Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 45 - 51)

PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN

1.3. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

1.3.2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

+ Vài nét về địa bàn khảo sát

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long khơng cịn là Kinh đơ nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hồi Ðức.

Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xố bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó tỉnh Hà Nội ra đời. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sơng Ðáy, gồm có 4

phủ, 15 huyện. Tỉnh lỵ đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội.

Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2

với số dân là 30 vạn.

Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đơ nước Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ trước cũng như bây giờ, khi nhớ về Hà Nội, nói về Hà Nội, đều nhận rằng đây là mảnh đất của tinh hoa, của văn minh. thanh lịch. Hà Nội, kể từ thời Thăng Long cũng đã nghìn năm tuổi, cả nghìn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương, đồng thời giao lưu quốc tế, thời sau thường xuyên hơn, lắm vẻ hơn thời trước. Cho nên Thăng Long - Hà Nội là kinh thành, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất nước, thịnh vượng hơn các vùng, tạo ra nền tảng vật chất cũng cao hơn cho sự phát triển văn minh, lối sống.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, ngày 29/5/ 2008, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Từ ngày 1/8/2008 mở rộng địa giới Hà Nội. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người.

Về vị trí địa lý, thành phố Hà Nội phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hồ Bình; phía đơng giáp các tỉnh Bắc Giang; Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hồ Bình và tỉnh Phú Thọ. Do là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của cả nước nên thành phố Hà Nội tập trung rất nhiều các doanh nghiệp đặc biệt là các DNN&V.

+ Các DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội

“Theo Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Cơng Thương, bình qn trong giai đoạn 2002 đến 2006, số doanh nghiệp dân doanh tăng gần 22%/năm, số vốn tăng trên 45%/năm. Năm 2006, cả nước có khoảng 245 nghìn DNN&V hoạt động trong các ngành (trong đó trên 240 nghìn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

Năm 2007, con số này là khoảng 310 nghìn doanh nghiệp, năm 2008 là khoảng 335 nghìn doanh nghiệp, gần 3 triệu hộ kinh doanh cá thể và gần 20.000 hợp tác xã. Số lượng DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp thường chiếm 29-30% tổng số chung (tương đương khoảng 106 nghìn doanh nghiệp).

Sự phát triển của các DNN&V có sự khác nhau giữa các vùng. Nếu xét theo số lượng thì số các doanh nghiệp cơng nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng chênh lệch nhau tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sơng Hồng. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng bình quân thì báo cáo ghi nhận “các vùng đều có sự phát triển số lượng doanh nghiệp”. Theo đó, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2003-2007 của các vùng như sau: Vùng Đồng bằng Bắc bộ: tăng 4,5%; Vùng Đông Bắc: 5,5%; Vùng Tây Bắc: 2,6%; vùng Bắc Trung Bộ: 5,8%; Vùng Duyên hải Nam Trung bộ: 4,9%; vùng Đông Nam Bộ: trên 6,5%; vùng Tây Nam Bộ: 3,5 %. Trong nhiều ngành sản xuất, các doanh nghiệp dân doanh công nghiệp đang giữ vị trí khá quan trọng, ví dụ như: Trong ngành sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt, doanh nghiệp dân doanh chiếm trên 61%; Khai thác mỏ là trên 83%; Cơng nghiệp chế biến trên 86%; Sửa chữa xe có động cơ, mơ tơ, xe máy, đồ dùng 93%; Sản xuất giấy 88% ...

Báo cáo đánh giá khu vực doanh nghiệp dân doanh đã có những “đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, đẩy nhanh chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống ở nông thôn và miền núi, đặc biệt là vùng

sâu, vùng xa (…)”. Đáng chú ý là các doanh nghiệp dân doanh đang tạo công ăn việc làm cho gần ba triệu lao động, đóng góp hơn 40% GDP, chiếm tỷ trọng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp gần 15% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng không đồng nghĩa với sự cải thiện cả về chất lượng doanh nghiệp. Điểm yếu “kinh niên” của các doanh nghiệp dân doanh hiện nay là tiềm lực kinh tế yếu, hiệu quả hoạt động còn thấp. Trong khi trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh chưa chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Doanh nghiệp dân doanh thường thiếu vốn để hoạt động và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và đầu tư chiều sâu. Hơn nữa, trình độ hạch tốn, quản lý tài chính cịn thấp, chưa có khả năng xây dựng phương án kinh doanh thuyết phục khi vay vốn, chủ doanh nghiệp thiếu năng lực huy động vốn và quan hệ tín dụng.

