Vai trò của vốn xã hội trong các hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 65 - 77)

PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN

2.1. Hiện trạng vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp

2.1.2. Vai trò của vốn xã hội trong các hoạt động của doanh nghiệp

* Hoạt động sản xuất, kinh doanh

Sản xuất, kinh doanh là hoạt động cơ bản của các DNN&V. Để thực các hoạt động này có hiệu quả, lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược sản xuất, kinh doanh bảo đảm sự phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp. Chiến lược sản xuất, kinh doanh là “kim chỉ nam” cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược sản xuất, kinh doanh gắn liền với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh là một biến số được giải thích bởi nhiều yếu tố và liên tục thay đổi trong thời đại ngày nay - đòi hỏi doanh nghiệp phải liên túc điều chỉnh chiến lược. Việc điều chỉnh chiến lược dựa vào sự nhận diện chúng. Sự nhận diện này phụ thuộc tài sản mạng lưới và tài sản tham gia của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị, các chuyền đề thăm dò thị trường, chuyên đề khoa học trong hệ thống các mạng lưới các doanh nghiệp và có nhiều mối quan hệ với các chủ thể trong môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện tốt sự thay đổi của môi trường kinh doanh để điều chỉnh chiến lược. Hay nói cách khác vốn xã hội như các mối quan hệ xã hội, thương hiệu, uy tín, sự đồn kết, tin tưởng, chia sẻ sự phối hợp có hiệu quả giữa các doanh nghiệp với nhau v.v... chính là nguồn lực giúp doanh nghiệp xây dựng và điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về vai trị của việc sử dụng các quan hệ xã hội đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đề tài thu được kết quả như sau: 25% người được hỏi cho rằng, việc sử dụng các mối quan hệ xã hội có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản

xuất, kinh doanh; 67.2% lựa chọn mức độ quan trọng, chỉ có 7.8% lựa chọn chỉ báo bình thường. Như vậy, trong quan niệm của lãnh đạo doanh nghiệp thì việc sử dụng các mối quan hệ xã hội có vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp.

Khi xác định được vai trò quan trọng của việc sử dụng các mối quan hệ xã hội, lãnh đạo doanh nghiệp cần đánh giá những yếu tốt quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp để từ đó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp. Để tìm hiểu vấn đề này, đề tài luận văn đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Những yếu tố quyết định chủ yếu tới sự phát triển của doanh nghiệp

Các yếu tố Tần suất Phần trăm

1.Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp 150 83.3

2.Thị trường của doanh nghiệp 73 40.6

3.Khả năng huy động vốn 50 27.8

4.Trình độ khoa học công nghệ 93 51.7

5.Giá thành của sản phẩm dịch vụ 54 30.0

6.Sự hợp tác, tin tưởng, chia sẻ của các đối tác 58 32.2

7.Sự đoàn kết và phối hợp có hiệu quả giữa các thành viên công ty

28 15.6

8.Vấn đề đào tạo và sử dụng con người 34 18.9

Bảng số liệu cho thấy, thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp là yếu tố được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất: 83.3%; tiếp đến là trình độ KH&CN:

51.7%; thứ ba là thị trường của doanh nghiệp chiếm 40.6%; sự hợp tác, tin

tưởng, chia sẻ của các đối tác: 32.2%; giá thành của sản phẩm dịch vụ: 30%; tiếp đến là những yếu tố như: Khả năng huy động vốn; Sự đoàn kết và phối hợp có hiệu quả giữa các thành viên cơng ty; Vấn đề đào tạo và sử dụng con người (xem thêm bảng 2.8).

