.Định hình tâm trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 48 - 49)

Lời dẫn định hình tâm trạng là lời dẫn đưa thơng tin từ khái quát đến cụ thể, qua đó giúp khán giả dần hình dung được vấn đề sẽ được nói đến trong phóng sự.

Ví dụ (12): “Nhân cách và đạo đức một con người có tác động trực tiếp đến

các hành vi phạm tội trong xã hội. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng tình hình gia tăng các loại tội phạm tuổi vị thành niên có trách nhiệm khơng nhỏ bởi việc giáo dục nhân cách đạo đức học trị trong nhà trường. Phóng viên truyền hình CAND đã có những tìm hiểu về vấn đề này qua góc nhìn từ bộ mơn Giáo dục cơng dân ở cấp THCS”.

(PS“Những bất cập về giáo dục đạo đức, nhân cách học trò trong nhà trường”, tác giả Lê Hồng - Đình Hưng, TSAN, 30-11)

Ở ví dụ trên, tác giả khái quát thơng tin sẽ được nói đến trong phóng sự từ thơng tin chung về tác động của nhân cách, đạo đức đến tình hình tội phạm. Đến câu thứ 2, phạm vi được nói đến hẹp hơn đó là việc “giáo dục nhân cách trong nhà trường”. Cụ thể hơn nữa, đến câu thứ 3, tác giả lấy ví dụ từ việc học mơn “Giáo dục cơng dân”.

Với loại lời dẫn này, khán giả sẽ được tiếp cận thông tin từ cái khái quát nhất đến cái cụ thể hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thông tin quan trọng nhất sẽ được sử dụng ở đầu lời dẫn. Qua khảo sát, loại lời dẫn này không được sử dụng nhiều trong các bản tin thời sự trên kênh ANTV, bởi nó khơng phù hợp với tiêu chí của truyền hình hiện đại là thơng tin cần đưa trực diện, nhanh. Những lời dẫn phóng sự dạng này thường được sử dụng trong các phóng sự thể loại khoa giáo, hoặc phim tài liệu.

Dựa trên cách phân loại lời dẫn phóng sự theo vai trò của lời dẫn, chúng tơi có kết quả khảo sát phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình trên kênh ANTV như sau.

STT Loại lời dẫn Tỉ lệ xuất hiện

1 Kể câu chuyện 28%

2 Khơi gợi tính hiếu kỳ của người xem 30%

3 Cảnh báo 38%

4 Định hình tâm trạng 14%

Bảng 2.2: Phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình theo vai trị lời dẫn (cứ liệu ANTV 2015)

Kết quả khảo sát cho thấy, loại lời dẫn kể câu chuyện, lời dẫn khơi gợi tính hiếu kỳ của người xem, lời dẫn cảnh báo có tỷ lệ sử dụng gần tương đương nhau. Lời dẫn định hình tâm trạng được sử dụng ít nhất ( chỉ chiếm 14%). Bởi vì, loại lời dẫn này khơng phù hợp với phong cách đưa tin của kênh ANTV. Lời dẫn các phóng sự của ANTV thường có tiết tấu nhanh, ngắn gọn. Trong khi lời dẫn định hình tâm trạng thường được sử dụng trong các phóng sự khoa giáo, có tiết tấu chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)