Thực trạng giải quyết tranh chấp về đất đai huyện Gia Lâm giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai huyện gia Lâm Giai đoạn 2014-

4.3.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp về đất đai huyện Gia Lâm giai đoạn

2014 - 2018

4.3.2.1. Thực trạng tiếp công dân, xử lý đơn thư giải quyết tranh chấp đất đai huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2018

Tiếp dân là cơng tác đóng vai trị quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của công dân, đồng thời đây cũng là cơng tác có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền làm chủ của công dân. Tại UBND huyện Gia Lâm, lịch tiếp dân được niêm yết cụ thể trong đó ghi rõ, lịch tiếp dân của Chủ tịch UBND huyện là vào sáng thứ 3 hàng tuần. Còn các ngày khác đều có cán bộ trực tại phịng tiếp dân. Tại UBND các xã, thị trấn cũng đều có phịng tiếp dân, tiếp nhận và hướng dẫn người dân thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị của mình.

Theo tổng hợp báo cáo của Ban tiếp công dân huyện Gia Lâm từ năm 2014 đến năm 2018, cơ quan hành chính các cấp trong huyện đã tiếp công dân là 432 lượt người đến tranh chấp; nhận 386 đơn tranh chấp, kiến nghị, phản ánh; thuộc thấm quyền giải quyết là 370 đơn; riêng đơn về tranh chấp đất đai là 152 đơn bằng 39.37% tổng số đơn tranh chấp. Bình quân tiếp 86 lượt người/năm, nhận 77 đơn tranh chấp /năm.

Bảng 4.4. Tổng hợp số lượt tiếp dân, số đơn thư về tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính huyện Gia Lâm tiếp nhận từ 2014 - 2018

Năm

Tiếp dân (lượt người)

Đơn tranh chấp

Tổng số Liên quan đất đai Thuộc thẩm

quyền giải quyết

Số vụ Tỷ lệ 2014 82 76 34 44.74 75 2015 107 98 52 53.06 90 2016 73 67 27 40.30 63 2017 96 82 19 23.17 79 2018 74 63 20 31.75 63 Tổng cộng 432 386 152 39.38 370

Cụ thể: trong 5 năm thực hiện công tác giải quyết tranh chấp các cơ quan hành chính của UBND huyện Gia Lâm đã tiếp nhận 432 lượt người, nhận 386 đơn thư về tranh chấp, có 152 vụ liên qua đến lĩnh vực đất đai chiếm 39.38%.

Năm 2014, cơ quan hành chính UBND huyện Gia Lâm đã tiếp nhận 82 lượt người, nhận 76 đơn tranh chấp. Trong đó, có 75 đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện với 34 vụ liên quan đến tranh chấp đất đai đạt 44.74%.

Năm 2015, cơ quan hành chính UBND huyện Gia Lâm đã tiếp nhận 107 lượt người, nhận 98 đơn tranh chấp. Trong đó, có 90 đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện với 52 vụ liên quan đến tranh chấp đất đai đạt 53.06%.

Năm 2016, cơ quan hành chính UBND huyện Gia Lâm đã tiếp nhận 75 lượt người, nhận 67 đơn tranh chấp. Trong đó, có 63 đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện với 27 vụ liên quan đến tranh chấp đất đai đạt 40.30%.

Năm 2017, cơ quan hành chính UBND huyện Gia Lâm đã tiếp nhận 96 lượt người, nhận 82 đơn tranh chấp. Trong đó, có 19 đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện với 19 vụ liên quan đến tranh chấp đất đai đạt 23.17%.

Năm 2018, cơ quan hành chính UBND huyện Gia Lâm đã tiếp nhận 74 lượt người, nhận 63 đơn tranh chấp. Trong đó, có 63 đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện với 20 vụ liên quan đến tranh chấp đất đai đạt 31.75%.

Trong những năm qua, công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giải quyết được nâng lên, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp, gay gắt, kéo dài đã được Huyện uỷ, UBND huyện và các cấp các ngành liên quan giải quyết dứt điểm, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã được khơi phục góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm qua.

