Mục tiêu và xu hướng sử dụng vốn xã hội cho sự phát triển của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 77 - 82)

PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN

2.2. Mục tiêu, xu hƣớng sử dụng vốn xã hội của các thành viên chủ chốt

2.2.1. Mục tiêu và xu hướng sử dụng vốn xã hội cho sự phát triển của

mối quan hệ với những người có tìm lực tài chính. Tuy nhiên, trong việc huy động các nguồn lực đặc biệt là vốn thì thiết lập mối quan hệ với ngân hàng vẫn là hướng ưu tiên của DNN&V trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, việc duy trì mối quan hệ với những người có tiềm lực tài chính chủ yếu được duy trì ở mức độ thỉng thoảng: 71.7%; thường xuyên chỉ có 25.6%; hiếm khi là 2.8%.

2.2. Mục tiêu, xu hƣớng sử dụng vốn xã hội của các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp nhỏ và vừa . trong doanh nghiệp nhỏ và vừa .

2.2.1. Mục tiêu và xu hướng sử dụng vốn xã hội cho sự phát triển của doanh nghiệp nghiệp

* Mục tiêu sử dụng vốn xã hội cho sự phát triển của doanh nghiệp

Khi tìm hiểu về mục tiêu sử dụng vốn xã hôi trong doanh nghiệp, đề tài luận văn thu được những số liệu thông tin hết sức thú vị. Đa số lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng các mối quan hệ xã hội bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết: 66 %; tiếp đến 26 % sử dụng khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh; chỉ có 8 % sử đụng khi nào doanh nghiệp gặp khó khăn. Điều này cho thấy vai trò rất quan trọng của việc sử dụng các mối quan hệ xã hội - vốn xã hội trong hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Việc sử dụng các mối quan hệ xã hội được thực hiện thường xuyên bất cứ khi nào doanh nghiệp cần chứ khơng chỉ sử dụng khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động. (xem biểu 2.3, Hộp 2.3)

8%

26%

66%

Khi nào doanh nghiệp gặp khó khăn

Khi DN muốn mở rộng HĐSXKD

Bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết

Biểu 2.3: Doanh nghiệp thường sử dụng các mối quan hệ xã hội khi

Việc sử dụng các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp được vận dụng một cách linh hoạt song chủ yếu vẫn là để giải quyết các công việc của doanh nghiệp là chính: 47 %, chỉ có 8% lựa chọn chỉ báo giải quyết các cơng việc của bản thân là chính; số cịn lại lựa chọn chỉ báo còn tuỳ quan hệ (xem biểu 2.4; Hộp 2.3)

47%

8% 45%

Giải quyết các cơng việc của DN là chính

Giải quyết các cơng việc của bản thân là chính Cịn tuỳ quan hệ

Biểu 2.4: Doanh nghiệp thường sử dụng các mối quan hệ xã hội này vào việc gì

Mục tiêu sử dụng các mối quan hệ của các DNN&V chủ yếu là phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan hệ xã hội có vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đa số người trả lời cho rằng các mối quan hệ xã hội có vai trị quan trọng tới hoạt động sản

xuất inh doanh của doanh nghiệp: 87.2%, tuy nhiên chỉ có 4.4% lựa chọn chỉ báo

có vai trị quyết định tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; 5.6%

Bảng 2.10. Tương quan năm quản lý với vai trò của các quan hệ xã hội đối với hoạt động sản xuất/kinh doanh của doanh nghiệp

Vai trò của các mối quan hệ xã hội Số năm quản lý Tổng <= 5 năm 6-10 11-15 Trên 15 năm

Có vai trị quyết định tới hoạt động sản xuất/kinh doanh

3 4 1 0 8

4.8% 6.1% 3.4% .0% 4.4%

Có vai trị quan trọng tới hoạt động sản xuất/kinh doanh 56 53 27 21 157 90.3% 80.3% 93.1% 91.3% 87.2% Bình thường 1 6 1 2 10 1.6% 9.1% 3.4% 8.7% 5.6% Chỉ đóng vai trị phụ 2 3 0 0 5 3.2% 4.5% .0% .0% 2.8% Tổng 62 66 29 23 180 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Khi so sánh tương quan vai trò của các quan hệ xã hội đối với hoạt động sản xuất/kinh doanh của doanh nghiệp với năm quản lý, đề tài luận văn nhận thấy khơng có sự khác biệt lớn trong quan niệm của những người trả lời với số năm quản lý khác nhau (xem thêm bảng 2.10).

