Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn của cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4.1. Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn của cả nước

Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp. Tính bình qn trong cả nước tranh chấp đất đai chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiều tỉnh phía Nam chiếm từ 70 - 80% các tranh chấp dân sự phát sinh (thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bạc Liêu...).

Trong lĩnh vực đất đai, nhiều vụ việc đã được giải quyết dứt điểm, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, số vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai chiếm khoảng 60-70% tổng số các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong cả nước, riêng tại Bộ Tài nguyên & Môi trường, số vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai thường chiếm 98% tổng số đơn nhận được hàng năm. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 5.298 đơn thư vào năm 2011. Tòa án các cấp đã thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 307.912 vụ việc, trong đó số vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai là 69.806 vụ việc, chiếm 22.70%.

Trong số đơn mà Bộ Tài ngun Mơi trường đã nhận được có 4.858 lượt đơn của công dân khu vực phía Bắc (chiếm 19.2%) trong đó có 2.082 vụ việc thuộc lĩnh vực đất đai. Các địa phương có nhiều đơn thư như Hà Nội, Hải Phòng với gần 300 lượt đơn/năm; bên cạnh đó cũng có các địa phương có ít đơn như Sơn La, Lai Châu, Bắc Cạn và Điện Biên bình qn mỗi địa phương có dưới 5 lượt đơn/năm (ít nhất toàn quốc). Nội dung các đơn thư về tranh chấp đất đai (chiếm tỷ lệ 24.6%) trong đó tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân chiếm gần 90% số vụ việc. Bộ Tài nguyên & Môi trường đã xử lý 37 vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao và thuộc thẩm quyền giải quyết, trong đó số vụ việc các địa phương khu vực phía Bắc cần phải điều chỉnh lại nội dung quyết định đã giải quyết chiếm tỷ lệ 56.7%, đây là tỷ lệ tương đối cao.

Với tình hình như vậy, nếu khơng xử lý kịp thời, đúng theo các quy định của pháp luật thì sẽ gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền của người dân, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và lợi ích của

quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35 - 36)