Như vậy, có thể thấy thương hiệu, uy tín; trình độ KH&CN; thị trường của doanh nghiệp là những yếu tố đóng vai trị rất quan trọng đối

với sự phát triển của doanh nghiệp. Sự lựa chọn này là phù hợp với thực tiễn. Bởi lẽ, trong giai đoạn hiện nay, thương hiệu, uy tín là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay khách hàng về sản phẩm hay doanh nghiệp. Đối với khách hàng, thương hiệu đại diện cho một sự cuốn hút, tổng thể giá trị hay những thuộc tính giúp cho người tiêu dùng nhận thức và phân biệt đối với sản phẩm khác. Để xây dựng thương hiệu, uy tín doanh nghiệp phải có một q trình phấn đấu, nỗ lực, nó thể hiện mối quan hệ giữa khách hàng, đối tác với doanh nghiệp. Trình độ KH&CN và thị trường cũng đóng vai trị quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, doanh nghiệp công nghệ thơng tin thì việc đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng. Thị trường là yếu tố mà tất cả các loại hình doanh nghiệp đều quan tâm và tìm cách chiến lĩnh. Có thể nói những yếu tố kể trên có vai trị rất quan trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. (xem

thêm những thơng tin định tính Hộp 2.2)

Khi tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng những yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, đề tài luận văn thu được những số liệu đánh giá ở những mức độ khác nhau. Ở mực độ rất hiệu quả, yếu tố được đánh

giá cao nhất vẫn là uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp chiếm 31.7; tiếp đến là thị trường của doanh nghiệp; trình độ KH&CN; Sự hợp tác, tin tưởng, chia sẻ của các đối tác với tỷ lệ tương ứng là:: 24.4; 20.6%; 15.6%.

Ở mức độ hiệu quả, các yếu tố được lựa chọn vẫn chủ yếu là các yếu tố cơ bản đã được lựa chọn với tỷ lệ cao ở mức độ rất hiệu quả. Một số yếu tố

khác như khả năng huy động vốn (13.9%) và sự đồn kết và phối hợp có hiệu quả giữa các thành viên cơng ty (11.7%) có tỷ lệ lựa chọn cao hơn hẳn

mức độ rất hiệu quả. Có thể thấy những yếu tố được đánh giá là có vai trị quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp đều được đánh giá là rất hiệu quả hoặc hiệu quả trong quá trình phát triển doanh nghiệp (xem thêm bảng 2.9; hộp 2.2).

Bảng 2.9: Hiệu quả của việc sử dụng những yếu tố quyết định chủ yếu đến sự phát triển của doanh nghiệp

CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Khơng có hiệu quả

Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp 31.7 43.9 7.8 0

Thị trường của doanh nghiệp 24.4 13.3 2.8 0

Khả năng huy động vốn 7.2 13.9 6.7 0

Trình độ khoa học công nghệ 20.6 23.3 7.8 0

Giá thành của sản phẩm dịch vụ 8.3 13.3 8.3

Sự hợp tác, tin tưởng, chia sẻ của các

đối tác 15.6 16.7 0 0

Sự đoàn kết và phối hợp có hiệu quả

giữa các thành viên công ty 3.9 11.7 0 0

Vấn đề đào tạo và sử dụng con người 4.4 6.1 4.4 0 Những thơng tin định tính cho thấy rõ hơn vai trò và hiệu quả của việc sử dụng những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của cơng ty. Những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng quan trọng nhất vẫn là: uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, sự đồn kết, tin tưởng lẫn nhau trong doanh nghiệp, trình độ khoa học và công nghệ. Cùng với những yếu tố khác như

giá thành sản phẩm; vấn đề đào tạo và sử dụng con người, vốn tín dụng .v.v..., những yếu tố này có vai trị và ảnh hưởng rất qua trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp:

Hộp 2.2: Vai trò và hiệu quả của việc sử dụng những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp

“Trong xã hội hiện nay, thị trường rất khốc liệt doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải duy trì các mối quan hệ với các doanh nghiệp bạn, với khách hàng, đối tác.v.v... tạo thành các mạng lưới xã hội, tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp doanh nghiệp phát triển” (PVS 2, nam, 45 tuổi, giám đốc).

“Theo tôi việc sử dụng vốn xã hội có vai trị rất quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Như ở cơng ty chúng tơi làm về dịch vụ thì mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là xây dựng niềm tin, khẳng định thương hiệu sản phẩm đối với khách hàng” (PVS 5, nam, 42, trưởng phịng).