Tuy nhiên, tình hình tranh chấp có liên quan đến đất đai hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội. Đây là một vấn đề nhức nhối đang được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm đặc biệt. Phần lớn đơn thư về tranh chấp đất đai là của công dân trên địa bàn các xã: Ninh Hiệp, Đình Xuyên, thị trấn Trâu Quỳ, Đa Tốn, Đặng Xá… do các xã này có nhiều dự án lấy đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ không như

người dân mong muốn dẫn đến việc người dân làm đơn khiếu nại về việc việc bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các dự án như: Phân khu đô thị N9, N11, GN, quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm, quy hoạch hai bên đường Dốc Hội - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; hoàn thiện đồ án quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị Trâu Quỳ, quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị tại các xã Yên Thường, Ninh Hiệp, Đình Xuyên… Trái ngược với các xã có nhiều dự án trên, các xã Dương Quang và Trung Mầu khơng có nhiều dự án phải thực hiện thu hồi đất, nên việc tranh chấp, khiếu nại của người dân khơng có nhiều. Trong giai đoạn từ 2014 - 2018 thì năm 2015 có số vụ khiếu nại và tranh chấp liên quan đến đất đai nhiều nhất do trên địa bàn huyện do có chủ trương thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới. Các xã trên địa bàn huyện đồng loạt thực hiện các dự án xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng dẫn đến việc phải thực hiện thu hồi đất của người dân để thực hiện các dự án phát triển. Khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện một số dự án nằm trong danh mục dự án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Do mức giá bồi thường, hỗ trợ thấp, một số hộ dân khiếu nại, đề nghị nhà nước bồi thường cao hơn mức giá quy định khiến công tác giải phóng mặt bằng triểu khai dự án bị gián đoạn, chậm trễ, gặp nhiều khó khăn do phải giải quyết đơn khiếu nại xong sau đó tiếp tục vận động, thuyết phục người dân bàn giao đất để thực hiện dự án (dự án xây dựng trung tâm thể thao xã Ninh Hiệp, xây dựng nhà máy nước sạch số 2 Hà Nội đặt tại xã Đình Xuyên…).

Do nhiều nguyên nhân, tình hình tranh chấp của công dân trên địa bàn huyện có xu hướng gia tăng cả về quy mơ, số lượng và tính chất phức tạp, trong đó tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn so với các tranh chấp khác. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, tình hình tranh chấp vượt cấp có chiều hướng gia tăng, nhất là ở các nơi có tốc độ đơ thị hố cao, đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các khu đơ thị, khu cơng nghiệp... Các đồn tranh chấp với đông người tham gia tập trung chủ yếu ở một số địa phương như: Ninh Hiệp, Trùng Quán… một số đồn tập trung đơng người có tổ chức, đi xe mang theo băng rơn, khẩu hiệu, lợi dụng, lôi kéo những người thuộc đối tượng chính sách, tiểu thương, trẻ em... Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, tình hình tranh chấp của người sử dụng đất vẫn diễn ra gay gắt,

phức tạp và có xu hướng gia tăng ở hầu hết các địa phương trong huyện, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng.

Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan thể hiện tính bức xúc gay gắt, khơng chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Trong những người đi tranh chấp có những người tranh chấp đúng, mong muốn được pháp luật giải quyết cơng minh, nhưng cũng có một số người mặc dù việc tranh chấp đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng pháp luật, nhưng hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì cố chấp mà vẫn cố tình tranh chấp kéo dài.

4.3.2.2. Cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai

Khó khăn nhất trong hịa giải tranh chấp đất đai là việc hồ sơ không đầy đủ, việc thẩm định, đo vẽ cấp xã chưa đủ chun mơn nên khó xem xét, nhận định chính xác. Vì thế thực tế dẫn đến tình trạng tồn đọng hồ sơ, chậm trễ giải quyết bức xúc của người dân dẫn đến việc hòa giải tại cấp cơ sở chưa thực hiện được nhanh chóng, hiệu quả. Với những tranh chấp, xung đột đơn giản, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng thì cấp xã sẽ thực hiện hịa giải ngay để hàn gắn tình cảm và đảm bảo quyền lợi của người dân.

