.Kể câu chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 44 - 47)

Ở loại lời dẫn này, người dẫn chương trình vào vai người dẫn chuyện, kể lại sự việc mà mình đã được chứng kiến.

Ví dụ (8): “Thời gian qua, trên địa bàn 2 xã Ninh Vân, Ninh Phước - thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã xuất hiện tin đồn về một loại cây rừng có có khả năng chữa được bệnh nan y thu hút nhiều người ở khắp nơi đã đổ về đây tìm mua. Thực tế tính năng, hiệu quả chữa bệnh của loại cây lạ này ra sao, hiện các cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành kiểm nghiệm. Nhưng có một thực tế là tại địa bàn 2 xã trên bỗng chốc xuất hiện nhiều thầy lang tự phong vẫn đang hàng ngày bán thuốc thu tiền của người bệnh và tình trạng khai thác vô tội vạ loại cây này vẫn đang tiếp diễn hàng ngày. Ghi nhận của nhóm phóng viên CAND tại Khánh Hịa”.

(PSKhánh Hòa_Thực hư tin đồn cây chữa bách bệnh”, tác giả Linh Chi – Thế Phong, TSAN, 4-10)

Ở lời dẫn trên, người dẫn chương trình đã kể lại câu chuyện ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa xuất hiện tin đồn về loại cây rừng có khả năng chữa khỏi bệnh nan y. Đồng thời, ở đây xuất hiện nhiều thầy lang tự phong sử dụng loại cây này để làm thuốc. Với loại lời dẫn này, toàn bộ nội dung của phóng sự sẽ được tóm tắt trong lời dẫn. Phần phóng sự chỉ là làm rõ thêm nội dung mà phần lời dẫn đã khái qt thơng qua hình ảnh thực tế.

Qua khảo sát lời dẫn phóng sự trên kênh ANTV, loại lời dẫn này xuất hiện tần suất không nhiều. Với cách viết lời dẫn này thông thường sẽ không tạo được sự hấp dẫn, tị mị cho khán giả vì nội dung đã được tóm tắt ở lời dẫn. Thứ hai, cách viết lời dẫn này sẽ khiến dung lượng lời dẫn lớn, không phù hợp với tiết tấu nhanh của bản tin thời sự.

2.3.2. Khơi gợi tính hiếu kỳ của người xem.

Lời dẫn khơi gọi tính hiếu kỳ là loại lời dẫn mà bằng các biện pháp sử dụng ngôn ngữ tác giả chỉ nêu một phần thơng tin sẽ có trong phóng sự, qua đó khơi gợi sự tị mị cho người xem.

Ví dụ (9): “Ơ nhiễm mơi trường ở các đơ thị lớn của nước ta hiện nay đang

ở mức báo động có một phần khơng nhỏ là do khí thải của các phương tiện xe cơ giới gây ra. Thế nhưng, việc xử phạt các trường hợp vi phạm về nồng độ khí thải vượt q mức cho phép vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Sau đây là ghi nhận của Phóng viên Truyền hình Cơng an nhân dân”.

(PS” Khó khăn trong xử lý vi phạm về khí thải xe cơ giới”, tác giả Huyền Nhung – Khánh Duy, ANNM, 03-11).

Ở lời dẫn trên, tác giả chỉ đưa khái qt thơng tin, vấn đề sẽ được trình bày trong phóng sự là về ơ nhiễm mơi trường. Sau đó, tác giả hé mở nguyên nhân của thực trạng ô nhiễm môi trường là do nhiều xe cơ giới vi phạm về nồng độ khí thải. Tuy nhiên, vi phạm ra sao, vướng mắc trong khâu xử lý thế nào thì khán giả chưa được biết. Từ đó, tạo sự hiếu kỳ và chờ đón khán giả. Ví dụ (10): “Thời gian gần đây, thông tin rau cải thảo Trung Quốc nhiễm chất formaldehyde – là chất khử trùng được sử dụng để ướp xác, đã khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang. Cho đến thời điểm này, Bộ NN&PTNT vẫn chưa có kết quả kiểm định chất formaldehyde trên các mẫu cải thảo đang được bày bán tại Việt Nam. Phải chăng cơng tác kiểm sốt thực phẩm đang có sự bng lỏng và kiểm sốt thiếu hiệu quả?”

(PS“Từ thông tin rau cải thảo TQ nhiễm chất formaldehyde: Nhìn lại cơng tác kiểm soát thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu”,tác giả Sao Mai – Văn Thùy, TSAN, 09-10)

Ở ví dụ trên, tác giả đã khái quá nội dung được đề cập là rau cải thảo Trung Quốc nhiễm chất formaldehyde được bày bán ở Việt Nam, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì sao nó được bày bán ở Việt Nam thì chưa được đề cập đến. Ở cuối lời dẫn, tác giả sử dụng câu hỏi “phải chăng có sự bng lỏng và kiểm soát thiếu hiệu quả?” để tạo sự hiếu kỳ cho người xem. Và để trả lời cho câu hỏi trên thì khán giả theo dõi phóng sự ngay sau đây.

Tóm lại, qua khảo sát các lời phóng sự trên kênh ANTV theo vai trò của lời dẫn, loại lời dẫn này được sử dụng tương đối nhiều. Bởi nó đáp ứng được tiêu chí của lời dẫn phóng sự là dẫn dắt vấn đề, tạo được sự hiếu kỳ cho người xem. Hơn nữa, loại lời dẫn này thường ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy 90% số lời dẫn loại này chỉ dùng dưới 4 câu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)