“Tơi nghĩ việc sử dụng vốn xã hội có vai trị rất quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì nhất thiết phải phát huy vai trị của việc sử dụng vốn xã hội ở cả trong cơng ty và ngồi cơng ty hay phát huy cả nội lực và ngoại lực. Nội lực là làm sao để anh em cơng ty đồn kết, sáng tạo hồn thành tốt các mục tiêu chiến lược. Còn ngoại lực là lãnh đạo doanh nghiệp phải tận dụng tối đa các mối quan hệ xã hội để phát triển doanh nghiệp” (PVS 1, nam, 40 tuổi, Giám đốc).

“Những yếu tố thương hiệu, uy tín; thị trường của doanh nghiệp, khoa học và công nghệ; sự hợp tác chia sẻ, đoàn kết trong doanh nghiệp .v.v.. là những yếu tố có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và thực tế doanh nghiệp chúng tôi đã tận dụng tương đối tốt những yếu tố này” (PVS 29, nữ, 38 tuổi, PGĐ).

Tóm lại, những yếu tố uy tín thương hiệu, trình độ khoa học và công

nghệ; thị trường của doanh nghiệp; sự hợp tác, tin tưởng, chia sẻ của các đối tác; giá thành của sản phẩm dịch vụ; khả năng huy động vốn; Sự đồn kết và phối hợp có hiệu quả giữa các thành viên công ty; Vấn đề đào tạo và sử dụng con người là những yếu tố đóng vai trị quan trọng vào sự phát

triển của doanh nghiệp. Những người trả lời cũng đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố này trong việc hoạch định các chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

* Trong mở rộng thị trường, trao đổi hàng hóa.

Mở rộng thị trường, trao đổi hàng hoá là hai yếu tố quan trọng duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển cần mở rộng thị trường hoạt động, tích cực đẩy mạnh và tham gia các hoạt động trao đổi hàng hoá. Tức là doanh nghiệp cần mở rộng các mối quan hệ xã hội với khách hàng, đối tác cả về số lượng và phạm vi hoạt động. Khi được hỏi vai trò của việc sử dụng các mối quan hệ xã hội trong mở rộng thị trường, trao đổi hàng hoá, đa số người trả lời cho rằng việc sử dụng các mối quan hệ xã hội có vai trị quan trọng: 47.2%; 35% cho là rất quan trọng,

chỉ có 7.8% lựa chọn chỉ báo bình thường. Như vậy, đa số lãnh đạo doanh

nghiệp cho rằng việc sử dụng các mối quan hệ xã hội có vai trị quan trọng trong việc mở rộng thị trường, trao đổi hàng hoá của doanh nghiệp. Những thơng tin định tính sẽ làm rõ hơn điều này:

“Công ty chúng tôi rất chú trọng đến việc mở rộng thị trường vì chúng tôi nghĩ rằng công ty muốn phát triển về quy mô cần thiết phải mở rộng thị trường. Để mở rộng thị trường mới chúng tôi phải tận dụng những mối quan hệ xã hội như quan hệ với chính quyền địa phương, với những người có quyền lực. Nhưng vấn đề cốt lõi vấn là với khách hàng của mình. Thị trường mới chỉ được mở rộng và hoạt động tốt nếu chúng tôi khẳng định được bằng chất lượng hàng hố và uy tín, thương hiệu của mình” (PVS 16, nam, 38 tuổi, PGĐ).

“Mở rộng thị trường, trao đổi hàng hoá là hoạt động mà tất cả các công ty làm về kinh doanh, dịch vụ hoặc xây dựng cơ bản đều rất quan tâm. Bởi đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển, tiến bộ của công ty. Để làm tốt công việc này cần vận dụng linh hoạt các mối quan hệ xã hội đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Trong việc giải quyết vấn đề này, các mối quan hệ xã hội đóng vai trị rất quan trọng” (PVS 5, nam, 42, trưởng phịng).

“Theo tơi, trong xã hội hiện nay, các mối quan hệ xã hội có vai trị rất quan trọng. Tơi nghĩ trong việc phát triển thị trường, trao đổi hàng hoá cũng chịu sự tác động lớn của các mối quan hệ xã hội. Khơng có các mối quan hệ tố chúng ta khó có thể thực hiện thành cơng những cơng việc của mình” (PVS 7, nam, 38 tuổi, PGĐ).

