Lặp từ vựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 84 - 87)

3.3 .Mạch lạc trong liên kết DN lờidẫn phóng sựtruyền hình ANTV

3.3.1 .Các phương tiện duy trì chủ đề

3.3.1.1. Lặp từ vựng

Đây là một phương tiện rất phổ biến trong liên kết văn bản nói chung và liên kết trong phóng sự truyền hình nói riêng.

Lặp từ vựng là sử dụng trong câu sau từ ngữ đã được dùng ở câu trước, theo kiểu lặp y nguyên như vốn có, trên cơ sở đó liên kết những câu chứa

Còn theo GS.TS Trần Ngọc Thêm thì “phép lặp từ vựng là một dạng thức

của phương thức lặp mà ở đó chủ tố và lặp tố là những yếu tố từ vựng (từ thực, cụm từ)”[32; 88].

Độ phổ biến của lặp từ vựng không chỉ trải dài trên văn bản mà cịn thể hiện cả ở sự có mặt nhiều lần của nó trong một cặp phát ngơn, tức là thể hiện ở cả sự lặp phức. Ở bất kì một chuỗi câu nào, nếu đã có lặp từ vựng thì sự liên kết cũng được xuất hiện. Nếu hai câu có chứa những từ được lặp lại thì chắc hản là chúng bàn về một chủ đề.

Ví dụ(21): “Thưa quý vị và các bạn, mạng xã hội facebook kênh chia sẻ thông tin hàng đầu thế giới hiện đang phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê thì có tới 20 triệu người Việt Nam dùng mạng xã hội, chiếm tới 70% số người dùng internet ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích vượt trội thì sự phát triển của mạng xã hội cũng kéo theo những mặt trái của nó, mà điển hình là tình trạng giả danh facebook để trục lợi hoặc bơi nhọ danh dự. Vì sao, tình trạng này đã được cảnh báo từ lâu và vẫn tiếp tục gia tăng.Mời quý vị và các bạn theo dõi tìm hiểu của phóng viên truyền hình Cơng an nhân dân.

(PS “Báo động tình trạng mạo danh trên mạng xã hội”, tác giả Hồng

Nhung - Văn Linh, 113 Online, 26-6)

Yếu tố được lặp lại ở đây là “mạng xã hội”.

Ví dụ (22): “Trong những năm vừa qua, số đối tượng phạm tội lẩn trốn phải

ra quyết định truy nã hàng năm không ngừng gia tăng. Công tác truy nã tội phạm gặp khơng ít khó khăn và nguy hiểm. Trước tình hình trên, Lãnh đạo Bộ Cơng an hết sức quan tâm, chỉ đạo và từng bước củng cố, kiện tồn cơng tác truy nã tội phạm. Do đó, kết quả công tác truy nã trong 10 năm qua đã

đạt được những thành tích rất đáng khích lệ góp phần quan trọng đảm bảo an ninh – chính trị và trật tự an toàn xã hội.

(PS “Gian nan cuộc chiến chống tội phạm truy nã”, tác giả: Hồng Khuyên - Mạnh Linh, TSAN, 04-12)

Yếu tố được lặp lại ở đây là “ truy nã tội phạm”.

Như vậy, lặp từ vựng là một dạng thức liên kết dùng để thể hiện liên kết chủ đề của văn bản. Theo số liệu phân tích, lặp từ vựng có tần số xuất hiện tương đối cao (16,7%). Phép liên kết này có khả năng truyền cho văn bản tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. Một mặt, sự lặp lại có tác dụng nhấn mạnh vào hiện tượng được nói đến; mặt khác, nó là cái nền để làm nổi rõ hơn sự khác biệt.

Trong một văn bản có liên kết chủ đề, nhất thiết các câu phải hướng về một đối tượng, một sự kiện nhất định. Do vậy, lặp từ vựng là một hiện tượng tất yếu xảy ra để thể hiện mối liên kết đó.

Như vậy, có thể thấy hiệu quả của việc sử dụng phép lặp là giúp cho chủ đề được duy trì trong tồn đoạn văn hoặc văn bản. Việc sử dụng phép lặp đã góp phần giúp cho diễn ngôn xã luận cùng một lúc đã thực hiện được cả chức năng thông tin và chức năng tác động. Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức phép lặp từ vựng có thể tạo cảm giác “ khó chịu” với khán giả, và điều quan trọng là phóng viên, biên tập viên cần phải biết kết hợp các phương tiện với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)