Các nguyên tắc khi thiết kế hoạt động trải nghiệm Toán học

Một phần của tài liệu Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 12 (Trang 54)

Hình 2.5 Hình ảnh phiếu trò chơi Xây tường

9. Cấu trúc luận văn

2.1. Các nguyên tắc khi thiết kế hoạt động trải nghiệm Toán học

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, nội dung bài học

HĐTN phải gắn liền với mục tiêu, nội dung bài học. Bất kỳ một bài học nào cũng có mục tiêu đề ra kết hợp với nội dung kiến thức cần tổ chức, hướng dẫn HS tìm tịi, nghiên cứu. Vì vậy, khi thiết kế hay tổ chức một HĐTN cần chú ý tới mục tiêu, nội dung cụ thể của từng bài học để hiện thực hóa kiến thức cần truyền đạt trong mỗi hoạt động. Không phải bài học nào, nội dung nào cũng có thể thiết kế được HĐTN và cũng không phải bài học nào khi sử dụng hoạt động trải nghiệm cũng đem lại hiệu quả giáo dục cao. Do đó cần phải lựa chọn một cách chính xác và kỹ lưỡng nội dung để thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học mơn tốn để đạt hiệu quả mong muốn.

Các kiến thức mà người giáo viên muốn HS tiếp nhận cần phải chính xác, nằm trong chương trình, chuẩn kiến thức - kỹ năng. Để từ đó giúp cho HS học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích HS tự phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh rồi vận dụng kiến thức mới, góp phần tạo hứng thú và tự tin học tập mơn Tốn.

Những HĐTN khơng hướng tới mục đích, nội dung bài học sẽ khơng mang lại hiệu quả giáo dục, làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc học của HS. Chính vì thế, khi thiết kế HĐTN, việc đầu tiên cần làm là xác định mục đích của HĐTN. Người thiết kế phải trả lời được câu hỏi: HĐTN nhằm truyền tải những kiến thức và rèn luyện cho các em những kỹ năng nào? Để từ đó lựa chọn và thiết kế những HĐTN phù hợp.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi, nhu cầu hứng thú của học sinh nhu cầu hứng thú của học sinh

43

HS là chủ thể của quá trình nhận thức. HĐTN tổ chức nhằm giúp HS học tập một cách tự giác, tích cực, chủ động. Một trong những động cơ kích thích sự tự giác, tích cực của các em là hứng thú, niềm yêu thích. Vì vậy, khi GV thiết kế và tổ chức các HĐTN cần dựa trên nhu cầu và mong muốn của HS. Học sinh được tham gia các hoạt động mà các em yêu thích sẽ giúp hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất, đản bảo mục đích của việc tổ chức. Tránh việc tổ chức mang tính hình thức, bắt ép HS tham gia. Như vậy, việc tổ chức khơng những khơng phát huy được tác dụng mà cịn phản tác dụng, mang lại những kết quả không tốt. Gây tốn kém, mất thời gian của cả GV và HS.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo hài hịa giữa lí thuyết và thực tiễn, tính khoa học và tính sư phạm sư phạm

HĐTN giúp HS hình thành và phát triển năng lực thiết kế và tổ chức HĐ, năng lực định hướng nghề nghiệp,.... giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người.

Mỗi HĐTN được thiết kế và tổ chức, GV không chỉ đảm bảo xây dựng các HĐ trên cơ sở lí thuyết, kiến thức hàn lâm mà phải có đảm bảo HĐ mang tính thực tiễn cao. Những HĐ này phải gắn liền với yêu cầu bài học, đảm bảo vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Mỗi HĐTN giúp HS vận dụng nhiễn kiến thức và thực tế để hình thành những kĩ năng, năng lực cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của các em như: Năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức các HĐ, năng lực định hướng nghề nghiệp.

Mỗi HĐTN được thiết kế phải khoa học, mang tính sư phạm, là HĐ bổ ích trong nhà trường tiểu học. Khi GV thiết kế và tổ chức các hoạt động phải tuân theo quy trình logic, hợp lý, đả bảo đạt những hiệu quả cao nhất.

