng lực chuyên biệt về tốn và năng khiếu tốn cho HS, hình thành động cơ mới trong học tập mơn Tốn.

23/24 (96%)

Có những hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nào trong mơn Tốn?

Tổ chức thảo luận 42% Tổ chức tham quan dã ngoại 100%

Tổ chức các trò chơi 42% Diễn đàn 21%

Tổ chức hội thi 38% Giao lưu 42%

Tổ chức các câu lạc bộ 38% Tổ chức sự kiện 38% Sinh hoạt tập thể 17% Hoạt động chiến dịch 17%

Lao động cơng ích 8% Sân khấu tương tác 38%

Qua phỏng vấn cùng các số liệu ở bảng 1.1, về cơ bản các GV đã có những hiểu biết nhất định về mặt lý luận HĐTN, HĐTN trong mơn tốn. Có thể, họ khơng phát biểu được chuẩn chỉnh các khái niệm về HĐTN và HĐTN trong mơn tốn bằng những lời mang đúng thuật ngữ văn phong về mặt khoa học nhưng nói theo cách hiểu của họ cơ bản là đúng.

Đối với các hình thức tổ chức HĐTN trong mơn tốn, một số GV có những hiểu lầm khi nghĩ rằng trải nghiệm chỉ gắn với những HĐ giải trí, vui chơi dã ngoại. Cụ thể khi được hỏi có những hình thức tổ chức HĐTN nào thì có 100% GV chọn

35

tham quan dã ngoại, trong đó các hình thức khác thì thấp hơn ví dụ như 38% GV chọn hình thức hội thi, 17% GV chọn hình thức sinh hoạt tập thể, 8% GV chọn lao động cơng ích,… Như vậy, đa số GV được phỏng vấn đều nhận định TN gắn liền với tham quan dã ngoại, đi ra ngồi chơi, du lịch, tìm hiểu khám phá có gắn kiến thức mơn tốn vào đó. Rất ít GV hiểu các HĐTN có những hình thức tổ chức khác như câu lạc bộ, trò chơi, diễn đàn, hội thi,…

Với câu hỏi 3 về thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học

mơn Tốn lớp 12, kết quả thu được ở các bảng sau:

Bảng 1.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn lớp 12 của giáo viên ở trường phổ thông

Tiêu chí Mức độ

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn lớp 12 là:

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng cần thiết 17% 75% 8% 0%

Mức độ quan tâm của GV đến việc tổ chức HĐTN toán học cho HS lớp 12 là: Rất quan tâm Quan tâm Quan tâm khi cần Không quan tâm 46% 54% 0% 0%

Việc tổ chức các HĐTN trong dạy học mơn Tốn lớp 12 ở trường THPT

Một phần của tài liệu Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 12 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)