PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
1.2. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết xã hội học
1.2.2. Lý thuyết về vốn xã hội của B.James Coleman và Bourdieu
Nhà xã hội học người Mỹ James Coleman phân biệt ba loại vốn: vốn vật thể là kết quả của những biến đổi vật thể để tạo thành những công cụ sản xuất, vốn con người là kết quả những biến đổi trong con người để cấu thành tài nghệ và khả năng thao tác, và vốn xã hội.
Theo Coleman, vốn xã hội có ba đặc tính: Thứ nhất, nó tùy thuộc vào mức độ mà người trong xã hội tin cậy nhau. Nói cách khác, nó tùy thuộc vào nghĩa vụ mà mỗi người tự ý thức, và kỳ vọng của người này ở người khác. Thứ hai, nó có giá trị vì là gói ghém những liên hệ xã hội, và những liên hệ này mang đặc tính của kênh truyền thơng. Nói rõ hơn: qua liên hệ tiếp xúc với hàng xóm, bạn bè, mỗi người có thể thu thập nhiều thơng tin hữu ích cho cuộc sống, thay thế phần nào những phương tiện truyền thông tân thời như sách báo, truyền thanh, truyền hình. Thứ ba, vốn xã hội càng
lớn nếu xã hội càng có nhiều lề thói (nhất là những lề thói mà người khơng tuân theo sẽ bị trừng phạt).
Chi tiết hơn, Coleman phân biệt vốn xã hội trong gia đình và vốn xã hội trong cộng đồng. Trong mỗi gia đình, con cái có thể lĩnh hội vốn tài chính, vốn con người, và vốn xã hội trong gia đình. Vốn tài chính là do của cải và thu nhập gia đình. Loại vốn này là một nguồn lực vật chất cho các em: sách vở cần thiết, nơi ngồi học thoải mái, và tiền bạc để ứng phó những
nhu cầu thường nhật. Vốn con người là phản ảnh trình độ văn hố của cha mẹ, cho con cái một môi trường hiểu biết trong sự học hành. Vốn xã hội (trong gia đình) thì khác, nó tùy thuộc vào mức quan tâm, thời giờ mà cha mẹ dành cho con cái trong những sinh hoạt trí tuệ. Một gia đình dù giàu có (vốn tài chính là sung túc), cha mẹ có học vấn cao (vốn con người nhiều), nhưng nếu thờ ơ với con cái (vì quá bận mưu sinh chẳng hạn) thì sẽ nghèo vốn xã hội trong gia đình. Có thể nói, vốn xã hội trong gia đình tùy thuộc vào sự có mặt của phụ huynh, và sự quan tâm của họ đến con cái.
Vốn xã hội trong cộng đồng cũng có một ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của lớp trẻ. Vốn này nằm trong mối liên hệ xã hội giữa các phụ huynh với nhau và giữa phụ huynh với các thể chế cộng đồng. Ví dụ, nếu cha mẹ học sinh không biết nhau, hoặc nếu gia đình các em thường thay đổi chỗ ở, thì sẽ khó giúp nhau theo dõi sự học hành, giám sát các hoạt động của con em, vì thế vốn xã hội sẽ yếu đi.
Theo cách tiếp cận trên, có thể suy ra đối với doanh nghiệp. Vốn xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vốn xã hội trong doanh nghiệp cũng tồn tại ở hai mơi trường cơ bản đó là: trong nội bộ doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp. Vốn xã hội trong nội bộ doanh nghiệp chính là sự đồn kết hồn thành cơng việc của các nhân viên; sự phấn đấu của lãnh đạo, nhân viên trong hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp; là những chính sách về đào tạo nguồn lực, chính sách ưu đãi v.v…của doanh nghiệp. Còn vốn xã hội ở ngồi doanh nghiệp chính là uy tín, sự khẳng định thương hiệu, mạng lưới xã hội mà doanh nghiệp quan hệ: quan hệ với khách hàng, đối tác, quan hệ với các cơ quan công quyền và những người có quyền lực, tiềm lực về tài chính.v.v…Việc sử dụng vốn xã hội có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Đi xa hơn Coleman, Francis Fukuyama tác giả cuốn sách “Điểm tận của lịch sử” rất nổi tiếng cho rằng, vốn con người và vốn xã hội có ảnh hưởng
lẫn nhau. Cụ thể, theo ông, vốn con người có thể làm tăng vốn xã hội (người có học sẽ ý thức hơn tầm quan trọng của sự lưu tâm đến con cái, và ngược lại,
khi con cái được quan tâm thì sẽ cố gắng học hành, trau rồi vốn con người). Song Fukuyama đưa thêm nhận định: không phải loại vốn nào cũng là tốt. Vốn xã hội có thể xấu (băng đảng tội phạm chẳng hạn), vốn vật thể có thể xấu (vũ khí để làm tội ác), vốn con người có thể là xấu (trí tuệ dùng để nghĩ ra những phương pháp hành hạ, tra tấn, thậm chí đến diệt chủng).