Trong giai đoạn 2014 - 2018, việc hòa giải tranh chấp đất đai ngay từ cấp cơ sở phần nào giúp UBND huyện Gia Lâm giảm tải được công tác giải quyết đơn thư, đặc biệt trong lĩnh vực tranh chấp đất đai, chỉ những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều người và cấp cơ sở khơng thể hịa giải được mà thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện thì huyện thực hiện giải quyết tranh chấp. Trong giai đoạn 2014 - 2018 có 67 vụ tranh chấp đất đai được giải quyết bằng con đường hòa giải (chiếm 44.1%), trong đó có 44 vụ hịa giải thành cơng (chiếm 65.7%).

Bên cạnh những vụ việc tranh chấp đã được giải quyết theo cơ chế hịa giải thành cơng, vẫn cịn có một số vụ việc tranh chấp khơng thế hịa giải có 23 vụ hịa giải khơng thành chiếm 34.4%. Bởi đa số các cộng tác viên hòa giải với UBND các xã, thị trấn đều là các ơng, bà Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, họ là những người đi sát với nhân dân nhưng về trình độ chun mơn về tranh chấp đất đai, chun mơn về hịa giải… cịn hạn chế nên khơng thể đảm bảo được hiệu quả hịa giải tồn diện. Cùng với đó, tranh chấp đất đai xảy ra giữa hai bên, bên mạnh có thể ép bên yếu làm theo các yêu cầu của họ. Khi hòa giải quá tập trung

vào lợi ích cá nhân của các bên liên quan có thể bỏ qua các lợi ích chung của cộng đồng hoặc dưới sức ép để giải quyết tranh chấp một cách êm thấm và nhanh chóng, những hành động sai trái có thể khơng được xử lý đúng mức. Vì vậy, có những trường hợp hịa giải khơng đảm bảo rằng sẽ đem đến kết quả, có nguy cơ tốn thời gian, thậm chí cịn làm tăng mức độ nghiêm trọng của tranh chấp. Trường hợp một trong các bên liên quan không thuộc cùng một cộng đồng, không hiểu và tuân thủ những quy tắc địa phương nơi xảy ra tranh chấp thì hịa giải khơng mang lại kết quả gì.

Thực tế cơng tác giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Gia Lâm cho thấy, nếu việc giải quyết tranh chấp đất đai hịa giải thành cơng là tốt nhất, điều này chỉ xảy ra khi hai bên đương sự hiểu rõ căn nguyên và hậu quả của việc tranh chấp và được thỏa thuận về quyền lợi giữa các bên. Tuy nhiên, một số đối tượng có đơn tranh chấp địi hỏi quyền lợi khơng đúng quy định của pháp luật, thường cố tình khơng nghe phân tích, giải thích của cán bộ giải quyết đơn nên việc hịa giải thành là rất khó nên UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thẩm tra, xác minh, báo cáo UBND huyện ra Quyết định giải quyết.

Bảng 4.5. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai giai đoạn 2014 - 2018

Năm Số vụ tranh chấp Số vụ hòa giải Tỷ lệ (%) Số vụ hịa giải thành cơng Tỷ lệ (%) 2014 34 10 29.4 8 23.5 2015 52 24 46.2 15 28.8 2016 27 11 40.7 8 29.6 2017 19 13 68.4 7 36.8 2018 20 9 45 6 30 Tổng 152 67 44.1 44 65.6

Nguồn: Ban Tiếp công dân huyện Gia Lâm (2018)

Kết quả bảng 4.5 cho thấy cơng tác hịa tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao, giúp giải quyết nhanh chóng phần lớn các vụ tranh chấp đất đai, người dân qua đó sẽ khơng phải đơn thư, khiếu kiện đến các cấp có thẩm quyền mất nhiều thời gian công sức, giảm tải được các vụ việc khiếu kiến lên cấp trên.

