.Cấu trúc diễn ngơn lờidẫn phóng sựtruyền hình ANTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 59 - 64)

Theo Brigitte Besse và Didier Desormeaux thì “lời dẫn ( tác giả gọi là

lời mở đầu) là bản văn được soạn thảo, có hình thức riêng biệt. Trong đó, giới thiệu bối cảnh và khn khổ của phóng sự”[35;tr.170]. Lời dẫn phải

cung cấp cùng một thông tin như phóng sự, nghĩa là cũng nhắc lại chủ đề và câu chuyện. Lời dẫn phải là một thông tin đầy đủ và riêng biệt giới thiệu tổng quát phóng sự, dưới dạng chủ đề và câu chuyện. Cũng theo Brigitte Besse và Didier Desormeaux, mơ hình của lời dẫn phóng sự như sau:

Lời dẫn= câu chủ đề+ phần câu chuyện

Trong đó, câu chủ đề thường đứng ở vị trí đầu lời dẫn. Câu chủ đề có một vai trò rất quan trọng trong cấu trúc tổng thể của diễn ngơn lời dẫn.Nó có vai trị thơng báo nội dung chính được đề cập đến trong tồn bộ phóng sự. Câu chủ đề có vai trị thu hút sự chú ý của khán giả và ở một mức độ nào đó, thậm chí nếu câu chủ đề khơng hấp dẫn thì khán giả sẽ khơng tiếp tục theo dõi phóng sự.

Ví dụ (14): “Suốt thời gian qua, người dân xã Ninh Hịa- Thành phố Ninh Bình mất ăn mất ngủ vì lo nhà sập, tính mạng luôn bị đe dọa từng ngày. Sự việc bắt nguồn từ việc thi công Dự án đường tránh QL1A đoạn qua thành phố Ninh Bình, do Sở GTVT làm chủ đầu tư. Phản ánh của ANTV”.

(PS“Nỗi lo nhà sụp khi quốc lộ đi qua”, tác giả: Đồng Phú, Văn Linh, ANNM, 19-12)

Ở ví dụ trên, câu chủ đề của lời dẫn nằm ở vị trí đầu tiên. Câu chủ đề trên cho thấy sự kiện chính mà phóng viên muốn thơng báo là việc người dân xã Ninh Hịa lo lắng vì nhà sập, tính mạng của người dân đang bị đe dọa.

Kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy hầu hết các câu chủ đề đều có nội dung chính như đã được diễn đạt tại đầu đề (title), sự khác biệt duy nhất là các câu chủ đề phát triển thêm các nội dung bổ sung như hoàn cảnh, lý do hay thời gian của các sự kiện chính. Với những phóng sự mang tính sự kiện thì câu chủ đề thường chứa các yếu tố: Ai, cái gì, làm gì, tại sao, khi nào, ở đâu, như thế nào.

Phần câu truyện thường diễn giải nội dung được nói đến trong câu chủ đề. Đối với phóng sự trên kênh ANTV, lời dẫn có thể thêm 2 thành phần nữa gồm: Lời chào/ câu móc nối và câu định hình tâm trạng. Tuy nhiện, khơng phải lời dẫn nào cũng có yếu tố này. Lời chào trong phóng sự khơng có ý nghĩa nhiều về mặt nội. Nó chủ yếu có tác dụng “chuẩn bị” để khán giả tiếp nhận thơng tin sẽ được nói đến trong phóng sự sắp trình bày. Cịn câu móc nối có vai trị kết nối nội dung của tin/ phóng sự phát sóng trước đó với nội dung của phóng sự sắp được trình bày hoặc tăng thêm tính thời sự của phóng sự.

Ví dụ (15):“Thưa q vị và các bạn! Hôm nay đã là ngày thứ 15 xét tuyển

Đại học, cao đẳng đợt 1. Đây là thời điểm có nhiều xáo trộn vì thí sinh hoang mang, khơng biết vị trí thứ hạng xét tuyển của mình sẽ cịn những biến động

như thế nào. Nhiều thí sinh rút hồ sơ từ trường này nộp sang trường khác và cũng có rất nhiều thí sinh thay đổi nguyện vọng. Câu chuyện đang trở nên rối ren trước kỳ vọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh, tránh tình trạng thí sinh điểm cao bị trượt như những năm trước. Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Cơng an nhân dân”.

(PS “Xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2015: Thí sinh hoang mang bởi bảng xếp hạng tạm đỗ”, thực hiện: Nguyễn Thúy, Hoàng Hà, NKAN 18-7)