44

Các hoạt động trải nghiệm phải được thiết kế tổ chức thường xuyên, đều đặn với các chủ đề, các mạch kiến thức xuyên suốt trong chương trình tiểu học của mỗi môn học. Thông qua tham gia trải nghiệm các hoạt động thực tế thường xuyên sẽ giúp HS được thực hành, củng cố cững chắc từng mạch kiến thức, vận dụng chúng một cách linh hoạt trong cuộc sống.

Mỗi chủ đề, mỗi mạch kiến thức GV cần lựa chọn những hoạt động trải nghiệm phù hợp, đảm bảo sự phát triển liên tục, nâng cao dần những yêu cầu qua từng hoạt động của từng lớp.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự cân đối giữa HĐ cá nhân và HĐ tập thể, HĐ trong lớp và HĐ ngoài lớp, HĐ trong nhà trường và HĐ ngoài nhà trường. lớp và HĐ ngoài lớp, HĐ trong nhà trường và HĐ ngoài nhà trường.

Mỗi hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các nhiệm vụ khác nhau: nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm, nhiệm vụ tập thể,… tạo cơ hội để HS huy động kiến thức, kĩ năng, động cơ, ý chí và các kinh nghiệm đã có để hồn thành các nhiệm vụ được giao, đồng thời kiến tạo nên kinh nghiệm mới, kĩ năng mới và rèn luyện phẩm chất, năng lực cho chính mình.

Vì thế, khi thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm, GV cần thiết kế các hoạt động với những nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, nhóm, tập thể HS nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của hoạt động.

2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Giáo viên thiết kế, lựa chọn những HĐTN phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp, trường, của từng cá nhân HS và từng gia đình HS. Khơng thiết kế hay lựa chọn tổ chức những hoạt động trải nghiệm quá tốn kém đối với điều kiện kinh tế của nhà trường và gia đình HS. Khơng nên lựa chọn những hoạt động tốn nhiều thời gian gây ảnh hưởng tới quá trình học tập, sức khỏe của HS. Lựa chọn những hoạt động mang tính khả thi cao, dễ thực hiện, được sự ủng hộ, hưởng ứng từ phía gia đình, nhà trường và địa phương.

45

Có rất nhiều các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm dành cho HS ở lứa tuổi THPT. Một hình thức tổ chức được thực hiện một cách lặp lại liên tục trong các tiết học sẽ khiến HS cảm thấy nhàm chán. Vì thế mà hiệu quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm không những khơng giúp HS có thái độ học tập tích cực, chủ động mà còn phản tác dụng, khiến các em khơng cịn hứng thú với bài học. Giáo viên cần lựa chọn và sử dụng luân phiên các hoạt động trải nghiệm khác nhau, sự đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm sẽ kích thích sự hào hứng, chủ động của các em trong quá trình nhận thức.

2.2. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm tốn học trong chương trình tốn lớp 12 THPT

2.2.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm Tốn học qua hình thức trị chơi

2.2.1.1. Mục đích, u cầu và các tình huống tổ chức trị chơi

- Mục đích: Trị chơi là một loại hình HĐ vui chơi giải trí của con người, giúp

thư giãn, vui vẻ, thoải mái. Ở lứa tuổi thanh niên, HS THPT rất hiếu động, ưa thích những trị chơi mới lạ, nên nếu GV biết khéo léo lồng ghép HĐ này vào HT - nhất là với mơn Tốn vốn là mơn khoa học trừu tượng, “khơ khan” - thì tác dụng GD rất tích cực. HS được trải nghiệm các HĐ giao lưu “chơi mà học, học mà chơi”. Thông qua HĐ tham gia vào các trị chơi tốn học, HS có cơ hội phát triển những NL như: NL tính tốn, NL GQVĐ sáng tạo, NL giao tiếp và làm việc hợp tác nhóm, NL ngơn ngữ toán học, NL vận dụng toán học vào thực tiễn,…

