.Những đặc điểm của ngơn ngữ phóng sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 27 - 30)

1.4.1. Ngơn ngữ báo chí

Báo chí là lĩnh vực tác động trực tiếp với công chúng, đồng thời đề cập và phản ánh về các khía cạnh của ngơn ngữ chuẩn mực. Như giáo sư Hô-hen- béc thuộc đại học báo chí Columbia đã nhận xét: “ Khơng thể cẩu thả trong

việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển được từ tin tức, ý kiến giữa các quần chúng càng hữu hiệu càng tốt. Cũng không thể hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của độc giả hoặc khán giả có học thức, nếu khơng báo chí sẽ mất ngay sự kính trọng của quần chúng, sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện.Vì thế sự kiện và chuẩn xác ln luôn phải đi đôi với nhau.’’ [5; tr.205].

Theo cuốn “ Phong cách học tiếng Việt” [10; tr.77] thì ngơn ngữ báo chí phải đảm bảo những đặc điểm sau:

Trước hết, ngôn ngữ báo chí phải có chức năng thông báo. Để thực hiện chức năng này, ngơn ngữ báo chí phải đảm bảo tính khách quan trung thực trong việc phản ánh thông tin nhằm đưa đến những thơng tin lành mạnh, có ích giúp cho người ta mở rộng sự hiểu biết và triển theo khuynh hướng toàn diện.

Thứ hai, ngơn ngữ báo chí có chức năng hướng dẫn dư luận và tác động, làm cho người đọc hiểu được bản chất của sự việc.

Thứ ba, ngơn ngữ báo chí có chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng. Khi thực hiện chức năng này ngơn ngữ báo chí thiên về các câu mệnh lệnh kêu gọi.

Thứ tư, ngơn ngữ báo chí có tính chiến đấu mạnh mẽ. Nó hình thành từ những cách lập luận đanh thép, từ các phương pháp sử dụng từ ngữ nhằm châm biếm, cơng kích, tiến tới phủ định đối phương.

Thứ năm, ngơn ngữ báo chí có tính thẩm mỹ giáo dục. Báo chí muốn trở thành món ăn tinh thần của đơng đảo bạn đọc thì ngơn ngữ của nó phải

được chọn lọc, mang vẻ đẹp của ngơn từ, không sa đà, dung tục. Khi thực hiện được tính thẩm mỹ trong ngơn từ, báo chí đồng thời đã thực hiện tính giáo dục. Việc đưa tin trung thực đầy đủ, cùng với việc phân tích, bình luận các sự việc theo cách nhìn khách quan, lành mạnh tự nó đã tạo nên tính giáo dục của báo chí.

Thứ sáu, ngơn ngữ báo chí phải có tính hấp dẫn và thuyết phục cả về phương diện nội dung và hình thức, từ ngữ sử dụng phải độc đáo, kết hợp gây ấn tượng, bất ngờ, sử dụng những từ ngữ sang tạo, có hiệu quả và mang đậm tính dân tộc.

Thứ bảy, ngơn ngữ báo chí mang tính ngắn ngọn và biểu cảm, ngắn gọn trong ngơn ngữ hành chính-cơng cụ và ngơn ngữ khoa học. Ngắn gọn trong ngơn ngữ báo chí ít nhiều gắn với xúc cảm chủ quan cá nhân, với quan điểm mỗi tờ báo cụ thể.

Thứ tám, cách dùng từ ngữ của báo chí cần phải lưu ý ở việc sử dụng các từ ngữ phổ thơng dễ hiểu, đó là các từ tồn dân, có tính thơng dụng cao, khơng dùng từ quá trừu tượng và các từ ngữ dụng đặc biệt phải mang phong cách cá nhân của tác giả. Về câu văn, phong cách báo chỉ thường sử dụng ít loại câu có nhiều tầng bậc mà thiên về các loại câu miêu tả có kết cấu ngắn ngọn, ít mở rộng định ngữ. Điểm nổi bật của ngơn ngữ báo chí là hay sử dụng các kết cấu đảo.

1.4.2. Ngôn ngữ phóng sự

Phóng sự là một trong những thể loại của báo chí, cho nên ngơn ngữ phóng sự cũng mang những đặc điểm chung của ngơn ngữ báo chí. Đặc tính cơ bản của ngơn ngữ phóng sự là chính xác, hàm xúc. Phóng sự là phản ánh hiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên các phương tiện ngôn ngữ

được sử dụng trong phóng sự thường phải chính xác và khách quan. Tính chính xác thể hiện ở chỗ ngơn ngữ phải biểu đạt đúng bản chất sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, từng bối cảnh cụ thể, nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu.

Đối với phóng sự trên truyền hình, ngồi mang những đặc trưng của ngơn ngữ báo chí nói chung, phóng sự truyền hình cịn mang thêm đặc điểm của ngơn ngữ truyền hình. Đó là tính đa dạng và phức thể của âm thanh, dùng âm thanh truyền trên sóng làm phương tiện thể hiện chính và khai thác các ngôn từ giàu âm hưởng làm phương tiện tác động chính. Tiếp theo là tính đơn thoại trong giao tiếp. Đặc tính này là đặc tính được hiểu là ngơn ngữ của một người nói với hàng trệu người, vì vậy tác giả cho đó là một thứ ngơn ngữ độc thoại đặc biệt. Vì vậy, địi hỏi người thực hiện cần lựa chọn phương tiện ngôn ngữ sao cho thỏa mãn sự tiếp nhận của hàng triệu khán giả. Cũng như phát thanh, ngơn ngữ truyền hình là ngơn ngữ dành cho đám đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)