PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
1.2. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết xã hội học
1.2.4. Lý thuyết chọn lựa hợp lý
Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý cũng là một trong những lý thuyết xã hội học được B.James Coleman quan tâm nghiên cứu. Điều này được minh chứng bởi những giới thiệu của Coleman đối với ấn phẩm đầu tiên về tờ Sự
lựa chọn hợp lý và xã hội. Tờ báo gồm nhiều ngành học thuật vì thuyết
chọn lựa hợp lý hay như Coleman nói là “mơ hình của hành động hợp lý” – là lý thuyết duy nhất có khả năng tạo ra một mơ hình hồ hợp. Về cơ bản, cách tiếp cần lý thuyết này là sự vận hành từ một nền tảng trong phương pháp của chủ nghĩa cá nhân và sử dụng lý thuyết chọn lựa hợp lý như là cơ sở ở cấp độ vi mô để lý giải các hiện tượng vĩ mô. Định hướng chọn lựa hợp lý của Coleman được thể hiện rõ ràng trong ý tưởng cơ bản rằng:
“Hành động có mục đích của các nhân hướng tới một mục tiêu; mục tiêu đó (và do đó cả hành động) định hình bởi các giá trị hay các sở thích.
Nhưng sau đó đi tới lý luận rằng, đối với phần lớn các mục đích về mặt lý thuyết, ơng sẽ cần một sự khái qt hố chính xác hơn nữa về actor hợp lý phát sinh từ kinh tế học, một khoa học nhận thấy các actor chọn lựa các hành động đó sẽ tối đa hoá các lợi ích hay sự thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của họ [33, tr.447]”. Về cơ bản, tư tưởng của lý thuyết chọn lựa hợp lý là mỗi cá nhân chọn lựa một hành động hợp với năng lực, giá trị và mục tiêu của cá nhân đồng thời phù hợp với đoàn thể, tổ chức xã hội hay xã hội nói chung để có thể tối đa hố các lợi ích hay sự thoả mãn về nhu cầu và mong muốn của cá nhân. Từ những hành động như vậy nhà nghiên cứu có thể khái quát và tìm ra những ảnh hưởng của cá nhân đối với sự biến đổi xã hội (lấy cái vi mơ để giải thích cái vĩ mơ). Và như vậy, việc vận dụng lý thuyết chọn lựa hợp lý vào việc giải thích, phân tích vai trị của việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển các DNN&V là phù hợp. Lý thuyết chọn lựa hợp lý sẽ giúp chúng ta lý giải tại sao doanh nghiệp lại duy trì các mối quan hệ với nhóm đối tác, khách hàng này mà khơng duy trì mối quan hệ với nhóm đối tác, khách hàng khác. Hoặc tại sao mối quan hệ xã hội này lại được lựa chọn đầu tư hơn các mối quan hệ khác trong việc phát triển doanh nghiệp mình. Thiết lập mối quan hệ này sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì về mặt kinh tế, chính trị .v.v...