- Yêu cầu: Khi lựa chọn một trò chơi học tập cần đảm bảo phù hợp với mục

tiêu, nội dung bài học, phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT. Trị chơi phải hấp dẫn, lôi cuốn, tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia, tạo khơng khí hào hứng, sơi nổi trong lớp học. Ngồi ra, để trò chơi phát huy hiệu quả tối đa người giáo viên cần đảm bảo sự đa dạng của các trò chơi trong khi tổ chức. Những trò chơi được lựa chọn cần đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và phù hợp với điều kiện lớp học, nhà trường. Đảm bảo nội dung trong sáng, mang tính giáo dục cao. Để tổ chức một trị chơi học tập đảm bảo mục tiêu đã đề ra,

46

giáo viên cần đảm bảo cho học sinh nắm vững tên gọi, cách chơi, luật chơi,… của trò chơi. Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia. Học sinh tham gia một cách tự nguyện, tự giác, khơng bị gị bó, ép buộc.

- Các tình huống tổ chức trị chơi: Trị chơi có thể được sử dụng trong nhiều

thời điểm, tình huống khác nhau, phụ thuộc vào mục đích sử dụng của GV như: + Gợi động cơ mở đầu: Trước khi học nội dung mới (kiến thức mới, bài học mới, chương mới, chủ đề mới, ...), GV sử dụng loại trò chơi khởi động, giúp tạo bầu khơng khí sơi động, vui vẻ, tạo tâm trạng vui vẻ, tạo tâm thế cho HS khi bắt đầu bài học.

+ Gợi động cơ kết thúc: Sau khi học một nội dung mới (kiến thức mới, bài học mới, chương mới, chủ đề mới, ...),

+ Thực hành, luyện tập củng cố: Cuối tiết dạy - ở phần củng cố, luyện tập; hoặc sau một chương, một loạt bài cùng chủ đề nội dung, ...

2.2.1.2. Cách tiến hành HĐTN qua hình thức trị chơi

Giai đoạn 1: Thiết kế HĐTN

Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động định tổ chức trò chơi

Trước khi lựa chọn một trò chơi giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động tổ chức. Qua hoạt động này, GV muốn hình thành, phát triển, củng cố tri thức hay luyện tập kỹ năng, kỹ xảo, những tình cảm thái độ nào? Học sinh học được những gì của mơn Tốn thơng qua trị chơi này?

Bước 2: Lựa chọn tình huống chơi, tên trị chơi hoặc chủ đề chơi

Khi lựa chọn trò chơi cần đảm bảo phù hợp với những yêu cầu, mục tiêu cần đạt được của bài học. Giáo viên cần phải suy nghĩ để chọn ra những tình huống đảm bảo tính sinh động, gây hứng thú và kích thích sự mong muốn tham gia chơi của học sinh. Tình huống chơi là cơ sở quan trọng để đặt tên trò chơi. Tên trị chơi phải hấp dẫn, lơi cuốn các em để các em hăng hái tham gia ngay từ những phút đầu tiên của trị chơi. Bên cạnh đó, các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất như khơng gian lớp học, các phương tiện và đồ dùng dạy học cũng phải phù hợp.

47 - Chuẩn bị

- Cách tiến hành: Nội dung trò chơi, luật chơi, cách đánh giá.

Giai đoạn 2: Tổ chức HĐTN

Bước 4: Đặt vấn đề

GV giới thiệu tên trò chơi, mục tiêu của trò chơi.

Bước 5: Hướng dẫn trò chơi

GV phổ biến luật chơi, giới thiệu nội dung trò chơi và cách thức đánh giá. Giáo viên có thể làm mẫu, hướng dẫn chơi thử nếu thấy cần thiết.

Bước 6: Thực hiện chơi

Cho HS thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. Giáo viên theo dõi quá trình hành động, thực hiện luật chơi của học sinh. Theo dõi khả năng sáng tạo của các em trong trị chơi, động viên khuyến khích hoặc uốn nắn kịp thời để trò chơi đạt hiệu quả. Theo dõi tiến độ chơi để có thể điều chỉnh nếu cần.

Bước 7: Đánh giá, tổng kết

- GV hướng dẫn HS nhận xét:

 Mức độ nắm vững luật chơi và việc thực hiện trò chơi.  Thành tích của học sinh đạt được.

 Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi.

- GV đánh giá, tổng kết: GV bổ sung, điều chỉnh những nhận xét của học sinh, đánh giá chung về cuộc chơi. Phát phần thưởng (nếu có).

- GV rút ra bài học, nhấn mạnh các kiến thức rút ra được sau khi chơi. Như vậy quy trình thiết kế và tổ chức trị chơi học tập có 2 giai đoạn với 8 bước thực hiện cụ thể. Khi thực hiện, GV cần linh hoạt các bước, các giai đoạn này có thể đan xen, hịa nhập lẫn nhau.

2.2.1.3. Một số ví dụ thiết kế HĐTN qua hình thức trị chơi:

Trong mục này, tác giả trình bày một số ví dụ về việc thiết kế các HĐTN qua hình thức trị chơi trong một số tình huống khác nhau. Như vậy, các ví dụ sẽ tập trung vào giai đoạn 1: “Thiết kế HĐTN” gồm 3 bước.

48

Ví dụ 2.1. Thiết kế HĐTN qua hình thức trị chơi sử dụng trong tình huống gợi động cơ mở đầu

Cũng giống như yêu cầu của các giờ học khác, giờ học Tốn cần tạo một khơng khí thoải mái, thân thiện và hịa đồng giúp HS tự tin học tập. Vì vậy, chúng tôi đề xuất GV nên thay các hoạt động kiểm tra bài cũ bằng cách tạo tình huống cho HS của mình trải nghiệm qua các trị chơi như: Lật ơ chữ, ghép hình, rung chng vàng, quả cầu may mắn hay vịng quay kì diệu….

Trị chơi 1:

Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động định tổ chức trò chơi

Để bắt đầu tiết luyện tập, sau khi HS học xong lý thuyết bài 2: Phương trình mặt phẳng, GV tổ chức một trị chơi để kiểm tra kiến thức cũ của HS, đồng thời giúp tạo khơng khí sơi động, vui vẻ để bắt đầu vào tiết học mới.

Mục tiêu học tập:

 HS viết được phương trình tổng quát của mặt phẳng

 HS nhắc lại được điều kiện để hai mặt phẳng song song, vng góc  HS tính được khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Bước 2: Lựa chọn tình huống chơi, tên trị chơi hoặc chủ đề chơi

- Tình huống chơi: gợi động cơ mở đầu (Đầu giờ tiết 2: Luyện tập) - Tên trị chơi: Con ong tìm hũ mật

Bước 3: Thiết kế giáo án HĐTN

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị nội dung Slide trò chơi, phần thưởng. - Cách tiến hành:

 Nội dung trò chơi:  Luật chơi:

Thời gian thực hiện: 10 phút Nhiệm vụ:

 Có 6 câu hỏi màu xanh. HS được gọi sẽ chọn 1 câu hỏi để trả lời.

49

 Khi lật ô màu đỏ, nếu chữ “Hũ mật” hiện ra thì bạn đó nhận được một phần q.

Hình 2.1. Ảnh mơ tả Slide trị chơi Con ong tìm hũ mật

- Câu hỏi sử dụng trong trò chơi:

Câu 1. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz. Phương trình (P) qua A1; 2;0 

và nhận n1;0; 2 là VTPT là:

50

Câu 2. Trong hệ toạ độ Oxyz, phương trình mặt phẳng ( )P cắt các trục tọa độ

, , Ox Oy Oz lần lượt tạiA0;1;0 , B 2;0;0 , C(0;0;5) là: Đáp án: 1 1 2 5  x y z .

Câu 3. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz. Phương trình mặt phẳng qua

2;5;1

A và song song với Oxy là:

Đáp án: z 1 0.

Câu 4. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ( 1;0;1), ( 2;1;1)AB  . Phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn AB là:

Đáp án: x  y 2 0.

Câu 5. Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng

 P :xmym1z 2 0,  Q : 2x y 3z 4 0. Tìm giá trị của m để hai mặt phẳng    P , Q vng góc. Đáp án: 1 2  m .

Câu 6. Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng

Một phần của tài liệu Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 12 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)