Dung lượng của lờidẫn phóng sựtruyền hình ANTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 54 - 59)

3.1.1 .Một số mơ tả về chủ đề lờidẫn phóng sựtruyền hình ANTV

3.1.2.1. Dung lượng của lờidẫn phóng sựtruyền hình ANTV

Mỗi cơ quan báo chí nói chung và kênh truyền hình nói riêng thường có những quy định riêng về dung lượng từ ở lời dẫn. Tuy nhiên, xu hướng của báo chí hiện đại là sự ngắn gọn bởi vậy, lời càng ngắn mà vẫn đảm bảo được nội dung thông tin, sức hấp dẫn lại càng được đánh giá cao. Mục đích của việc mơ tả dung lượng lời dẫn để tìm ra đặc điểm, phong cách ngơn ngữ của lời dẫn.

Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát 4570 lời dẫn phóng sự. Tuy nhiên, ở phần khảo sát dung lượng của lời dẫn chúng tôi chỉ khảo sát 500 mẫu lời dẫn (mỗi lĩnh vực 100 mẫu). Bởi đơn vị ngôn ngữ sử dụng để khảo sát là âm tiết. Nếu khảo sát tất cả số lời dẫn trên thì số lượng âm tiếtphải khảo sát là rất lớn.

Nội dung Trung bình âm tiết/ lời dẫn Dƣới 60âm tiết Trên 60 âm tiết Lời dẫn ngắn nhất Lời dẫn dài nhất Chính trị 98,6 0% 100% 63 142 ANTT 100,7 0% 100% 73 157 VHXH 81,2 27% 63% 48 140 Quốc tế 68,2 41% 59% 40 110 Kinh tế 77,6 20% 80% 53 103

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát dung lượng lời dẫn theo nội dung

Qua bảng số liệu này cóthể thấy, lượng âm tiết trung bình trong lời dẫn giữa các lĩnh vực phóng sự đề cập có sự chênh lệch. Đối với lời dẫn phóng sự thuộc các lĩnh vực an ninh trật tự (ANTT), chính trị, văn hóa, số âm tiết được sử dụng trong lời dẫn nhiều lĩnh vực quốc tế và kinh tế. Điều này có căn ngun từ chủ đề, tính chất phóng sự của các lĩnh vực cũng có sự khác biệt. Với các phóng sự thuộc lĩnh vực an ninh trật tự, đa số là các phóng sự mang tính vấn đề, phản ánh thực trạng, nguyên nhân của vấn đề được nói tới trong phóng sự. Hơn nữa, ngơn ngữ sử dụng trong các phóng sự an ninh trật tự cũng mang tính đặc thù. Chẳng hạn, trong lời dẫn có sử dụng tên riêng của các đơn vị công an, thuật ngữ pháp luật.

Ví dụ (13):“Thời gian qua, dư luận nóng lên với câu chuyện của những hộ

dân tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ bị rơi vào hoàn cảnh tiền mất… tật mang… 29 người dân đã nộp số tiền 2,6 tỷ đồng cho bà Trần Thị Thắng với lời hứa ngon ngọt sang lao động tại Cộng hịa Síp với mức

lượng hấp dẫn... nhưng thực tế hồn tồn khơng như những gì bà Thắng đã hứa hẹn. Vụ việc đã được Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội, Cơng an tỉnh Phú Thọ tích cực điều tra, xác minh và chính thức khởi tố khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Trần Thị Thắng và con trai Nguyễn Mạnh Cường về hành vi "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài"… Từ đây, thủ đoạn lừa đưa người đi nước ngoài của mẹ con bà Thắng đã bị vạch trần…”

(PS “Cảnh báo thủ đoạn lừa người đi nước ngoài”, tác giả: Thúy Hiền,

Thành Đạt, 113 Online, 18-11 ).

Ở ví dụ trên, tên phịng “Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội”

và quy trình tố tụng “khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam” được sử dụng đã làm tăng đáng kể dung lượng của lời dẫn.

Trong khi đó, đối với lời dẫn phóng sự thuộc lĩnh vực chính trị, sự xuất hiện của các chức danh, đại biểu tham dự sự kiện là một trong những nguyên nhân khiến dung lượng lời dẫn lớn.

Ví dụ:“Hơm nay, Ngày 25-8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì

của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tập thể Bộ Chính trị đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Dự buổi làm việc có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Cơng an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các Ban, bộ, ngành chức năng của Trung ương”.

(PS“Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương về chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VI”, thực hiện: Trí Trung, Chí Cơng, TSAN, 02-9)

Ở ví dụ trên, tên các đại biểu và chức danh của đại biểu tham dự chiếm dung lượng lớn trong lời dẫn “Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính

trị, Bí thư Đảng ủy Cơng an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy Cơng an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các Ban, bộ, ngành chức năng của Trung ương”.