Nhà kinh tế Kenneth Arrow (được giải Nobel, 1972) đã chỉ rõ, ưu điểm của vốn xã hội. Theo ông, vốn xã hội không cạn kiệt qua sử dụng, song cái nguy hiểm là loại vốn này dễ bị suy mòn nếu đường lối phát triển không đúng, và không thể một sớm một chiều tái tạo hay vay mượn nó được. Chính sách phát triển mà chỉ hơ hào làm giàu (thậm chí có người cho rằng phải chấp nhận mức độ tham ô nào đó trong giai đoạn gia tốc phát triển) sẽ hủy hoại tính cộng đồng, làm mất sự tin cẩn lẫn nhau, và do đó làm suy giảm vốn xã hội. Hơn nữa, hầu như bất cứ phát triển kinh tế nào cũng cần những luồng chảy lao động (dân vùng này đi làm việc ở vùng khác) thơng thống, tuy nhiên sự di cư này sẽ ảnh hưởng trực tiếp (có phần tiêu cực) đến gắn bó gia đình, theo đó, vốn xã hội trong gia đình bị suy giảm. Phát triển bền vững đòi hỏi sự đánh đổi tối ưu, ăn khớp, giữa nhiều diễn biến xã hội và kinh tế khác nhau. Thiếu vốn xã hội (hoặc nếu vốn xã hội không được kịp thời thay thế bởi những loại vốn khác) thì phát triển sẽ khơng bền vững. Một quốc gia thiếu tính cộng đồng, thiếu tinh thần dân tộc là một quốc gia không phục vụ những nhu cầu cơ bản của con người (mặc dù thu nhập vật chất có thể cao), tức là một quốc gia khơng phát triển.
Từ những tiếp cận trên, chúng ta có thể thấy rằng, vốn xã hội trong doanh nghiệp tồn tại với những hình thức khác nhau như sự tín cẩn (trust), sự có đi có lại hay sự tương hỗ (reciprocity), quy tắc (norms) và mạng lưới xã hội (networks) (Colleman, 2000; Dasgupta và Serageldin, 2000; Fountain, 1998; Lesser, 2000; Putnam, 1995). Sự tín cẩn được phát triển qua thời gian trên cở sở nhiều lần làm ăn với nhau. Khi doanh nghiệp được sự tín cẩn cao từ các đối tác kinh doanh, khi làm ăn với nhau họ sẽ không mất công sức, thời gian (vốn là tài ngun khơng nên phí phạm) để theo dõi
và kiểm tra nhau, thay vào đó họ dành nhiều thời gian, công sức để tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp. Nhờ vào sự tín cẩn lẫn nhau nên doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ (reciprocity) và hành xử (norms) theo chuẩn mực từ các chủ thể khác, tạo nên nghĩa vụ lâu dài với đối tác. Vốn xã hội còn biểu hiện dưới dạng mạng lưới (networks) liên kết của doanh nghiệp với các chủ thể khác trong môi trường kinh doanh. Nhờ mạng lưới này giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thơng tin để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp.
Giống như các loại vốn khác, vốn xã hội cần thiết cho sản xuất, kinh doanh. Song vốn xã hội có nhiều khác biệt, vốn vật thể thì hồn tồn hữu hình bởi nó nằm trong những hình thức vật thể trước mắt; vốn con người thì khó thấy hơn bởi nó nằm trong những kỹ năng và tri thức cá nhân; vốn xã hội thì khó thấy nhất bởi nó tiềm tàng trong các mối liên hệ giữa người với người.
Trong quá trình phát triển, vốn xã hội có đóng góp quan trọng trong việc giảm chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp làm ăn với nhau và giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế, đáng kể nhất là chi phí thơng tin, sự mặc cả, chi phí thủ tục hành chính. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có hàm lượng vốn xã hội lớn sẽ nâng cao sức cạnh trạnh, mở rộng qui mô sản xuất. Vốn xã hội sẽ giúp giảm những hành động phi pháp, thơng tin chính xác tạo ra sự tình nguyện gia nhập các hiệp hội, hỗ trợ thông tin trong cộng đồng doanh nghiệp. Vốn xã hội được cải thiện sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy q trình tồn cầu hố và phân cơng lao động.