Những khó khăn và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng vốn xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 84 - 89)

PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN

2.3. Những khó khăn và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng vốn xã

2.3.1. Những khó khăn trong việc sử dụng vốn xã hội

Việc sử dụng vốn xã hội có những khó khăn nhất định, một trong những khó khăn đó là việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp. Khi tìm hiểu về mức độ dễ dàng, khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ của doanh nghiệp thấy rằng, tỷ lệ đánh giá mức độ khăn trong xây dựng các mối quan hệ cụ thể là rất đáng quan tâm: có 17.2% cho rằng xây dựng mối quan hệ với những người có tiềm lực tài chính là khó khăn trong khi đó mức độ dễ dàng chỉ có 6.7%; mức độ bình thường là 76.1%. Ở mức độ khó khăn, tỷ lệ lựa chọn của người trả lời ở các chỉ báo: Quan hệ với những người có quan hệ rộng; Quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước; Quan hệ với những người có quyền lực chiếm tỷ lệ tương ứng là: 16.1%; 15.0%; 13.9% (xem thêm bảng 2.12). Như vậy, đa số người trả lời đánh giá xây dựng các mối quan hệ xã hội ở mức độ bình thường, mức độ khó khăn cũng được người trả lời lựa chọn với tỷ lệ đáng lưu ý trong những mối quan hệ cụ thể.

Bảng 2.12: Mức độ dễ dàng, khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp (đơn vị:%)

Chỉ báo Mức độ

Dễ dàng Bình thường Khó khăn 1. Quan hệ với các cơ quan

quản lý Nhà nước 13.9 71.1 15

2. Quan hệ với khách hàng, đối

tác 52.8 43.3 3.9

3. Quan hệ với các Ngân hàng 17.8 79.4 2.8

4. Quan hệ với những người có

tiềm lực tài chính 6.7 76.1 17.2

5. Quan hệ với những người có

quan hệ rộng 13.9 70.0 16.1

6. Quan hệ với những người có

quyền lực 14.4 71.7 13.9

Những khó khăn này được thể hiện rõ hơn ở hình thức đầu tư cho các mối quan hệ của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, để xây dựng các mối quan hệ xã hội yếu tố mà doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất là đầu tư về tài chính: 43.9%; tiếp đến là Đầu tư về thời gian 35.7%; cuối cùng là Đầu tư về chất lượng SP/DV chiếm 20.5%. Như vậy, hình thức đầu tư được lựa

chọn chủ yếu để xây dựng các mối quan hệ xã hội là đầu tư về tài chính.

Việc xây dựng các mối quan hệ khác nhau thì sự lựa chọn hình thức đầu tư của doanh nghiệp có sự khác nhau (xem biểu 2.13).

Bảng 2.13. Hình thức đầu tư cho việc xây dựng các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp.

Chỉ báo Hình thức đầu tư Đầu tư về tài chính Đầu tư về thời gian Đầu tư về chất lượng SP/DV

1. Quan hệ với các cơ quan quản

lý Nhà nước 36.7 50.0 13.3

2. Quan hệ với khách hàng, đối tác 21.7 15.0 63.3

3. Quan hệ với các Ngân hàng 76.1 20.6 3.3

4. Quan hệ với những người có

tiềm lực tài chính 56.1 33.3 10.6

5. Quan hệ với những người có

quan hệ rộng 27.2 55.6 17.2

6. Quan hệ với những người có

quyền lực 45.6 39.4 15.0

Chung 43.9 35.7 20.5

Những thơng tin định tính thu được sẽ góp phần làm rõ hơn những khó khăn của doanh nghiệp trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp:

“Trong thời buổi kinh tế thị trường bây giờ để duy trì các mối quan hệ xã hội cần phải đảm bảo sự có đi có lại hay nói theo kinh doanh là đơi bên cùng có lợi. Nên nhiều khi quen biết mà khơng làm rõ được điều này thì sẽ dẫn đến những khó khăn cho cơng việc” (PVS 12, nam, 46 tuổi, GĐ).

“Chúng tơi thường gặp khó khăn khi duy trì các mối quan hệ với các chính khách. Nhiều khi gặp gỡ các vị ấy rất khó khăn có thể do nhiều lý do như họ chưa biết đến sự ảnh hưởng của cơng ty chúng tơi, hoặc cũng có thể do cơng việc của họ bận quá .v.v…” (PVS 15, nam, 29 tuổi, PGĐ).

“Bây giờ để duy trì các mối quan hệ phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp thì phải đầu tư thơi. Vì là lĩnh vực kinh doanh nên để xây dựng nên tuy mối quan hệ mà ta có thể sử dụng hình thức đầu tư, ví dụ như với khách hàng đối tác cần phải đầu tư bằng chất lượng hàng hố/dịch vụ cịn với các đối tượng khác thì phải có hình thức đầu tư khác. Nhưng theo tơi dù đầu tư bằng cách nào thì vẫn phải dùng đến tiền” (PVS 29, nữ, 38 tuổi, PGĐ).

