Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai

2.1.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp đất đai đã được hịa giải tại UBND cấp xã mà khơng thành thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết;

- Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền; + Khởi kiện tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

- Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu khơng đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Mơi trường hoặc khởi kiện tại Tịa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

- Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Theo quy định là vậy, tuy nhiên nhiều vụ việc tranh chấp Quyền sử dụng đất các cơ quan Tòa án khi tiếp nhận vụ việc thuộc thẩm quyền đã hướng dẫn cho cơng dân khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc trong việc ban hành các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 (vụ việc tranh chấp dân sự chuyển sang khiếu nại hành chính). Trong khi đó, các cơ quan hành chính khi tiếp nhận cho rằng: Vụ việc về bản chất là tranh chấp và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Như vậy, quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tưởng rằng đã rõ ràng, nhưng trong thực tế áp dụng lại nảy sinh nhiều bất cập, còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận xử lý đơn thư. Từ đó cơng dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần và ít nhiều gây bức xúc, giảm niềm tin của nhân dân và cơ quan Nhà nước. Do đó, thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai cần phải quy định một cách rõ ràng hơn, để khi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết áp dụng khơng có “cơ sở, căn cứ” để đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, tạo hiệu ứng không tốt trong việc vận hành bộ máy Nhà nước.

Nói chung, giải quyết tốt, có kết quả một vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất là sự hội tụ đầy đủ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong nhiều yếu tố đó, chính sách, pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp đất đai nằm trong hệ thống thượng tầng là rất quan trọng, cần phải được sửa đổi kịp thời, đầy đủ. Như thế, mới góp phần giải quyết tốt một trong những quan hệ đất đai đang được xem là nhạy cảm trong thời điểm hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)