PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội trong
triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn xã hội khơng những là động lực mà cịn là nguồn lực trực tiếp tham gia vào sự phát triển của doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa vai trò của việc sử dụng vốn xã hội phục vục cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp nào? Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người trả lời cho rằng, cần tiếp tục đầu tư khẳng định niềm tin, uy tín, thương hiệu: 80%; tiếp đến là giải pháp tiếp tục mở rộng các mối quan hệ xã hội với các doanh nghiệp, cơ
quan công quyền:53.9%; thứ ba là xây dựng văn hoá doanh nghiệp, sự
đồn kết, nhất trí trong doanh nghiệp:48.3% và cuối cùng là tận dụng triệt để các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp chiếm 42.2%. (xem
biểu 2.8). Như vậy, có thể thấy việc khẳng định niềm tin, uy tín, thương hiệu, xây dựng văn hố doanh nghiệp, sự đồn kết, nhất trí và tiếp tục mở rộng các mối quan hệ trong doanh nghiệp là những giải pháp đáng quan tâm nhằm phát huy vai trò của vốn xã hội trong phát triển doanh nghiệp.
53.9 80 48.3 42.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 S1 S2 S3 S4
Biểu 2.8: Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển doanh nghiệp (đơn vị: %)
Trong đó:
S1 Tiếp tục mở rộng các mối quan hệ xã hội với các doanh nghiệp, cơ quan công quyền
S2 Tiếp tục đầu tư khẳng định niềm tin, uy tín, thương hiệu
S3 Xây dựng văn hố doanh nghiệp, sự đồn kết, nhất trí trong doanh nghiệp S4 Tiếp tục đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
S5 Tận dụng triệt để các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp
Từ thực trạng vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển doanh nghiệp đã phân tích ở trên cho thấy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xã hội trong phát triển doanh nghiệp bền vững cần thực hiện những giải pháp cơ bản sau như sau:
Ở cấp độ quốc gia: Để các doanh nghiệp tiếp cận với vốn xã hội như
là động lực và nguồn lực phát triển doanh nghiệp. Trước hết, ở cấp độ quốc gia cần nhận diện và thừa nhận vốn xã hội như nguồn lực phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế (giống như các nguồn lực vốn vật chất và trình độ cộng nghệ). Việc thừa nhận chúng là nguồn lực quốc gia, nghĩa là chính phủ phải có kế hoạch đầu tư, khai thác bằng các chính sách. Việc xây dựng chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp trong việc đầu tư, khai thác vốn xã hội cần hướng đến những khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, chính phủ cần tổ chức ngày lễ thường niên nhằm tơn vinh
các doanh nghiệp có thành tích trong cơng tác nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm; Tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp tham gia các hội thảo, hội nghị nâng cao nhận thức về vốn xã hội, quảng bá thương
hiệu ở nước ngồi thơng qua các chương trình hợp tác giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước.
Thứ hai, Nhà nước cần ban hành những chính sách tăng cường giáo
dục về vốn xã hội. Đây là con đường trực tiếp nhất để tác động tới vốn xã hội. Nhà trường không chỉ truyền tải tri thức - làm tăng vốn con người, mà còn phải truyền tải đạo đức để làm tăng vốn xã hội. Lấy ví dụ ở Đan Mạch, từ cấp I trẻ em đã được dạy cách làm việc nhóm, học cách hợp tác để đạt mục đích chung một cách có hiệu quả nhất. Ở cấp giáo dục đại học hay cao hơn, sinh viên được dạy những khóa học về đạo đức trong lĩnh vực của mình: Ngành y học về lời thề Hippocrat, ngành điện tử học cách thiết kế các thiết bị sao cho không gây ảnh hưởng tới môi trường v.v...
Thứ ba, ở cấp độ quản lý ngành cần tạo điều kiện cho việc phát triển
các hiệp hội trong nội bộ ngành, liên ngành và thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chính phủ với hiệp hội doanh nghiệp trong xây dựng các chính sách vĩ mơ điều tiết nền kinh tế, đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các mối quan hệ xã hội - mạng lưới xã hội trong các doanh nghiệp.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý vĩ mơ nhằm tạo sự tín cẩn cao
từ các doanh nghiệp đối với chính phủ. Để thực hiện điều này, chính phủ cần phải minh bạch hóa thơng tin về các dự án và chính sách cơng, đồng thời có chế tài thật nặng với các cơ quan quản lý vĩ mô khi vi phạm “bưng bít thơng tin” gây mất lịng tin của doanh nghiệp (chính sách được đề xuất từ kết luận ảnh hưởng của tài sản tín cẩn đến quyết định phát triển).
Ở cấp độ doanh nghiệp: Để thốt khỏi vịng lẩn quẩn của sự thiếu vốn vật thể phục vụ cho sự phát triển doanh nghiệp cần phải suy nghĩ đến nguồn lực bổ sung là vốn xã hội và xem chúng như một nguồn lực quan trọng. Vì lẽ đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư, khai thác hợp lý, phát huy vai trò của vốn xã hội bằng cách xem chúng là một nguồn lực đưa vào hoạch định chiến lược kinh doanh trên những phương diện sau:
- Thường xuyên quan tâm đến việc tham gia vào các cuộc họp, hội thảo, hiệp hội, triển lãm và mạng lưới sản xuất, kinh doanh ở các cấp độ quận/huyện, tỉnh /thành phố trực thuộc trung ương, quốc gia, quốc tế.
- Thiết lập mạng lưới kinh doanh trên cơ sở giữ vững quan hệ tốt cả chiều ngang (với các đơn vị khác ngành) cũng như chiều dọc (các đơn vị, doanh nghiệp các cơ quan tổ chức liên quan từ trung ương đến địa phương) nhằm tìm kiếm cơ hội và tranh thủ sự hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.
- Xác định sứ mệnh và các giá trị văn hoá doanh nghiệp dựa trên sự tín cẩn, uy tín trong các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp cũng như các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khẳng định uy tín, thương hiệu .v.v… hướng tới phát triển bền vững.
- Hình thành đối tác chiến lược biểu hiện qua mức độ quan hệ thường xuyên của doanh nghiệp với các chủ thể, cá nhân là chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ quan ở địa phương, chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ quan chính phủ về phát triển kinh tế, các nhà nghiên cứu ở các trường đại học và chính phủ trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp, các khách hàng và nhà cung cấp; tận dụng tốt các chính sách của Nhà nước nhằm phát triển bền vững.
- Xây dựng tri thức và nguồn lực để thực hiện tốt hơn đạo đức kinh doanh. Khi các doanh nghiệp thực hiện các chuẩn mực do chính cơng ty mình đề ra cũng ra cũng góp phần làm lan toả và tăng sự tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh trong xã hội, xây dựng sự đồn kết, nhất trí trong doanh nghiệp. Do vậy, sẽ làm tăng niềm tin giữa các thành viên trong một doanh nghiệp được điều chỉnh bởi các chuẩn mực này và là căn cứ chuẩn để đánh giá hành động của mỗi thành viên. Đồng thời khi nhiều doanh nghiệp cũng thực hiện các chuẩn mực trong kinh doanh thì doanh nghiệp này sẽ minh bạch về tài chính, người lao động sẽ gắn bó, trung thành với doanh nghiệp hơn. Từ đó doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững và cắt giảm được nhiều chi phí do khơng có các căn cứ để điều phối các hoạt động.