Như vậy, sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã làm cho các mối quan hệ xã hội chủ đặc biệt là các mối quan hệ xã hội của các DNN&V chủ yếu dựa trên yếu tố lợi ích. Dường như những mối quan hệ xã hội nào có thể đem lại lợi ích sẽ được các doanh nghiệp duy trì, đầu tư phát triển. Mối quan hệ cũng đồng thời được duy trì trên cơ sở “đơi bên cùng có lợi”. Chính điều này đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội nhằm mục đích phát triển doanh nghiệp như đã kể trên.

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội

Trong những các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội, yếu tố nhận thức của lãnh đạo về vốn xã hội hội được xác định là yếu tố rất quan trọng. Vì chỉ khi lãnh đạo các doanh nghiệp nhận thức tốt về vốn xã hội và vai trò của vốn xã hội trong sự phát triển của doanh nghiệp thì họ mới có kế hoạch, cách thức để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Qua những cuộc phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy, nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về vốn xã hội và vai trò của vốn xã hội còn tồn tại những hạn chế nhất định.

“Tôi chưa hiểu vốn xã hội bao gồm những gì, chúng tơi chỉ biết đến vốn tín dụng hay tài chính thơi, anh nói rõ hơn một chút xem vốn xã hội gồm những gì” (PVS 2, nam, 45 tuổi, giám đốc).

“Thực ra tơi có nghe thấy người ta nói nhiều đến các mối quan hệ xã hội hay mạng lưới xã hội ở một số lĩnh vực nhưng vốn xã hội tôi cũng chưa nghe nhiều”.(PVS 23, nam, 29 tuổi, phó trưởng phịng).

“Tơi cũng có đọc thấy một số bài viết về vốn xã hội nhưng chưa hiểu vốn xã hội bao gồm những gì? Cũng thấy người tai nói về vai trị của vốn xã hội trong phát triển doanh nghiệp và phát triển bền vững nhưng thú thật với anh tôi cũng chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề này” (PVS 15, nam, 29 tuổi, PGĐ)

Bên cạnh yếu tố nhận thức về vốn xã hội, yếu tố các mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; uy tín, thương hiệu; lĩnh vực hoạt động; tầm ảnh hưởng của công ty cũng là những yếu tố có

ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vốn xã hội. Những người trả lời cho rằng, trình độ học vấn khơng có ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng vốn xã hội.

“Theo tơi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội, song các yếu tố cơ bản như mối quan hệ của người lãnh đạo công ty, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, loại hình doanh nghiệp. Ví dụ như cơng ty lớn thì chắc là các mối quan hệ sẽ khác với công ty nhỏ, khác với công ty cổ phần .v.v…” (PVS 10, nam, 38 tuổi, trưởng phịng).

“Yếu tố trình độ học vấn khơng có ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng vốn xã hội, bởi lẽ có trình độ học vấn cao chưa chắc đã có nhiều mối quan hệ xã hội. Ở đây uy tín, lĩnh vực hoạt động và thương hiệu của công ty là những yếu tố tác động nhiều đến việc sử dụng vốn xã hội.” (PVS, 11, nam, phó trưởng phịng).

“Theo tơi, những yếu tố cơ bản như uy tín; thương hiệu; lĩnh vực hoạt động; tầm ảnh hưởng của cơng ty là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội. Vì khi uy tín, thương hiệu, ảnh hưởng của cơng ty lớn thì mối quan hệ của cơng ty phải xử lý sẽ nhiều hơn, nếu xử lý tốt các mối quan hệ thì hiệu quả kinh tế sẽ bền vững” (PVS 1, nam, 40 tuổi, GĐ).

Những yếu tố ở tầm vĩ mơ cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển doanh nghiệp. Có thể kể đến những yếu tố như: Môi trường kinh tế - văn hố xã hội nói chung, những cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp của Nhà nước. Đây là những yếu tố góp phần chi phối, định hướng cho sự phát triển của các doanh nghiệp:

“Doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường kinh tế - xã hội của đất nước nên nó chịu sự ảnh hưởng khơng nhỏ bởi sự phát triển của nền kinh tế. Mọi biến chuyển của nền kinh tế đất nước đều ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển hay suy thối có tác động lớn đến định hướng phát triển của doanh nghiệp (PVS 2, nam, 45 tuổi, giám đốc).

“Những yếu tố như phát luật, cơ chế chính sách cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách có thể tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển những cũng có thể kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp”(PVS 18, nam, 38 tuổi, PGĐ).

Như vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội là nhận thức về vốn xã hội, vai trò của vốn xã hội ở nhóm lãnh đạo doanh nghiệp; các mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; uy tín, thương hiệu; lĩnh vực hoạt động; tầm ảnh hưởng của công ty là những yếu tố ở cấp độ vi mơ có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vốn xã hội. Bên cạnh đó, những yếu tố ở cấp độ vĩ mơ như: mơi trường kinh tế - văn hố – xã hội cụ thể là sự phát triển kinh tế xã hội ở những giai đoạn cụ thể, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước .v.v… có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến việc sử dụng vốn xã hội của các DNN&V.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)