Hình 2.5 Hình ảnh phiếu trò chơi Xây tường
9. Cấu trúc luận văn
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.2. Đánh giá định tính
Để có cơ sở đánh giá định tính kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã biên soạn mẫu phiếu dành cho các giáo viên dự giờ, quan sát các buổi trải nghiệm trong phụ lục 3 và mẫu phiếu dành cho học sinh các lớp tham gia thực nghiệm trong phần phụ lục
93
4 để đánh giá về tính khả thi và hiệu quả của các giờ dạy thực nghiệm sư phạm. Qua tổng hợp, phân tích chúng tơi thu được kết quả như sau:
- Hầu hết (85%) giáo viên dự giờ, quan sát cho rằng giáo án và các kế hoạch thực nghiệm sư phạm có tính khả thi, các giáo viên đánh giá cao về tính hiệu quả của những hoạt động trải nghiệm đã thiết kế.
- Thông qua phiếu hỏi, 100% các em HS lớp thực nghiệm tỏ ra hào hứng, thích thú với các giờ học, các buổi trải nghiệm; đa số (91,5%) các em hiểu sâu sắc những nội dung kiến thức được đề cập trong các buổi học tập trải nghiệm và biết vận dụng trong q trình giải tốn cũng như giải quyết các tình huống thực tế.
- Trong các buổi thực nghiệm, hứng thú học tập của HS được thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập. Học sinh tích cực, tập trung cao độ trong q trình giải quyết các nhiệm vụ học tập mà GV yêu cầu. Hầu hết các em đều hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, chú ý vào bài học mà không bị phân tán bởi các yếu tố ngồi bài học. Khơng có học sinh học bài trong trạng thái mệt mỏi, uể oải hay phân tán. Sự ghi nhớ, vận dụng kiến thức toán đã được học được củng cố vững chắc hơn. Trong các hoạt động trải nghiệm có phân chia thành các nhóm, các em ln cố gắng hồn thành tốt nhất phần nhiệm vụ của mình và đội mình. Các yêu cầu nhận thức được các em chủ động tìm tịi, giải quyết một cách sáng tạo trên cơ sở cộng hưởng suy nghĩ của cả nhóm. Trong q trình tham gia các hoạt động của nhóm, các em cịn tích cực bàn bạc, trao đổi, đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt phần nhiệm vụ của đội mình. Trong quá trình đánh giá kết quả hoạt động của các đội chơi, các HS tỏ ra rất trưởng thành trong cách ứng xử với bạn bè. Các em biết khẳng định, bảo vệ các ý kiến của cá nhân trong giới hạn cho phép, biết tôn trọng và đánh giá đúng mức ý kiến của cá nhân hay của nhóm bạn, biết kiềm chế cảm xúc và hóa giải tốt những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi hoạt động học tập kết thúc, các em rất mong muốn được tham gia vào những hoạt động tiếp theo và muốn học nhiều giờ học như vậy. Đặc biệt, Hội thi Tia chớp lần đầu tiên được tổ chức đã đạt được thành công vang dội. Trong q trình ơn tập kiến thức để tham gia thi đấu, HS tự lập ra các nhóm nhỏ để học, kiểm tra những kiến thức căn bản và trao đổi, thảo luận
94
những phương pháp giải hay, cơng thức tính nhanh cho các dạng tốn và đặc biệt tự sáng tạo ra các bài toán để thách đố các bạn khác.
Sau quá trình tổ chức các HĐTN tốn học, HS đã hình thành liên tưởng, kết nối kiến thức mơn Tốn với kiến thức các mơn học khác, với đời sống thực tiễn được các em chú ý và hình thành thói quen tốt hơn. Sự tích cực, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong, ngồi giờ họ có sự tương tác của nhóm bạn được thực hiện chủ động, tích cực hơn. Các giờ học khác của mơn Tốn khơng sử dụng các hình thức trải nghiệm cũng được học sinh đón nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập tích cực hơn.
Các hoạt động thảo luận trước khi thiết kế hoạt động trải nghiệm, trong khi thực hiện tiết dạy và hoạt động đánh giá, rút kinh nghiệm sau tiết dạy cũng khẳng định kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học ở THPT của nhóm thực nghiệm đã được nâng cao.