Ở lời dẫn trên, lời chào“Thưa quý vị và các bạn” xuất hiện ở ngay đầu lời dẫn. Nó khơng có ý nghĩa về mặt thơng tin. Tuy nhiên, về mặt hình thức nó tạo thái độ trân trọng của biên tập viên với khán giả. Về mục đích sử dụng, nó tạo “khoảng nghỉ” cho khán giả sau khi đã theo dõi tin/ phóng sự trước đó, đồng thời chuẩn bị tinh thần để tiệp tục theo dõi phóng sự sắp được nói đến. Ngay sau lời chào là câu chủ đề “Hôm nay, đã là ngày thứ 15 xét tuyển đại học”. Về mặt nội dung, câu chủ đề này chứa ba yếu tố là: Cái gì (xét tuyển đại học), thế nào (đã là ngày thứ 15) và khi nào (hôm nay). Qua câu chủ đề cho thấy, nội dung sẽ được nói tới trong phóng sự là vấn đề xét tuyển đại học. Phần câu chuyện được tổ chức theo hình thức diễn dịch. Câu thứ3 “Đây là

thời điểm có nhiều xáo trộn vì thí sinh hoang mang, khơng biết vị trí thứ hạng xét tuyển của mình sẽ cịn những biến động như thế nào” cho thấy bối cảnh của đợt xét tuyển. Câu thứ 4“Nhiều thí sinh rút hồ sơ từ trường này nộp sang

trường khác và cũng có rất nhiều thí sinh thay đổi nguyện vọng” cho khán giả thấy hành động đang diễn ra trong sự kiên trên.Câu thứ 5“Câu chuyện

đang trở nên rối ren trước kỳ vọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh, tránh tình trạng thí sinh điểm cao bị trượt như những năm trước.” cung cấp cho khán giả kết quả và sự đánh giá về vấn đề được nói đến. Câu cuối cùng “Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Cơng an

nhiều ý nghĩa. Bởi khi phát sóng trên kênh ANTV thì ai cũng biết phóng sự đó là do phóng viên ANTV thực hiện. Tuy nhiên, nó cũng giúp khán giả có thể nhận định được phóng sự phát sóng thuộc thể loại phản ánh, chứ khơng phải thể loại điều tra hay thể loại nào khác. Đồng thời, giúp khán giả định hình tâm trạng trước khi xem phóng sự.

Qua phân tích nội dung các lời dẫn phóng sự, chúng tơi có thể khái qt mơ hình lời dẫn phóng sự trên kênh ANTV như sau:

Lời dẫn phóng sự

Lời chào Câu móc nối

Câu chủ đề Phần câu chuyện Câu định hình tâm trạng

Bảng 3.3: Mơ hình lời dẫn phóng sự truyền hình trên kênh ANTV

Nhìn chung, đa số lời dẫn phóng sự truyền hình đều tn theo mơ hình này. Trong đó, câu chủ đề và phần câu chuyện là thành phần bắt buộc.Cịn lời chào, câu móc nối và câu định hình tâm trạng có thể có hoặc khơng phụ thuộc vào dụng ý của tác giả.

Về trật tự xuất hiện các yếu tố này, như đã phân tích ở trên, phần câu chuyện ngay sau câu chủ đề là yếu tố chứng minh/ làm rõ hay chi tiết hóa chủ đề. Người ta thường xác định mơ hình tổ chức của diễn ngơn lời dẫn trên cơ sở nội dung và vị trí của câu chủ đề. Nếu câu chủ đề được đặt tại vị trí đầu tiên trong lời dẫn, điều đó có nghĩa là tác giả đã đi trực tiếp và nội dung của lời dẫn. Kết quả phân tích các lời dẫn phóng sự mang lại một mơ hình thường được sử dụng trong báo chí gọi là “hình tháp ngược”, do nội dung chủ đề được bắt đầu trước đó. Mơ hình này có thể được hiểu như sau:

Bảng 3.4:Mơ hình lời dẫn phóng sự truyền hình trên kênh ANTV

Theo Campbell và Wolseley (1961) nội dung chủ đề, tức là nội dung quan trọng nhất được đặt ở vị trí đầu, cịn các thơng tin hay sự kiện ít quan trọng hơn được đặt tại các câu tiếp theo. Tương tự như sapo trong báo in và báo điện tử, cấu trúc hiệu quảnhất khi viết lời dẫn là hình tam giác ngược.Theo đó, những thơng tin chính yếu nhất sẽđược thểhiện ởcâu đầu tiên. Những nội dung ít quan trọng hơn sẽ được trình bày lần lượt ở nhưng câu tiếp theo. Cấu trúc này tương đồng với cấu trúc của diễn ngôn tin. Với diễn ngôn tin, người biên tập có thể dễ dàng viết được đầu đề của tin và người biên tập có thể dễ dàng cắt bỏ một phần nào đó nếu thiếu chỗ đăng tải hoặc thời lượng dài. Cịn đối với diễn ngơn lời dẫn, người biên tập rất khó để cắt bỏ những phần thơng tin kém quan trọng. Bởi mặc dù được trình bày theo mơ hình tháp ngược, nhưng các thơng tin trong diễn ngôn lời dẫn được liên kết chặt chẽ, cố định không thể tách rời.

Rõ ràng, khi lời dẫn được viết theo mơ hình này, nội dung chính của thơng tin sẽđược nhấn mạnh hơn.Những thông tin khán giảcần biết sẽ được tiếp nhận ngay từnhững từđầu tiên, khiến họnắm bắt được thơng tin nhanh, hiệu quảnhất.

Ngồi viết theo mơ hình hình tam giác ngược, các lời dẫn dạng phóng sự sự kiện hầu hết được diễn đạt theo cấu trúc câu: thời gian, ai/cái gì – làm gì/ ra sao...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)