Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 38 - 42)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu công tác giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019;

- Số liệu thứ cấp về giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội được thu thập cho giai đoạn 5 năm (từ năm 2014 đến năm 2018);

- Số liệu sơ cấp về công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội được thu thập vào tháng 9, tháng 10 năm 2018.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Việc giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn nghiên cứu.

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

- Cán bộ, công chức liên quan trực tiếp đến công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội phố Hà Nội

- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện lịch sử - Điều kiện kinh tế

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Gia Lâm

3.4.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

3.4.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2018 2014 - 2018

- Tình hình tranh chấp đất đai tại huyện Gia Lâm

- Thực trạng giải quyết tranh chấp về đất đai huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2018.

+ Thực trạng tiếp công dân, xử lý đơn thư giải quyết tranh chấp đất đai huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2018

+ Cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai

+ Đánh giá của người dân về công tác giải quyết tranh chấp đất đai giai đoạn 2014 - 2018

+ Đánh giá của cán bộ, công chức giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2018.

3.4.4. Đánh giá những vấn đề tồn tại về thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2018 đai trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2018

- Những kết quả đạt được - Những mặt tồn tại, hạn chế.

3.4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên...); điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2014 - 2018 được thu thập tại Văn phịng UBND huyện Gia Lâm;

- Tình hình quản lý đất đai của huyện Gia Lâm; biến động sử dụng đất của huyện giai đoạn 2014 - 2018 được thu thập tại Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Gia Lâm;

- Thu thập kết quả giải quyết tranh chấp đất đai được thu thập tại Phịng Tài ngun và Mơi trường, Ban Thanh tra huyện, Ban Tiếp Công dân huyện.

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có tranh chấp đất đai: Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân bằng phiếu điều tra in sẵn với tổng 45 phiếu điều tra tại các xã Ninh Hiệp, xã Yên Viên, xã Yên Thường và thị trấn Yên Viên. Các tiêu chí điều tra bao gồm: nội dung tranh chấp đất đai; cấp chính quyền giải quyết vụ việc; thời gian giải quyết vụ việc…

Số lượng phiếu điều tra đối với hộ gia đình, cá nhân có tranh chấp đất đai được xác định theo công thức sau:

n = N/(1+N.e2) (theo Lê Huy Bá, 2006) Trong đó:

- n : Số lượng phiếu điều tra;

- N : Tổng số người có đơn tranh chấp đất đai; - e : Sai số cho phép (5-15%).

Điều tra đối với người có tranh chấp đất đai: - Tại nghiên cứu này:

+ Tổng số người có đơn tranh chấp đất đai: 73 người; + Chọn: e = 10% (Giá trị trung bình)

Thay số vào cơng thức trên ta có:

+ Số phiếu điều tra đối với người có đơn tranh chấp:

n = 73/(1+73* 0,12) = 42 phiếu (làm tròn 45 phiếu điều tra);

- Điều tra đối với công chức, trực tiếp thực hiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Gia Lâm: Phỏng vấn trực tiếp bằng 15 phiếu để tìm hiểu ngun nhân tạo ra khó khăn trong cơng tác giải quyết bằng điều tra ngẫu nhiên như sau:

+ 02 phiếu tại Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện, gồm: 01 chuyên viên trực tiếp thực hiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai và 01 lãnh đạo phịng (Phó phịng phụ trách);

+ 02 Phiếu điều tra đối với 02 công chức, Thanh tra viên Thanh tra huyện; + 03 Phiếu điều tra đối với 03 công chức Ban Tiếp công dân huyện;

+ 08 Phiếu điều tra đối với 08 cơng chức địa chính xã, thị trấn trên địa bàn.

3.5.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu

Từ các số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành thống kê và tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định trên phần mềm Excel để khái quát kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Sử dụng phương pháp phân tích để phân tích, đánh giá về kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm. Từ đó, xác định những thuận lợi, khó khăn để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Phân tích, đánh giá thực trạng những vấn đề về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua các tiêu chí như: thời gian giải quyết, thủ tục hành chính..., từ đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

3.5.4. Phương pháp chuyên khảo

Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ am hiểu về lĩnh vực quản lý đất đai để đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.

3.5.5. Phương pháp minh họa bằng sơ đồ, đồ thị

Sử dụng các dạng biểu đồ và đồ thị để thể hiện một số kết quả nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 38 - 42)