PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
1.2. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết xã hội học
1.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội
B.James Coleman mô tả vốn xã hội là một cấu trúc, một khuôn khổ, cho những giao dịch giữa những người hành động (actors) với xã hội và giữa họ với nhau. Những giao dịch này thúc đẩy các hoạt động sản xuất và trở thành những gì có sẵn (tài ngun) để cho một cá nhân sử dụng nhằm thực hiện những lợi ích riêng tư của họ. Khi ấy người ta có thể sống với nhau mỗi ngày mà không phải mất công dàn xếp đi, dàn xếp lại vừa mất thì giờ vừa tốn kém. Những ví dụ tiêu biểu cho loại vốn này là: trong một khu
dân cư, hàng xóm đồng ý với nhau rằng nếu nhà nào đi vắng cả thì nhà bên cạnh thỉnh thoảng ngó mắt giùm; những người mua bán kim cương sẽ tự mình chọn lựa kỹ để khi giao khơng phải thử từng viên xem có bị trầy hay khơng; hội những người giúp nhau chữa bệnh ung thư qua trang web... Đó là sự hoạt động của vốn xã hội hay vốn xã hội trong hành động (social capital in action). Vốn xã hội tạo điều kiện cho các cá nhân hợp tác với nhau vì nó làm giảm khó khăn khi cùng làm một việc chung. Người này bỏ sức ra vì biết người khác cũng làm như thế; và họ sẽ không muốn làm chung với ai thích làm theo hứng.
Đa số những người theo thuyết mạng lưới đều cho rằng, vốn xã hội được kết tinh sau một quá trình gồm có: (1) sự tin cậy lẫn nhau (trust) hay niềm tin; (2) sự có đi có lại, hay sự hỗ tương; (3) những quy tắc hay hành vi mẫu mực chung và sự chế tài; (4) sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lưới. Thí dụ như việc chơi hụi (họ) ở nước ta. Bạn, tôi và vài người quen rủ nhau chơi hụi, chúng ta là một cộng đồng địa phương (bước 4); chúng ta tin nhau là ai cũng đàng hoàng (bước 1); bạn hốt hụi kỳ đầu, tôi kỳ sau (bước 2); muốn hốt hụi phải bỏ giá, ai cao nhất sẽ hốt; hốt xong thì từ đó trở đi phải đóng đủ, ai giật là sẽ bị địi (bước 3). Vậy chơi hụi là một định chế xã hội, nó có tính địa phương (local institution), giúp cho người cần tiền vay mượn tiền của người khác mà khơng phải thế chấp tài sản và góp phần vào hoạt động kinh tế. Đó là một sự đóng góp hữu hiệu và hiệu quả cho nền kinh tế. Theo đó, các DNN&V cũng có thể áp dụng lý thuyết mạng lưới để hình thành nên những nhóm danh nghiệp hoặc hiệp hội các doanh nghiệp để có các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.