Số lượng âm tiếttrung bình của lời dẫn phóng sự thuộc lĩnh vực kinh tế và quốc tế lần lượt là 77,6 và 68,2. Số lượng này ít hơn so với các lĩnh vực cịn lại. Qua q trình khảo sát chúng tơi nhận thấy, các phóng sự thuộc lĩnh vực quốc tế chủ yếu là ghi nhận sự kiện, phóng sự mang tính vấn đề ít xuất hiện. Với những phóng sự mang tính sự kiện, lời dẫn thường được tác giả viết trực diện hơn. Nói cách khác, tác giả không sử dụng các câu dẫn dắt vấn đề mà áp dụng công thức 5Wh và 1H. Vì vậy, dung lượng lời dẫn phóng sự thuộc lĩnh vực quốc tế ít hơn các lĩnh vực khác.

Mặt khác, tiêu chí của các bản tin thời sự cũng có ảnh hưởng nhất định đến dung lượng các lời dẫn. Các phóng sự thuộc các lĩnh vực ANTT, chính trị, văn hóa được phát sóng trong các bản tin có thời lượng lớn như: An ninh ngày mới (45 phút), Thời sự an ninh (45 phút), Nhật ký an ninh (45 phút), nên thời lượng của các phóng sự cũng “được phép” dài hơn các bản tin khác. Các bản tin Kinh tế tiêu dùng, Thời sự quốc tế chỉ có thời lượng 15 phút. Để tăng tiết tấu bản tin và truyền tải được nhiều thông tin nhất đến khán giả, thời lượng các phóng sự cần phải ngắn hơn (dưới 2,5 phút).

Việc chênh lệch về độ dài giữa các lời dẫn là yếu tố khơng tránh khỏi vì nó tùy thuộc vào trình độ xử lý ngơn từ, rút gọn vấn đề cũng như phong cách của từng người viết. Tuy nhiên, khi nằm trên cùng một kênh truyền hình, sự chênh lệch quá lớn cho thấy sự không thống nhất và thiếu chuyên nghiệp trong khâu viết lời dẫn của các phóng viên, biên tập viên. Hơn nữa, khi các lời dẫn này quá dài sẽ làm ảnh hưởng đến thời lượng chung của bản tin.

Nhược điểm này là hệ quả của việc Ban Thời sự, Truyền hình Cơng an nhân dân khơng có quy định về lượng chữ sử dụng cho lời dẫn.

Nhìn chung, dung lượng lời dẫn phóng sự thuộc các bản tin thời sự của ANTV là phù hợp để khán giả có thể tiếp nhận khơng tin tốt nhất. Bởi với nội dung được truyền tải trong khoảng 70-100âm tiết, khán giả cũng dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ được nội dung thông tin.

3.1.2.2 .Vấn đề sử dụng câu trong lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV

Để mơ tả rõ hơn về cấu trúc của lời dẫn phóng sự truyền hình trên kênh ANTV, chúng tơi khảo sát thêm về vấn đề sử dụng câu trong lời dẫn. Điều này cho phép chúng tơi có cái nhìn khách quan hơn về cấu trúc của lời dẫn.

Nội dung Lời dẫn 1 câu Lời dẫn 2 câu Lời dẫn 3 câu trở lên Chính trị 0% 20% 80% ANTT 0% 33% 67% VHXH 0 % 35% 65% Quốc tế 40% 40% 20% Kinh tế 0% 25% 75%

Bảng 3.2: Khảo sát về sử dụng câu trong lời dẫn phóng sự truyền hình trên kênh ANTV

Kết quả này cho thấy, đa số các lời dẫn phóng sự của kênh ANTV có từ 2 câu trở lên. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là lời dẫn từ 3 câu trở lên. Điều này xuất phát từ đặc điểm của phóng sự là phản ánh một vấn đề đang diễn ra trong đời sống. Hay nói cách khác, để khán giả có thể hiểu được trọn

vẹn thơng điệp của phóng sự, tác giả cần dẫn dắt bằng nhiều lớp thông tin. Riêng ở lĩnh vực quốc tế, số lượng lời dẫn 1 câu và 2 câu lại chiếm số lượng lớn. Điều này xuất phát từ việc đa số các phóng sự quốc tế là phóng sự phản ánh sự kiện. Đồng nghĩa với việc tác giả sẽ sử dụng công thức “truyền thống” 5Wh và 1H để viết lời dẫn. Hơn nữa, các phóng sự lĩnh vực quốc tế đều là mua bản quyền, nên biên tập ít khi thay đổi lời dẫn theo ý của mình.

Ngồi ra, bất kỳ lời dẫn nào cũng phải thực hiện được các yêu cầu: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề sẽ trình bày, thu hút được sự quan tâm, chú ý của khán giả và thật ngắn gọn, hàm súc về dung lượng. Phần lời dẫn phóng sự truyền hình trên các bản tin của ANTV cũng đã tuân thủ theo đúng các yêu cầu trên. Nhìn chung, chúng có dung lượng lớn hơn so với sapo trong báo điện tử và báo in.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)