Những mặt tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 73 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai huyện gia Lâm Giai đoạn 2014-

4.4.2. Những mặt tồn tại, hạn chế

- Giải quyết một số vụ tranh chấp về đất đai cần phải có sự kiểm tra, điều tra, nghiên cứu và thi hành kết luận, do đó cần phải có đội ngũ cán bộ những người am hiểu, biết về pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và chuyên trách về công việc giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng hiện nay, hầu hết cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai đa số là kiêm nhiệm; tranh chấp, khiếu nại về đất đai chủ yếu là nảy sinh ở cấp xã, huyện nhưng cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết ở cấp này lại không tương ứng. Chủ tịch UBND các cấp là người đứng đầu chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết tranh chấp nhưng phải giải quyết rất nhiều công việc khác của địa phương nên rất khó có điều kiện chuyên giải quyết triệt để về đất đai. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết tranh chấp chậm, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, dẫn đến việc khiếu kiện nại, khiếu kiện vượt cấp.

- Công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương chưa bố trí đúng người có năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm công việc này nên cơng tác hịa giải đạt kết quả chưa cao. Nhiều vụ việc giải quyết không triệt để dẫn đến khiếu kiện đồng người, có trường hợp dẫn đến vụ án hình sự. một số địa phương chưa làm tốt công việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn như vi phạm thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, tái định cư, cấp giấy chứng nhận đất cho người sử dụng đất.

- Công tác kiểm tra, thanh tra chưa được thường xun, cịn thiếu tính chủ động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Việc xử lý sau thanh tra của cơ quan, các cấp, các ngành chưa kiên quyết, triệt để, làm hạn chế hiệu quả hoạt động thanh tra, cụ thể: Tình trạng lấn chiếm đất cơng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp, sử dụng sai mục đích, để đất hoang hóa diễn ra thường xun và dưới nhiều hình thức gây bức xúc trong dư luận nhân dân và xã hội nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; chế tài quy định xử lý, xử phạt vi phạm pháp luật đất đai cịn nhẹ,chưa có đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Việc giải quyết đơn thư tranh chấp đất đai cịn mang tính chủ quan, nể nang, nặng về mệnh lệnh hành chính; nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình, đạt lý. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật cịn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc giải quyết tranh chấp không dứt điểm, khiếu kiện kéo dài.

- UBND các cấp vừa là cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, vừa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai. Trong khi có những vụ tranh chấp về đất đai nảy sinh do UBND các cấp làm chưa hết trách nhiệm quản lý Nhà nước hoặc làm sai các quy định của pháp luật. Từ đó dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi cịi”, có thể thiếu khách quan, cơng minh trong quá trình giải quyết khiếu nại.

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống văn bản pháp luật của nước ta còn chưa đồng nhất, thường xuyên thay đổi dẫn đến không đủ căn cứ để giải quyết nhất là trong các lĩnh vực quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.

- Công tác quản lý đất đai những năm trước đây ở một số xã trong huyện cịn bị bng lỏng, hồ sơ địa chính khơng cịn lưu trữ được hoặc vẫn còn lưu trữ nhưng chưa đầy đủ. Tình trạng lấn chiếm đất cơng cịn nhiều, việc chuyển quyền sử dụng đất không tuân theo quy định pháp luật của người sử dụng đất làm phát sinh các tranh chấp phức tạp, khó giải quyết.

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo giá nhà nước chưa hợp lý, chưa phù hợp với giá thị trường, nhà tái định cư chưa xong cơ sở hạ tầng đã thực hiện thu hồi đất dẫn đến các hộ dân chưa có chỗ ở ln, phải đi th đất…

- Chính sách quản lý xây dựng còn nhiều bất cập, công tác quản lý bị buông lỏng nhất là ở các xã Kim Lan, xã Kim Sơn, xã Dương Quang... dẫn đến các hộ dân tự ý tùy tiện xây dựng không xin phép, xây dựng khơng đúng diện tích... Khi cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra thì biện pháp xử lý thiếu hiệu quả, thiếu kiên quyết dẫn đến việc xây dựng cơng trình khơng theo quy hoạch nên ảnh hưởng đến các hộ xung quanh và phát sinh đơn thư tranh chấp.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Đội ngũ cán bộ tiếp dân, tham mưu giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai từ huyện đến các xã, thị trấn còn thiếu về số lượng, hạn chế về nghiệp vụ, kinh nghiệm. Vẫn cịn lúng túng trong cơng tác tiếp dân, phân loại xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, và tranh chấp đất đai dẫn đến kết quả giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu, một số vụ việc giải quyết còn chưa đúng quy định, chưa đúng thẩm quyền.

- Lãnh đạo UBND một số xã, thị trấn, cơng chức địa chính cấp xã cịn thiếu kiến thức về quản lý nhà nước, hiểu biết về chính sách pháp luật cịn hạn chế, dẫn đến thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý Nhà nước để lãnh đạo các

thôn, tổ dân phố tổ chức cho thuê thầu thu tiền đầu tư xây dựng cơng trình phúc lợi trái thẩm quyền; khơng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời dẫn đến phát sinh đơn thư khiếu kiện; tranh chấp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp còn ngại tiếp dân, va chạm không tổ chức đối thoại, trao đổi trực tiếp với cơng dân có đơn thư khiếu nại.

- Nhiều vụ tranh chấp đất đai mặc dù các ban, ngành đã giải quyết đúng pháp luật, có tình, có lý, phù hợp với tình hình thực tế, đã tổ chức đối thoại trực tiếp nhiều lần nhưng do nhiều động cơ khác nhau người dân vẫn cố tình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Một số đối tượng đi tranh chấp lợi dụng quyền cơng dân cố tình khiếu kiện và có hành vi q khích gây mất trật tự cơng cộng, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của cơ quan nhà nước nhưng chưa có quy định xử lý nghiêm khắc.

4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)