đường hòa giải ở cấp cơ sở. Đối với những tranh chấp đất đai sau khi hòa giải tại cấp xã không thành, cán bộ cấp cơ sở hướng dẫn người dân lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết là gửi đơn lên cơ quan hành chính cấp huyện để giải quyết đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà người dân chưa có GCN QSDĐ hoặc hướng dẫn người dận lựa chọn khởi kiện ra tòa với trường hợp tranh chấp đất đai mà người dân đã có GCN QSDĐ hoặc các tranh chấp tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, với việc được hướng dẫn cụ thể như trên người dân sẽ hiểu và nắm rõ hơn về thẩm quyền giải quyết vụ việc mà họ đang gặp phải để đến đúng nơi, gặp đúng người có chức năng, nhiệm vụ giải quyết vụ việc của họ, tránh được việc cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm hướng dẫn chưa đúng, đùn đẩy trách nhiệm, cơng việc mà đáng nhẽ ra đó là nhiệm vụ, công việc của họ mà họ không giải quyết, khiến người dân phải đi lịng vịng làm tốn thời gian, cơng sức của người dân, mất niềm tin ở người dân.

4.3.2.3. Đánh giá của người dân về công tác giải quyết tranh chấp đất đai giai đoạn 2014 - 2018

Ngồi các trường hợp đã được hịa giải thành ở cơ sở, các trường hợp cịn lại được gửi đến cơ quan hành chính để giải quyết. Trong giai đoạn 2014-2018, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 145 trường hợp tranh chấp đất đai đã giải quyết ở cơ quan hành chính huyện Gia Lâm, số vụ cịn tồn động dù khơng đáng kể có 7 vụ tồn đọng chiếm 5% trong tổng số vụ tranh chấp đất đai nhưng yêu cầu đặt ra với các cơ quan hành chính là phải có giải pháp để giải quyết triệt để các vụ tranh chấp (Bảng 4.6).

Bảng 4.6. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2018 Năm Số vụ Số vụ đã giải quyết Tỷ lệ (%) Số vụ tồn đọng Tỷ lệ (%) 2014 34 34 100 0 0 2015 52 50 96 2 4 2016 27 27 100 0 0 2017 19 16 84 3 16 2018 20 18 90 2 10 Tổng 152 145 95.4 7 4.6

Kết quả bảng 4.6 cho thấy trong giai đoạn 2014 - 2018, số vụ tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm có xu hướng giảm dần, hầu hết các vụ tranh chấp đất đai đã được giải quyết 145/152 vụ (chiếm 95.4%) và đang tiếp tục giải quyết 7 vụ còn tồn đọng.

Qua thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện cho thấy, những vấn đề tranh chấp đất đai chủ yếu là tranh chấp ranh giới thửa đất chiếm 67.1% (Bảng 4.3). Nhưng theo thống kê, tổng hợp thì chủ yếu các vụ cịn tồn đọng rơi vào các trường hợp tranh chấp liên quan đến tranh chấp đòi lại đất.

Đòi lại đất trong trường hợp cho mượn đất, ở nhà đất là những tranh chấp đất đai do người có đất khơng sử dụng đến và cho người khác mượn đất, cho ở nhờ trên đất, hoặc thấy đất bị bỏ hoang sau thời gian dài sử dụng, người mượn đất không trả lại đất, hoặc làm nhà trên đất bỏ hoang, sau này chủ đất cũ quay lại đòi đất nên phát sinh tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp này là rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Do thời gian mà chủ đất cho mượn thường là rất lâu, pháp luật trải qua nhiều thay đổi các chính sách quản lý đất đai qua các thời kỳ cũng có nhứng khác nhau, dẫn đến việc xác định đường lối giải quyết tranh chấp đất đai gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra việc cho mượn đất và cho ở nhờ đất giữa các đương sự thường là khơng có văn bản, giấy tờ gì, mà chỉ là thỏa thuận miệng với nhau. Cho nên việc xác định chứng cứ để chứng minh nguồn gốc ai là chủ sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, biện pháp giải quyết của UBND huyện trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chỉ mang tính chất áp dụng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58 - 71)