Hộp 2.3: Mục tiêu sử dụng các mối quan hệ xã hội trong các DNN&V

“Các mối quan hệ xã hội luôn được công ty quan tâm đặc biệt là quan hệ với khách hàng, đối tác, quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước. Việc sử dụng và tận dụng các mối quan hệ này thực hiện bất cứ khi nào doanh nghiệp cần” (PVS 23, nam, 29 tuổi, phó trưởng phịng

“Mục tiêu sử dụng các mối quan hệ xã hội để giải quyết các công việc của doanh nghiệp. Giải quyết bài toán làm sao đưa doanh nghiệp phát triển. Mối quan hệ này được chúng tơi duy trì và tận dụng thường xuyên bất cứ khi nào doanh nghiệp cần”(PVS 24, nữ, 38 tuổi, PGĐ).

“Việc duy trì các mối quan hệ xã hội là công việc không thể thiếu được của mọi doanh nghiệp. Các mối đó giúp cơng ty có thêm bạn hàng, khách hàng, có thêm các cơ hội kinh doanh. Dĩ nhiên, mối quan hệ này được sử dụng chủ yếu vào mục tiêu công việc của công ty” (PVS 12, nam, 46 tuổi, GĐ).

* Xu hướng sử dụng vốn xã hội trong các DNN&V

Trong xã hội ngày nay, sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt. Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển bền vững không chỉ tập trung cho mình những nguồn lực vật chất mà phải tập trung phát triển các mối quan hệ xã hội, huy động các nguồn lực bên trong, bên ngoài tạo nên nguồn sức mạnh tổng hợp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong đó tập trung phát triển mối quan hệ xã hội, xây dựng mạng lưới xã hội là yêu cầu cấp thiết. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 86 % người được hỏi lựa chọn mức độ: là một trong những ưu tiên quan trọng của doanh nghiệp; 3 % lựa chọn chỉ báo là ưu tiên số một của doanh nghiệp; 11 % lựa chọn chỉ báo là một trong những ưu tiên của doanh nghiệp; khơng có ai lựa chọn chỉ báo khơng phải là ưu tiên của doanh nghiệp (xem biểu 2.5)

3%

86% 11%

0%

Là ưu tiên số 1 của DN Là một trong những ưu tiên quan trọng của DN Là một trong nhiều ưu tiên của DN

Không phải là ưu tiên của DN

Biểu 2.5: Mức độ ưu tiên cho các mối quan hệ của doanh nghiệp trong thời gian tới

Các doanh nghiệp cũng có những định hướng phát triển xây dựng các mối quan hệ của doanh nghiệp trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Khi được hỏi về định hướng này có tới 73.3% người trả lời lựa chọn phương án tiếp tục đầu tư cho các mối quan hệ xã hội mới; 26.7% tập trung các các mối quan hệ đã có. Như vậy, xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội không chỉ là ưu tiên quan trọng mà còn là vấn đề được đưa vào định hướng phát triển của doanh nghiệp. Những thơng tin định tính thu được sẽ làm rõ hơn, sâu hơn vấn đề này:

“Trong thời gian tới chúng tôi vẫn tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ xã hội mới, mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp. Đây là ưu tiên quan trọng của doanh nghiêp được ban lãnh đạo công ty đưa vào định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp” (PVS 25, nam, 47 ti, trưởng phịng)

“Ban lãnh đạo công ty luôn đặt các mối quan hệ xã hội và việc phát triển các mạng lưới quan hệ xã hội phục vụ mục tiêu phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp” (PVS 18, nam, 38 tuổi, PGĐ).

“Chúng tôi xác định thị trường ngày càng khắc nghiệt, để tồn tại và phát triển cần doanh nghiệp cần phải xây dựng những mạng lưới xã hội đặc biệt là mạng lưới khách hàng, đối tác trung thành với doanh nghiệp. Có vậy doanh nghiệp mới phát triển bền vững được”(PVS 29, nữ, 38 tuổi, PGĐ).

Khi được hỏi mối quan hệ được doanh nghiệp ưu tiên trong thời gian tới, những ý kiến trả lời tương đối thống nhất với những phân tích ở trên. Những mối quan hệ được doanh nghiệp ưu tiên đầu tư theo thứ tự là: quan hệ với khách hàng, đối tác: 78.9%; quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước: 58.9%; quan hệ với các ngân hàng 42.8%, tiếp đến là các mối quan hệ khác được lựa chọn với tỷ lệ từ 15% đến hơn 30% (xem thêm biểu 3.6).

58.9 78.9 42.8 36.1 31.7 32.2 15 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Quan hệ với cơ quan quản lý NN Quan hệ với khách hàng, đối tác Quan hệ với ngân hàng Quan hệ với người có tiềm lực tài chính Quan hệ với người có quan hệ rộng Quan hệ với người có quyền lực Quan hệ với doanh nghiệp bạn

Biểu 2.6: Mối quan hệ được doanh nghiệp ưu tiên phát triển trong thời gian tới (đơn vị: %)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)