*Trong vay vốn, quay vòng vốn của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh có vai trị hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khơng thể tồn tại nếu khơng có vốn để hoạt động. Vậy làm thế nào để huy động vốn? Vai trò của việc sử

dụng vốn xã hội đối với việc huy động vốn đầu tư ra sao? Là những câu hỏi cần giải đáp.

Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên, đề tài hiểu vai trò của việc sử dụng các quan hệ xã hội đối với việc vay vốn, quay vòng vốn của doanh nghiệp kết quả thu được như sau: 29.4% đánh giá ở mức độ rất quan trọng; 38.3% cho rằng quan trọng; 28.3% bình thường; 3.9% khơng quan trọng.

Như vậy, vai trò của việc sử dụng các quan hệ xã hội đối với việc vay vốn và quay vịng vốn có vai trị quan trọng. Để huy động vốn, quay vòng vốn các doanh nghiệp thường đặt mối quan hệ với ngân hàng; những người có tiềm lực về tài chính; các doanh nghiệp bạn .v.v... Khi được hỏi mối quan hệ nào có vai trị quan trọng trong doanh nghiệp thì mối quan hệ với các ngân hàng được người trả lời lựa chọn với tỷ lệ cao 58.3%.

Điều này được thể hiện rõ hơn trong những thơng tin định tính:

“Để huy động vốn phục vụ kinh doanh chúng tôi phải đặt mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng, xác định đây là mối quan hệ chủ đạo. Bên cạnh đó chúng tơi ln tận dụng nguồn vốn sẵn có trong cơng ty hoặc huy động được từ các đối tác, doanh nghiệp bạn” (PVS 6, nữ, 36, PGĐ).

“Chủ yếu huy động vốn kinh doanh ở các ngân hàng, song chúng tơi cũng nhận thấy nếu có mối quan hệ với những người có tiềm lực về tài chính, hoặc mạng lưới các doanh nghiệp có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau thì rất tốt” (PVS 30, nam, 36 tuổi, trưởng phịng).

“Vốn thì chủ yếu các doanh nghiệp phải vay từ các ngân hàng chứ còn việc lấy tạm vốn của nhau thì it khi lắm vì doanh nghiệp nào cũng cần đến vốn để đâu tư sản xuất. Như anh biết, doanh nghiệp chung tôi là doanh nghiệp sản xuất dịch vụ cho nên đôi khi cũng dùng biện pháp quay vịng là “lấy ngắn ni dài” để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp” (PVS 8, nam, 37, trưởng phòng).

* Việc sử dụng vốn xã hội trong quan hệ với khách hàng, đối tác

Mối quan hệ với khách hàng, đối tác được doanh nghiệp đánh giá rất cao. Khi được hỏi mối quan hệ đóng vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp, có tới 85% người trả lời lựa chọn. Theo đó cũng có tới 85% doanh nghiệp duy trì mối quan hệ này một cách thường xuyên để tận dụng hiện quả của mối

quan hệ này cho sự phát triển của doanh nghiệp.Tuy nhiên, khi đánh giá về hiệu quả kinh tế của mối quan hệ này, tỷ lệ trả người lựa chọn chỉ báo rất cao chỉ chiếm 25.6%; cao là 55.6%; có đến 18.9% lựa chọn chỉ báo bình thường. Như vậy, có thể thấy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng mối quan hệ với khách hàng, đối tác được người trả lời đánh giá “có vẻ” khiêm tốn hơn đánh giá về vai trò của mối quan hệ này trong sự phát triển của doanh nghiệp. Những thơng tin định tính cũng phả ánh trung thực vấn đề này:

“Ban lãnh đạo công ty ln coi trọng mối quan hệ với khách hàng vì họ chính là nhóm mang lại lợi nhuận cũng như sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Chúng tôi luôn tận dụng tối đa mối quan hệ này” (PVS 18, nam, 38 tuổi, PGĐ).

“Chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ giữa công ty với khách hành, đối tác. Đây là những mối quan hệ rất quan trọng trong doanh nghiệp. Chúng tơi vấn duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, đối tác vì mối quan hệ này sẽ đem lại những lợi ịch, giá trị nhất định cho sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 65 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)