Về kỹ thuật và cơng nghệ, dưới 10% số doanh nghiệp có cơng nghệ, thiết bị tiên tiến, còn lại trên 90% đang sử dụng cơng nghệ trung bình hoặc lạc hậu, mức độ đầu tư đổi mới cơng nghệ thấp, do đó sức cạnh tranh sản phẩm yếu, ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên ( nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng …) và bảo vệ môi trường. Sự tham gia và thụ hưởng của doanh nghiệp dân doanh đối với các dịch vụ đào tạo về quản trị, tư vấn tài chính, kế tốn, thuế, tư vấn quản lý, ứng dụng cơng nghệ thơng tin… cịn rất hạn chế. Năng lực tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường, nhất là những thị trường “khó tính” ngồi nước cũng là một hạn chế đáng kể.

Những điểm yếu và thiếu do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan đã làm cho chất lượng của khu vực DNN&V luôn “lỗi” nhịp với tốc độ gia tăng về số lượng. Nếu Chính phủ khơng kịp thời có chính sách điều chỉnh và hỗ trợ doanh nghiệp hợp lý thì sự phình to về số lượng (trong khi chất lượng chậm được cải thiện) sẽ là một gánh nặng đáng kể đối với nền kinh tế2

.

Ở thủ đô Hà Nội, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 31/12/2007, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là 24.823, trong đó DNN&V phân theo số lượng lao động (từ 10 đến dưới 300 lao động) là 10.320. Số lượng các doanh nghiệp ngày càng gia tăng đặc biệt là sự gia tăng của những công ty tư nhân, công ty TNHH. Sự gia tăng của những DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đơ. Chưa có những khảo sát đánh giá về vai trò của các DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội, song vẫn có thể khẳng định vai trò hết sức quan trọng của loại hình doanh nghiệp này đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

1. 3.3. Bài học sử dụng vốn xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

Qua nghiên cứu các tài liệu tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc sử dụng vốn xã hội của các doanh nghiệp và kết quả khảo sát sơ bộ, có thể rút ra một số bài học cơ bản về việc sử dụng vốn xã hội như sau:

Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp đều đã sử dụng vốn xã hội trong các hoạt động kinh doanh, sản suất cũng như các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp với tính cách duy trì các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn xã hội ở các DNN&V còn chưa thực sự hiệu quả.

Thứ hai, nhận thức về vốn xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cịn có những hạn chế nhất định. Một số lãnh đạo doanh nghiệp có cách nhìn nhận chưa đúng về vốn xã hội, hoặc hiểu khái niệm vốn chưa đầy đủ dẫn đến việc sử dụng vốn xã hội đạt hiệu quả chưa cao.

Thứ ba, công tác đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho khoa học và công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được quan tâm nên còn những hạn chế nhất định như: đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp chưa được quan tâm; đầu tư cho khoa học và công nghệ để nâng cao

chất lượng sản phẩm cịn ít. Những hạn chế này phụ thuộc trước hết vào đặc điểm, quy mô của doanh nghiệp.

Thứ tư, do tính chất và đặc điểm nên các DNN&V gặp khơng ít những khó khăn trong thiết lập và mở rộng các mối quan hệ, hợp tác với các đơn vị kinh tế, các đối tác, cơ quan công quyền và địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động.

Thứ năm, hệ thống các văn bản chính sách về phát triển vốn xã hội trong các DNN&V của Nhà nước còn thiếu nên việc định hướng phát huy hiệu quả vai trò của vốn xã hội trong phát triển doanh nghiệp bền vững, ổn định kinh tế xã hội. Do vậy, để phát huy vai trò và hiệu quả của vốn xã hội trong phát triển doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội bền vững nói chung, Nhà nước cần ban hành những chính sách về việc sử dụng, phát huy, phát triển vốn xã hội trong các doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)