Lý thuyết trao đổi xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 31 - 32)

PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN

1.2. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết xã hội học

1.2.1. Lý thuyết trao đổi xã hội

Đại biểu tiêu biểu của lý thuyết trao đổi là Peter Blau, Blau tập trung vào quá trình trao đổi mà theo ơng, điều khiển hành vi con người và các quan hệ xã hội tiềm ẩn giữa các cá thể cũng như các nhóm. Hậu quả là Blau hình dung ra một chuỗi bốn giai đoạn đi từ sự trao đổi liên nhân vị tới cấu trúc xã hội và tới sự biến đổi cấu trúc: Bước 1: Các giao dịch trao đổi cá nhân giữa mọi người làm phát sinh… Bước 2: Sự phân biệt về địa vị và quyền lực, đẫn tới…Bước 3: Sự chính thống hố và sự tổ chức, đã gieo hạt giống của…Bước 4: Sự đối lập và biến đổi [35].

Trong quá trình tương tác xã hội, mọi người thu hút lẫn nhau vì nhiều lý do khác nhau đã thúc đẩy họ thiết lập nên các tổ chức xã hội. Một khi các mối ràng buộc ban sơ đã thắt chặt, các ban thưởng mà họ cung cấp lẫn nhau giúp duy trì và nâng cao những mối dây liên hệ. Hoàn cảnh đối lập xảy ra; với các đền bù không thoả đáng, một sự liên kết sẽ yếu đi hay bị phá vỡ. Các ban thưởng được trao đổi có thể là ở bên trong hoặc bên ngồi. Các bên khơng thể ln đền bù cho bên kia một cách bình đẳng; khi có sự bất bình đẳng trong trao đổi, một khác biệt về quyền lực sẽ nảy sinh trong lòng một tổ chức.

Khi một bên cần gì đó từ bên khác những khơng có gì so sánh được để đổi lại, có sẵn bốn khả năng lựa chọn đặt ra. Thứ nhất, mọi người có thể ép buộc người khác giúp họ. Thứ hai, họ có thể tìm một nguồn khác để đạt được điều họ muốn. Thứ ba, họ có thể cố gắng tiếp tục mà khơng có cái họ cần ở người khác. Cuối cùng, và quan trọng nhất, họ có thể tự hạ thấp bản thân với những người khác, từ đó trao cho những người khác “Uy tín khái qt hố” trong mối quan hệ giữa họ; những người kia có thể rút ra thứ uy tín này khi họ làm một điều gì đó (lựa chọn cuối cùng này, dĩ nhiên là đặc tính cơ bản của quyền lực).

Ơng cho rằng, “Nói chung là nhất trí về các giá trị và tiêu chí ở ý nghĩa trung gian của đời sống xã hội và các liên kết trung gian cho các giao

dịch xã hội. Chúng làm cho sự trao đổi xã hội gián tiếp có thể xảy ra, và chúng điều hành các q trình hồ hợp xã hội và phân biệt xã hội trong các cấu trúc xã hội phức tạp cũng như sự phát triển của tổ chứ và tái tổ chức xã hội bên trong chúng” [35]. Ở đây, Blau tập trung vào sự liên ứng giá trị. Ví dụ như một thành viên tn thủ tiêu chí, giá trị nào đó của nhóm và nhận sự bằng lịng vì sự tn thủ đó và sự bằng lịng tiềm ẩn vì sự kiện rằng sự tn thủ đó đóng góp vào duy trì sự bền vững của nhóm. Nói cách khác, nhóm hay tập thể thực hiện một quan hệ trao đổi với cá thể. Như vậy, đối với các doanh nghiệp việc các nhân viên tuân thủ các chuẩn mực của doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự đồn kết, nhất trí trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)